Saturday, October 25, 2008

Tiên Thiên Khí Công Và Phương Pháp Ohsawa

TUẤN NGUYỄN ( AUSTRALIA) . Việt Báo Thứ Bảy, 8/23/2008, 9:03:00 PM
Là một người thực hành triệt để phép ăn uống quân bình âm dương của GS Ohsawa và phương pháp Tiên Thiên Khí Công và để làm sáng tỏ vấn đề tôi xin được phép định nghĩa rõ ràng danh từ "ngưng ăn" (fasting) để đọc giả khắp nơi có cơ hội tìm hiểu thêm về đặc điểm chung và riêng giữa phép ăn uống quân bình âm dương của giáo sư Ohsawa và phương pháp Tiên Thiên Khí Công để các bạn có thêm một kiến thức để tự mình áp dụng phòng và ngăn ngừa bịnh trong thời đại các bịnh nan y tràn lan như hiện nay.

Ngưng ăn thực hay fasting (Jeune) là không ăn một thứ gì, bất kể đó là thức ăn dưới hình thức đặc hay lỏng, mà chỉ uống nước trong thiên nhiên hay nước sôi để nguội.

Ỡ Mỹ, người ta chia làm 3 loại fasting:

1. Complete fasting: Tức không ăn và không uống trong một thời gian nhất định (dành cho những bịnh nan y khó trị, thường phải ở trong các "fasting center" có bác sĩ chuyên môn hướng dẫn, theo dõi hằng ngày).

2. Half Fasting: Tức không ăn nhưng có dùng nước

3.Juice Fasting: Không ăn nhưng có uống nước trái cây…

Ba loại fasting kiểu Mỹ này tùy theo từng loại bịnh trạng nặng hay nhẹ, bịnh lâu năm hay ít mà áp dụng.

Như các bạn hiểu qua thuyết OHSAWA đã thấy nơi cơ thể con người Âm Dương trong sự tương phản vẫn luôn luôn có sự tương tế, tương trợ vì Âm Dương bao giờ cũng có khuynh hướng bổ túc, điều hòa đắp đổi cho nhau. Mọi bệnh tật chỉ còn là sự biểu lộ bề ngoài của tình trạng mất quân bình của tiến trình ấy.Theo nghĩa đó giáo sư OHSAWA dạy rằng: "Ta không nên chữa một bệnh gì cả bởi vì tự nó sẽ tự điều chỉnh lấy. Bệnh tật cũng có lý do tồn tại của nó. Hãy chữa cái lý do ấy, chứ không nên bận tâm đến con bệnh."

Giáo sư OHSAWA bảo đừng chữa bệnh nghĩa là bảo hãy để tự nhiên cho Âm Dương trong cơ thể tự điều chỉnh lập lại thế quân bình đã mất, chứ không nên làm cho sự chênh lệch càng thêm trầm trọng. Có người ngây thơ nghĩ rằng câu trên có nghĩa là "không nên chữa bệnh, cũng không nên uống thuốc và cứ ăn uống thỏa mái, rồi sau một thời gian nào đó tình cờ sức khỏe sẽ trở lại với mình."

Khi đã hiểu sự quân bình Âm Dương của thực phẩm quan hệ mật thiết đến quân bình Âm Dương của cơ thể con người như thế nào thì tất nhiên ai cũng nhận định đúng đắn rằng câu nói "Không nên chữa bệnh" có nghĩa là ngoài cái việc không uống thuốc ra tối thiểu là ta cũng nên điều chỉnh cách ăn uống theo luật quân bình Âm Dương để không làm trầm trọng thêm sự mất quân bình Âm Dương của cơ thể; còn bệnh tật hay sự mất quân bình Âm Dương sẵn có thì hãy để cho linh năng của cơ thể tự điều chỉnh dần dần.

Làm đúng theo nguyên lý Âm Dương, tức là theo dịch lý thuận với Đạo, là làm cái không làm. Nói cách khác : Câu "Không nên chữa" có nghĩa là ăn uống cho đúng quân bình Âm Dương, là ăn uống theo phương pháp OHSAWA. Đây là phương pháp vừa bồi dưỡng cơ thể bằng quân bình Âm Dương thực phẩm vừa để cho Âm Dương trong cơ thể tự điều chỉnh lấy lại quân bình.

Phương pháp "Không nên chữa" thứ hai là phép ngưng ăn. Đây là phương pháp giúp cho các cơ quan thuộc bộ máy dinh dưỡng và bộ máy sinh lý được nghỉ ngơi; khi ấy cơ thể sẽ phân hóa các vật lạ đối với cơ thể, như các cục bướu, và phân hóa những thức ăn đã được dự trữ sẵn trong các tế bào ít quan trọng, để lấy các chất bổ dưỡng cần thiết đưa đi nuôi dưỡng các cơ phận quan trọng cho sinh mạng như não, tim, phổi...; cùng lúc hóa giải và tống khứ các chất độc trong tạng phủ, lập lại quân bình Âm Dương làm tốt đẹp cho cơ thể.

Nói cách khác, phương pháp nhịn ăn tạo điều kiện cho cơ thể tự phân để tự nuôi dưỡng và, qua đó, tự tái tạo quân bình Âm Dương; nhờ vậy sau đó, với cách ăn uống lại đúng phép, cơ thể sẽ tự phục hồi sức lực bình thường. Thông thường người ta có sẵn định kiến cho người bệnh và ép người gầy ốm ăn cho nhiều, do căn cứ trên lý thuyết "người bệnh cần phải ăn để có đủ sức chống với bệnh". Người ta có biết đâu rằng làm như vậy là làm trầm trọng thêm sự mất quân bình Âm Dương vốn đã sẵn có trong khi bệnh, và do đó làm cơ thể suy nhược thêm.

Ai cũng biết rằng, mỗi khi có vi trùng xâm nhập, cơ thể liền phát ra các bạch huyết cầu, tiết ra các kháng thể để bao vây, hủy diệt vi trùng, hóa giải các độc tố.Các yếu tố tạo ra kháng thể là các phần tử giữ một địa vị quan trọng trong tế bào chất AND (acide-desoxy-ribo-nucleique), mà AND này lại rất cần thiết cho sự sinh sản của tế bào (sản sinh tế bào mới thay thế tế bào cũ).

Tuy nhiên, vì số lượng kháng thể tiết ra mỗi lần thường quá mức nhu cầu, làm cho AND bị mệt mỏi không chu toàn nhiệm vụ điều khiển và kích thích sự bào phân (phân giải các tế bào cũ và sản sinh các tế bào mới thay thế), và đó là nguyên nhân của sự lão hóa, sinh ra sự già yếu. Ngưng ăn giúp toàn diện cơ thể được nghỉ ngơi, sự nghỉ ngơi rất cần thiết cho sự phục hồi sinh lực đem lại sự trẻ trung cho con người.

Giáo sư C.M. Child ở đại học đường Chicago thí nghiệm trên các sâu bọ, không cho ăn, và thấy rằng chúng không chết mà chỉ càng ngày càng trở nên nhỏ lại. Sau nhiều tháng, khi cơ thể chúng thu nhỏ đến mức tối thiểu, được cho ăn lại thì chúng lớn lên lại và trở thành non trẻ hơn trước.Chữa bằng thuốc men và huyết thanh chỉ nhằm tiêu diệt các triệu chứng của bệnh nhưng sự thủ tiêu các triệu chứng không phải là một sự hồi phục sức khỏe cho cơ thể.

Ngưng ăn đem lại quân bình Âm Dương cho cơ thể tức là đào thải thực sự những nguyên nhân nội tại của bệnh tật, thanh lọc sạch sẽ cơ thể. Sự phục hồi sức khỏe này là một sự cải tạo đến căn cội chứ không phải hời hợt trên triệu chứng.

Vấn đề tuyệt thực trong tôn giáo đã được thi hành từ thuở rất xưa. Sự ngưng ăn hoàn toàn hay kiêng ăn một số món ăn nào đó vào những mùa chỉ định đã được áp dụng ở Assyrie, Ba Tư, Babylone, Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Ninive, Palestine, Trung Hoa, Bắc Âu và những người da đỏ các nước Mễ Tây Cơ v.v... ở Mỹ Châu. Người Ai Cập và người Phi Châu, với tính cách tôn giáo, cũng rất chú trọng đến phép ngưng ăn và sự cầu nguyện.

Sau này thiên hạ chú ý nhiều đến sự tuyệt thực khi Thánh Gandhi ngưng ăn để tranh đấu bất bạo động dành độc lập cho nước Ấn Độ. Cho nên Đức Phật sau khi thực tâp thiền quán và ngưng ăn 49 ngày dưới cội bồ đề, thân tâm đều trong sạch Ngài mới hoát-nhiên, đại ngộ chân lý Trung-đạo chứng quả Bồ Đề Vô Thượng. (Theo Maha Saccaka - S. Majjhima). Chúa Jésus cũng đã ngưng ăn ròng rã 40 ngày đêm "Đức Chúa sau khi đã ngưng ăn 40 ngày và 40 đêm, lúc đó Ngài mới đói". (Matthieu IV,) Và cũng sau 40 ngày ngưng ăn, Ngài mới khởi sự truyền giáo và thu nhận các môn đồ đầu tiên ở dọc mé biển Galilée.

Phương pháp Tiên Thiên Khí Công cũng như vậy dựa trên 4 nguyên lý căn bản :

1. Dùng phương pháp thở sâu để khai thông kinh mạch."Thông tắc bất thống.Thống tắc bất thông. Khí huyết lưu thông, người vô bịnh."

2. Súc rửa nội tạng, tăng sức đề kháng, cải thiện giác quan, khai mở trí tuệ bằng Nhập Thất. Nguyên lý này cũng giúp quân bình âm dương.

3. Ăn uống quân bình âm dương. "Bịnh tòng khẩu nhập"( Bịnh do miệng đem vào) nên ăn uống đúng cách có thể ngừa và trị được bịnh.

4. An định tâm linh và khai mở trí tuệ bằng Thiền Hỷ Lạc. Đây là con đường đi dến giác ngộ, biết được mọi việc bằng sự sáng suốt của trí tuệ. Nhờ đó mà giải quyết được khổ đau và sinh tử.

Bất cứ ai áp dụng đúng cách các nguyên lý trên cũng ngừa được bịnh, trị được bịnh, kéo dài được tuổi thọ, sống an vui, tự tại và ra đi an lành. Đây là các vấn đề hệ trọng của kiếp sống chớ không phải chỉ có giàu nghèo và danh vọng.

Cần tìm hiểu sâu về cách tự chữa trị các bịnh nan y như : tiểu đường, cao mỡ, cao máu, mất ngủ, viêm gan, cách ăn uống quân bình âm dương…

Quý vị vào Website của Hội: www.ttkc.org hay www.tienthienkhicong.org, order trực tiếp các sách Việt và Anh cùng DVD thực hành phương pháp Tiên Thiên Khí Công, DVD thuyết trình về bịnh nan y, DVD thuyết trình về cách sống thiên đàng tại thế gian..

Tham khảo thêm tài liệu của Thái Khắc Lễ: "Tuyệt Thực Đi Về Đâu".

Điện thoại liên lạc trực tiếp Nguyễn Định: (714) 725-1522.

0 comments:

Post a Comment