Bây giờ, khi còn ở cảnh động, bạn hãy học cho rành nội dung cuốn Thiền Môn Nhật Dụng Khóa Tụng (tức là Kinh đọc hằng ngày, hai thời công phu). Sau này, khi bạn ở cảnh tĩnh, bạn sẽ dùng đặng nó.
Khi công quả, lao tác xong rồi, nếu còn dư thời giờ thì bạn hãy xem Kinh. Xem Kinh gì? Chỉ cần bạn liễu giải, thể hội hai thời công-phu, rồi theo đó thực hành, thì nhất định bạn sẽ liễu thoát sanh tử.
Bạn hãy khéo mà thể hội Tam Quy-y; xem mình đã làm đặng tới nơi tới chốn chăng.
Như "Tự quy y Pháp, nguyện rằng chúng sanh, hiểu sâu Kinh Tạng, trí huệ như biển." Trí huệ bạn thế nào mới sâu rộng như biển? Người ngoài nhìn một cái là họ biết ngay!
Chẳng phải kinh điển là ở nơi giấy trắng mực đen vuông vức đâu; vì cứu cánh, chúng không phải là vật của (chân-tánh) bạn.
Bạn phải xem bộ Kinh "Vượt Ra Ngoài Hình Tướng Trong Kinh Ðiển" - kẻ biết đọc nó thì nhìn là biết ngay; ai không biết xem nó thì không thể biết đặng. Do đó, hễ niệm Phật, niệm tới một trình độ nào đó thì tự nhiên Kinh Tạng sẽ ở tại tâm bạn!
3. Gõ Chuông
Hỏi: Phật là gì?
Ðáp: Phật không là gì cả. Ở đời (xã hội) mới có vật hình sắc, tướng mạo. Học Phật thì chẳng có vật gì cả.
Thứ "không sắc tướng" tức là sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; và cũng tức là chân không diệu hữu. Ý nghĩa của nó là bên ngoài tuy nói có vật đó, song trong tâm không có (quan niệm, hình bóng) vật đó.
Tâm là "không". Nếu trong tâm còn những thứ có sắc có tướng, thì phiền não sẽ từ đó nổi dậy.
Hỏi: Thế nào là "không"?
Ðáp: Nếu bạn nhìn xuyên thủng được (mọi sự vật), thì đó là "không".
Tu hành, cần trong ngoài (tâm tư, hành động) phải nhất trí; không được"khẩu thị tâm phi" (miệng nói một đằng, tâm nghĩ một nẻo).
Thấy, nghe, cảm, biết, là tác dụng của Sáu Căn - mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Tự tánh của mình thì ở đằng sau sáu căn này. Hằng ngày, tự tánh luôn ở ngay với mình.
Làm thế nào để lòng được an ổn? Bạn cần phải vô tâm (không có tâm). Tâm (chỉ chân-tánh) vốn không dựa vào đâu, và cũng không thể tìm nó ở đâu. Song tâm này (chân-tánh) vốn bao trùm hư không, biến khắp Pháp-giới.
Cái tâm ở hiện tại: không thể nắm bắt được.
Cái tâm ở vị lai: cũng không thể nắm bắt được.
Cái tâm đã qua rồi: cũng không sao nắm bắt được.
Khi nổi phiền não, khi lòng tức giận, bạn chớ chấp chặt, truy cứu, đeo đuổi chúng, hoặc tìm xem chúng từ đâu lại. Một khi chấp chặt vào chúng thì lòng bạn sẽ không thể khai mở; rồi vì thế chẳng thể yên lòng tiến tu được.
Bất cứ việc gì tới, bạn phải nhìn xuyên thủng chúng, đừng chấp trước vào chúng. Quan trọng nhất vẫn là cột bốn chữ "A-Di-Ðà-Phật" nơi miệng mình!
Hỏi: Con có đọc sách nói rằng: "Kẻ đã giác ngộ thì đã đoạn dứt những thứ ác tự mình tạo ra; song y không đoạn trừ tánh ác." Làm sao để thể hội câu này cho đúng đắn?
Ðáp: Phải tu phước đức. Thí dụ gặp kẻ không có cơm ăn, thì mình cho người ấy chút cơm ăn. Phải luôn tìm cách giúp đỡ người hoạn nạn, khốn khổ; như vậy mới là phước huệ đều tu (tức là đoạn dứt mọi thứ ác bằng cách tăng trưởng việc thiện). Và do đó, mình sẽ không còn làm việc ác nữa (nhờ vậy, tánh ác tự nó tiêu tan, tâm không khởi ác niệm nữa).
Cẩm Nang Tu Ðạo
Hòa Thượng Quảng Khâm
Tuesday, December 1, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment