Monday, August 15, 2016

Bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa ( Eczema ) – Trung tâm Thuốc Dân Tộc.


Bình can hoàn: Được bào chế từ các dược liệu quý như Phòng phong, Xuyên khung, Cúc tần, Bách bộ, Diệp hạ châu, Ngải cứu, Hồng hoa, Xích đồng…mang lại công dụng Bổ gan, nhuận gan, thông mật, hoạt huyết, giải độc, hóa ứ…Bình can hoàn chủ trị các bệnh mề đay, mẩn ngứa, lang ben, các chứng viêm gan do vi rut, da vàng, nước tiểu vàng đậm, viêm túi mật.
Giải độc hoàn: Được chiết xuất từ Bồ công anh, Kim ngân cành, Hồng hoa, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Cải trời…có tác dụng như kháng sinh đông y giúp giải độc, thanh nhiệt, mát gan, tiêu sung, viêm, chủ trị mày đay, mẩn ngứa.
  • Độ an toàn tuyệt đối
Bài thuốc được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, không tác dụng phụ, không gây kích ứng, an toàn với cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Uy tín thực tế từ hàng triệu bệnh nhân đã sử dụng
( Trích cảm nhận của một số bệnh nhân và người nhà của về bài thuốc Dược thảo Đông y trị mề đay mẩn ngứa)
  • Chị Triệu Bích Đào ( Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội): “Mình bị mày đay sau sinh, cả người ngứa râm ran khó chịu vô cùng. Thuốc tây thì không dám uống vì sợ ảnh hưởng đến sữa, tắm rửa lá khế thì dịu đi một lúc rồi ngứa lại hoàn ngứa. May mà mẹ chồng mình được người quen ở CLB Người cao tuổi mách cho Dược thảo trị mề đay mẩn ngứa. Mình uống vài hôm đỡ ngay, giờ vẫn đang tiếp tục uống cho dứt hẳn. Được cái dùng thuốc này an toàn nên mình yên tâm lắm”
  • Anh Lê Văn Bình ( ngõ 118 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội): “Tôi đánh giá 5 ***** cho chất lượng của thuốc Dược thảo trị mề đay mẩn ngứa của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Trước kia cứ vào mùa xuân thời tiết lúc mưa phùn lúc hửng nắng là da tôi như da cóc, nổi ngứa phát sợ, cũng chữa một số loại thuốc mà không khỏi, bệnh triền miên luôn. Từ khi tôi điều trị bằng thuốc đông y này lại hợp, chả bị làm sao nữa, tự tin “đánh trần” mà không phải ngại gì”.
  • Chị Lê Thị Phượng ( đội 2, Hà Lâm, Hà Trung, Thanh Hóa, mẹ của cháu Nguyễn Hải Bình, 9 tuổi): “Con nhà em cả người nó nổi mẩn, chẳng biết có phải tại hay nghịch rơm rạ không. Em cho cháu đi khám thì bác sĩ kết luận là bị mề đay và cho thuốc uống. Có đợt cháu uống tưởng khỏi hẳn rồi nhưng sau chừng 2 tháng thì bị lại. Nhìn cháu gãi xước cả da thương lắm, rồi lại tự ti với bạn bè không dám chơi với ai. Mãi đến dịp hè cháu được nghỉ học thì hai mẹ con mới ra Hà Nội khám và lấy thuốc ở Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc. Con bé điều trị 2 đợt thuốc thì khỏi hẳn, hơn 1 năm nay không thấy cháu bị lại nữa, may phúc thật!”
  • Chị Phan Tuyết Mai ( Thủ Dầu Một, Bình Dương): “Trong nhà không có ai bị bệnh ngoài da, vậy mà mình lại mắc mề đay. Bác sĩ có nói do môi trường làm việc tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại ( trước mình làm ở công ty sơn) nên mới bị bệnh này. Vậy là mình nghỉ việc ở đó và sài thuốc Cetitrizin do bác sĩ kê vậy mà vài tháng không đỡ chút nào. Sau đó mình chuyển qua dùng thuốc nam, mình tìm hiểu thì có bài thuốc Dược thảo Đông y trị mề đay mẩn ngứa của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Thuốc Dân tộc nghe nói chữa hiệu quả. Mình nhờ người quen trên Sài Gòn đến Trung tâm lấy thuốc. Tuần đầu tiên uống chỉ thấy đỡ ngứa chút xíu thôi à, mình tính không dùng nữa nhưng mọi người có nói là thuốc đông y phải dùng lâu dài một chút. Đúng thiệt luôn, sang đến tuần thứ 2 thì nốt sần đỏ lặn dần, không ngứa ngáy gì nữa, rồi tự nhiên tinh thần thấy thoải mái hơn à, vui thiệt đó. Mấy anh chị đồng nghiệp cũ ở công ty sơn cũng nhờ mình tư vấn lấy thuốc nè”.
  • Bạn Trần Văn Đạt ( Khoái Châu, Hưng Yên): “Cơ địa em dễ bị dị ứng. Từ khi còn nhỏ nếu không may ăn đồ gì lạ là mặt mũi, chân tay nổi từng mảng mề đay to tướng, thậm chí có lần còn bị khó thở phải cấp cứu. Em còn nhớ ngày đó hay được cho uống thuốc Dexa…gì đấy, sau này mới biết uống nhiều thuốc đó rất hại. Ai cũng khi nào dạy thì rồi thì sẽ khác vậy mà bệnh càng nặng hơn, có khi tự dưng nổi ban mà không hiểu lý do là gì. Lúc này bố mẹ em cũng hoảng sợ em bị bệnh gì đó nghiêm trọng nên đưa lên Hà Nội khám và lấy thuốc ở Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc, em uống thuốc mề đay của Trung tâm ( Dược thảo Đông y trị mề đay mẩn ngứa) đến gần nửa năm thì khỏi và đến nay sau hơn 3 năm bệnh chưa tái phát.”.
Theo Hoàng Hà – Tạp chí Đông y

