Saturday, December 12, 2009
Khai Thị Ngộ Nhập
10:34:00 AM
No comments
Tự mình sanh phiền não, tự mình phải giải mở. Hãy đem lời Sư Phụ khai thị ra áp dụng.Sư Phụ khai thị nhiều như vậy, giờ đây xem bạn thọ trì ra sao.Kẻ biết nghe, khai thị mới có ích. Kẻ không biết nghe, khai thị cũng vô dụng.Nghe giảng khai thị, không luận là nghe nhiều hay nghe ít, mà là coi xem nghe vào hay không vào (tâm). Nghe vào tâm rồi thì phải biết áp dụng.Bạn nghe lời khai thị của Sư Phụ hay quá. Song hay là Sư Phụ hay (chứ không phải bạn hay). Vẫn phải cần bạn đem thực hành.Các bạn lạy tôi làm Thầy; tôi dạy các bạn Phật Pháp. Khi tôi không còn ở đời, các bạn phải theo thứ Pháp này mà tu hành thì Ðạo tâm mới kiên cố, con đường xuất gia mới viên mãn.Khi học Phật Pháp, bạn nghe Sư Phụ khai thị cho một câu thì tự mình phải làm sao Giác ngộ, lãnh hội được câu ấy. Không phải cần nhiều lời. Khi lời nhiều thì các bạn vẫn còn bị xoay chuyển.Hỏi: Sau khi Sư Phụ viên tịch, nếu chúng con tưởng nhớ Sư Phụ thì phải làm sao?Một Thầy (Thầy Truyền Văn) phát biểu: “Chính Phật tánh của Sư Phụ nói Pháp, khai thị cho chúng ta; chứ không phải là cái thân giả hợp của Ngài. Có nhớ tưởng tới Ngài thì mình hãy phát tâm dũng mãnh, tinh tấn tu hành!”Lời tôi giảng là nhắm thẳng vào các bạn. Ðừng nghĩ rằng tôi nói lỗi xấu của riêng bạn hay của người nào đó, rồi sinh ra phiền não, bực bội.Nếu bạn có lỗi thì hãy tự thừa nhận, sám hối, phản tỉnh, sửa đổi tánh nết, hành vi.Cứ thường chấp trước thì dễ sinh phiền não. Bạn có phiền não, rồi lại ảnh hưởng, làm kẻ khác cũng bực bội, rồi cả đại chúng đều sinh loạn. Thế thì làm sao “thống lý đại chúng” làm cho mọi người hoà hợp? Phải sửa mình, tề gia trước, rồi sau mới trị quốc, sửa người được.Kẻ có tánh thẳng thắn thì tuy lời nói không êm tai, không dễ nghe cho cho lắm, song bạn chớ cho là lời xấu ác. Có kẻ ăn nói hay ho lắm, song tâm thì không tốt gì cả. Do đó, bạn phải chú ý, phải hiểu suốt tâm lý nhân tình.Nhiều khi kẻ trực tâm lời nói không có ý xấu gì cả, song người nghe thì cong vạy, khúc mắc, xuyên tạc; thậm chí còn cho rằng anh ta suy nghĩ phức tạp lắm nữa!Ðừng nên nghe người bừa bãi. Ðừng nghe bên này nghe bên nọ rồi không biết ai đúng ai sai. Khi tâm bạn không tự làm chủ thì dễ thành tán loạn, dấy vọng tưởng, sinh phiền não.Nghe cũng phải biết cách: cần nghe Phật Pháp, chớ nghe chuyện thế tục.Nghe Phật pháp thì được giải thoát, không còn ngã tướng, không còn cái “tôi”. Nghe chuyện trần tục tức là có chuyện thị phi, phát sinh ra tướng ngã (có “tôi”, có “anh”; có “đúng”, có “sai”). Ðó là chủng tử xấu, về sau khó tẩy trừ.Lời nói đúng sự thật thì bạn mới nên nghe. Lời không đúng chân lý mà bạn nghe vào, thì có thể gieo ảnh hưởng xấu cho kẻ khác, mà tự mình phải gánh chịu quả báo.Kẻ biết nghe, thì chỉ một hai lời nói là y hiểu ngay; không cần phải kể lể rườm rà.Khi xưa mấy Thầy giảng kinh, họ đều dành lại một phần để người nghe tự tìm hiểu và thể hội. Họ không giảng hết, cũng không kể chuyện cổ tích dài dòng.Kẻ có căn cơ, thì bạn nói gì là y nghe ngay. Kẻ không có căn cơ thì khi nghe bạn nói, y liền tán dóc, lép nhép không ngừng.Tự mình phải Giác ngộ bản lai diện mục của mình. Nghe (giảng khai thị) chỉ là cảnh giới của Lục trần mà thôi.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment