Tuesday, December 1, 2009

Ni Chúng

Người nữ thiếu tu hành 500 đời. Nếu biết tu, các cô có thể ngay thân này, đời này được giải thoát. Song các cô đừng quá coi trọng tấm thân: ăn no là tốt rồi, mặc ấm là đủ thôi, không cần ngủ thì chớ ngủ. Không làm như vậy thì chỉ có tham lam, tán loạn, mất Ðạo-tâm mà thôi!
Sanh làm thân người nữ song được xuất gia, được gặp bậc đại Thiện-tri-thức, lại được ở nơi đạo tràng mà yên ổn tu hành; các cô phải cảm nhận là mình vạn phần may mắn! Các cô nên mau mau tu trì, sửa đổi bản tánh nóng nảy, trừ bỏ ý nghĩ xấu ác, thay đôi quan niệm sai lầm xưa kia.
Ðài Loan vẫn còn tốt là vì các cô còn có thể xuất gia. Nếu không, e rằng người nữ trong xã hội chỉ đọa lạc mà thôi. Nay các cô xuất gia rồi, nếu còn không chịu tu, thì biết kiếp sau các cô có còn được thân người để tu hành nữa không?
Ðừng cho rằng các cô tu như vậy là cực khổ lắm, rồi sanh lòng ghét cái này, bực cái kia, thấy việc gì cũng sai cũng trật; lại nghĩ: "Thôi, đi phứt cho rồi!" Song, các cô đi, mà biết đi đâu? Cũng không thể đi lấy chồng, bởi như vậy, rốt cuộc chỉ thêm đau khổ như sống ở địa ngục mà thôi!1
Nhiều cô đã mắc phải căn bịnh trần trọng - bệnh nhiều tình cảm. Các cô không được tái phạm cái trò tình cảm dây dưa ấy, như là thích ngủ chung với nhau. (Nếu cô này không chịu ngủ chung với cô kia, thì bị cô kia nói cô này không tốt với cô). Các cô phải ngủ riêng, tách rời một chút. Nếu các cô cứ cố chấp hoài thì chính là tà đó!
Người nữ mà xuất gia được là chuyện khó rồi; sao các cô còn đòi hỏi đi đây đi đó để tham phỏng, học hỏi này nọ? Chỉ cần các cô học hỏi chính mình (lúc khởi tâm động niệm, lúc có tham, sân, si, ngạo mạn, tà kiến). Các thầy thì mới nên đi tham phỏng học hỏi!
Các cô phải hết sức tránh nói chuyện với người nam giới, với các Thầy.
1 Khi Hòa-thượng Quảng Khâm (83 tuổi) muốn nhập niết bàn, Ngài có nói: "Các ni cô ở Ðài Loan không thể chịu khổ - khổ ở đây ám chỉ mọi thứ khổ, ví như làm các thứ khổ hạnh, tu nhẫn nhục, hay lúc tinh tấn niệm Phật, lạy Phật... mà thân thể bệnh khổ, sức - các cô không chịu nổi khổ cực, thì không cách gì chứng đắc được cả!"

0 comments:

Post a Comment