CÂY XUYÊN KHUNG CHỮA TRỊ KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU , ĐAU BỤNG


CHI TIẾT SẢN PHẨM

Xuyên khung là loại thảo dược quý không thể thiếu trong việc trị một số bệnh.Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng xuyên khung tính cay, có tác dụng chữa một số bệnh như cảm mạo, sốt cao, tăc mồ hôi,… và rất nhiều bệnh khác nữa. Cho nên trong mỗi gia đình nên trồng loại thảo dược này để tiện cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình và bản thân.
cây xuyên khung

Đặc điểm sinh học của xuyên khung

Xuyên khung là loại cây có thân nhỏ, nhưng sống rất lâu, cây thì cao khoảng trên 1 m. Kh mọc thì mọc thành từng khóm, nhiều đốt. Lá có đặc điểm mọc so le với nhau, kép lông chim. Hoa có màu trắng và có nhiều cánh.
Xuyên khung là cây thuốc có nhiều ở Trung Quốc, được nhập vào Việt Nam từ laai và trồng ở nhiều khi trại thuốc. Hiện nay được trồng rộng rãi ở những vùng sản xuất, vùng núi cao của các tỉnh miền Bắc.
Loại cây này thích hợp với điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ sinh trưởng và phát triển thích hợp trong khoảng 20 độ C, độ ẩm cao. Không chỉ vậy xuyên khung còn là loại cây khá ưa vùng đất màu mỡ, đất tơi xốp có nhiều mùn. Bù lại không thích hợp trồng với loại đất nặn, có nhiều sỏi nhiều đá hoặc quá dốc và thiếu nguồn ánh sáng.
hạt giống cây xuyên khung

Cách trồng mắt mầm và chăm sóc cây xuyên khung

Người ta hay dùng mắt mầm để trồng cây xuyên khung. Thời vụ nên trồng vào tháng 2 để cây nhanh chóng sinh trưởng và phát triển tốt.
– Cách trồng mắt mầm: sau khi chọn được những mầm giống tốt thì nên rải mắt mầm lên ruộng đất được làm đất cẩn thận. Khi trồng xong thì bạn nên che bằng mái, thoáng, bạn có thể phủ cát hoặc là đất mùn để lấp lên trên. Khoảng cách trồng là khoảng 30 cm và 20 cm.
 Cách chăm sóc cây xuyên khung: thường xuyên tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây. Tiến hành vun xới và làm cỏ, bón phân để giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Công dụng của xuyên khung

Loại thảo dược này có rất nhiều công dụng, phải kể đến những công dụng thiết thực nhất trong việc chữa nhiều bệnh.
– Xuyên khung được dùng để chữa nhức đầu, hoa mắt, chữa phong thấp, bệnh phụ nữ khi đẻ xong ra nhiều rong huyết.
– Theo đông y của Trung Quốc thì loại cây này được dùng nhiều trong việc chữa trị kinh nguyệt không đều, đâu bụng, đau vùng ngực, đau đầu,…
– Không thể kể đến xuyên khung có tác dụng điều trị những bệnh tắc nghẽn mạch não.
cây thuốc xuyên khung
Những bài thuốc chữa bệnh từ xuyên khung
– Chữa đau bụng kinh ở phụ nữ: bạn chỉ cần dùng xuyên khung khoảng 10 g, đương quy cũng như vậy đem sắc để uống. Chắc chắn bệnh đau bụng kinh nguyệt sẽ chưa khỏi sau khi bạn chăm chỉ uống thước.
– Chữa bệnh đau đầu và chóng mặt: chuẩn bị khoảng 6 g xuyên khung, 2 g tế tân, 3 g hương phụ, nước khoảng 300 ml. Hãy cho nước vào sắc cùng, đun cạn nước còn khoảng 100 ml, ngày uống khoảng 3 lần.
Xuyên khung là loại thảo dược quý dùng để chữa nhiều bệnh liên quan đến chị em phụ nữ, những bệnh thông thường ai cũng mắc phải. Cho nên để chăm sóc gia đình tốt nhất thì bạn nên trồng xuyên khung ngay tại vườn để lấy thuốc. Bạn có thể mua mắt mầm xuyên khung tại công ty Đức Thắng để trồng ngay tại nhà để có xuyên khung dùng ngay tại nhà.
http://vuahatgiong.com/san-pham/cay-xuyen-khung/

Sunday, August 14, 2016

Tăng Thức, Mạc Na Thức, Ý Thức - Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giảng bài naỳ rất hay





 Mình rất thích tìm hiểu thêm về những hoạt động của tâm thức , nhờ hiểu để khi đụng chuyện gì mình hiểu được tâm thức của mình nó hoạt động step by step như thế nào ?  hix .... bài naỳ HT Nhất Hạnh phân tích rất hay !

   Mới nghe  HT giảng video naỳ mình mới hiểu là tại sao khi vào phòng ngồi niệm Phật 1 chút xíu là tự nhiên muốn chạy ra khỏi phòng và đi làm việc khác , bởi vì thói quen của mình từ hồi nào tới giờ được huân tập khi thức là  " động " , rồi tự nhiên hôm nay bắt nó ngồi yên niệm Phật cho nên trong "tàng thức " của mình nó khó chịu lắm , nó có khuynh hướng muốn ra khỏi phòng niệm Phật và đi vô bếp nấu ăn :)  rồi khi mình khg thèm đi thì trời ơi , mình ngồi khg yên , nhấp nha nhấp nhỏm khó chịu muốn chết đi , tâm khg cách nào định nổi ..... thì ra hồi naò giờ trong tàng thức của mình nó "qúa động " rùi , làm hại mình còn tưởng mình bị ADHD chứ  :) 

Saturday, August 13, 2016

Làm men rượu


Men rượu là nguyên liệu quan trọng để bạn có thể làm nên những giọt rượu thơm và hấp dẫn. Nếu như cách làm rượu nho đơn giản và ngon lành tại nhà không cần dùng đến loại men này thì đối với loại rượu gạo, rượu nếp,...men rượu lại là một thành phần không thể thiếu.
Thế nhưng sẽ thật mất thời gian nếu mỗi lần nấu rượu bạn lại tìm đến nơi chuyên làm men rượu để mua phải không nào? Dưới đây, Readzo xin giới thiệu đến bạn cách làm men rượu đơn giản giúp bạn tiết kiệm được chi phí và thời gian nhé.

NGUYÊN LIỆU CẦN THIẾT ĐỂ LÀM MEN RƯỢU

+ Bột gạo
+ Nia đựng trấu
+ Nước lạnh
+ Men gốc
+ Thuốc bắc
+ Chăn dùng để ủ men
+ Chậu đựng bột
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để làm men rượu bạn nhé
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để làm men rượu bạn nhé
Nguồn : Internet

CÁC BƯỚC LÀM MEN RƯỢU NGON

  • Bước 1

    Đầu tiên, bạn sử dụng gạo (đã ngâm từ đêm hôm trước đến sáng hôm sau) đem ra xay thành bột. Bột sau khi được tạo thành thì bạn cho vào một chiếc túi vải để ép cho kiệt nước.
    Xay gạo thành bột
    Xay gạo thành bột
  • Bước 2

    Sau đó, bạn trộn bột với thuốc bắc và men gốc để làm mồi gây men.
    Trộn bột với thuốc bắc và men gốc
    Trộn bột với thuốc bắc và men gốc
  • Bước 3

    Tiếp đó, bạn chuẩn bị một nia dày, trải đều và rộng trấu lên mặt nia sao cho thật phẳng. Vỏ trấu vừa có tác dụng giữ ẩm cho men vừa có tác dụng giúp men ráo nước.
    Bạn chuẩn bị một nia trấu để đặt men lên
    Bạn chuẩn bị một nia trấu để đặt men lên
  • Bước 4

    Bước công phu nhất chính là việc nặn men và đặt vào nia trấu. Nếu đã làm quen thì bạn cũng có thể làm một cách rất dễ dàng. Bạn nặn men thành những viên như hình ảnh dưới một cách đều tay rồi đặt cẩn thận vào nia trấu nhé.
    Nặn men đặt vào nia
    Nặn men đặt vào nia
  • Bước 5

    Bạn dùng chiếc chăn mỏng để ủ đối với thời tiết mùa hè sẽ hoàn thành trong 1 đêm. Còn thời tiết mùa đông, bạn cần dùng nhiều chiếc chăn hơn và phải mất hơn 1 ngày mới ủ xong men.
    Ủ men
    Ủ men
  • Bước 6

    Sau khi tạo được men, bạn cần đem men hong trong bóng râm 1 vài ngày rồi mới đem ra nắng to để phơi khô. Nếu bạn phơi ngay ra nắng to men sẽ bị thâm và hỏng nhé. Men đẹp là men có nhiều vân. Khi men khô, bạn có thể đem đi nấu rượu.
    Men khô có thể dùng để nấu rượu
    Men khô có thể dùng để nấu rượu


http://readzo.com/posts/16742-cach-lam-men-ruou-don-gian-nhat.htm