Thursday, February 26, 2009

CÚNG DƯỜNG NIỆM PHẬT


25.- CÚNG DƯỜNG NIỆM PHẬT
Phàm gặp giai tiết (tiết đoan ngũ, tiết trung thu v.v...) hoặc ngày vía Phật, Bồ Tát thì nên hương đăng hoa quả tùy phận cúng dường, nhưng đó chỉ là tài cúng, chưa phải pháp cúng. Pháp cúng thuộc về tâm, quý hơn tất cả tài cúng.
Gần đây, vì tà giáo thạnh hành, bày đặt các pháp cúng kiến, la liệt quả phẩm, tam sanh, heo, dê, gà, vịt có ích gì cho sự tu hành? Thậm chí, còn bày bố trận đồ, chiêu hồn dẫn quỉ, tà mị, dị đoan, càng làm cho hao tài tổn mạng, dối dá bậy bạ, phỉnh gạt người đời.
Chỉ pháp môn niệm Phật thì vạn bịnh tiêu trừ không tốn không hao, lại ít người chịu biết đến. Kính mong những trang thức giả đừng để bị lầm.

Lời phụ giải: Giết mạng sống của kẻ khác để cúng cầu cho mạng mình được sống, thật là hết sức ích kỷ và vô nhân đạo!
Câu: “Thiên địa vô tư, thần minh ám sát, bất dĩ tế hưởng nhi giáng phước, bất dĩ thất lễ nhi giáng họa” sao không suy xét cho kỹ càng. Thần thánh đâu vì của cũng như tham quan ăn hối lộ sao? Trời đất không có lòng tư vị ai, hễ làm lành thì hưởng quả tốt, làm dữ mắc báo xấu thế thôi. Các bậc thần minh thầm xét nghiệm những tâm niệm, hành vi thiện, ác của mình tùy thời răn phạt, nào phải vì ta cúng tế mà các Ngài bỏ qua những điều tội lỗi của ta đâu?
Hơn nữa, tâm mình ngay, thân mình chánh, có sợ gì mà phải bận tâm lo nghĩ?
Khi niệm Phật, Phật hiệu đã ngự trong tâm ta, lòng ta xứng hợp với lòng Phật, cùng xứng hợp một điển lực thanh tịnh, thì tà ma nào dám nhập? Nghe theo tà mị, dị đoan chỉ càng làm cho hàng thức giả chê cười, mà cũng lại chuốc lấy họa hại không ít do một số kẻ lợi dụng lòng tin tưởng và sợ sệt của ta.
Vậy hãy suy nghiệm cho thật chín chắn.

26.- NIỆM PHẬT ÐỂ BÁO ÂN CHA MẸ
Ân của cha mẹ là cái ân to lớn nhứt phải làm sao báo đáp? Cung phụng tất cả những thức uống ăn, lập công danh để hiễn đạt phụ mẫu, chỉ là phép báo đáp của thế gian; mặc dầu không phải là bất thiện, song xét cho tột thì đây chưa phải trọn vẹn (vì dù sao cũng vẫn còn trong vòng khổ lụy của kiếp người). Chỉ có cách là ta niệm Phật và khuyên cha mẹ niệm Phật, đem công đức ấy hồi hướng Tây phương, đó là gieo một hột giống kim cương, về sau ta và cha mẹ cùng tự được giải thoát. Huống chi một câu niệm Phật lại có thể tiêu được vô biên tội chướng. Những ai muốn báo thâm ân cha mẹ, không thể không biết pháp này.

Lời phụ giải: Cung phụng cha mẹ về mặt vật chất, nào quạt nồng, ấp lạnh, món ngon vật lạ, áo ấm cơm no, đó mới chỉ là cái hiếu thế gian mà thôi. Nếu không lo tu nhơn xuất thế, tất phải đọa lạc tam đồ, quanh đi quẩn lại sanh tử không cùng, sao gọi là báo hiếu trọn vẹn được?
Thế tất phải tìm cách nào cho rốt ráo? Chỉ có Pháp môn Tịnh độ Niệm Phật, cầu sau khi xả báo thân này, nương nhờ nguyện lực của Phật A Di Ðà mà được cùng vãng sanh Cực Lạc. Nhờ chiếc thuyền nguyện lực của Phật, bao nhiêu tội chướng của chúng ta dù nặng như đá cũng nương đó mà qua sông dễ dàng. Thế thì công ít mà quả to, ta còn chần chờ gì nữa?

27.- BỐ THÍ BẰNG CÁCH NIỆM PHẬT
Phàm thấy người khổ não, trước phải giúp cho họ an thân (cho cơm, cho áo) rồi sau mới an ủi khuyên họ niệm Phật. Bởi vì cứu cái khổ trong nhứt thời, bố thí là gấp, mà cứu cái khổ nhiều kiếp, phương pháp niệm Phật lại gấp hơn. Hoặc thấy người hay vật bị nạn, sức mình không cứu rỗi được phải gấp niệm Phật cầu an cho hồn thức ấy. Hoặc đêm thanh tụng niệm cầu nguyện cho mọi loài thoát khỏi tai ương. Gặp lúc đao binh, tật dịch, năm canh trì niệm Phật danh, cầu cho chúng sanh được tiêu trừ mọi oan khổ.
Nên quán tưởng: Một câu A Di Ðà Phật của ta đây, trên tột trời Hửu đảnh dưới suốt đáy phong luân mọi loài chúng sanh một thời đều được lợi ích. Cách bố thí đó thật không thể nghĩ bàn vậy.

Lời phụ giải: Trước cho ăn no, mặc ấm để đỡ khổ phần xác, sau khuyên bảo niệm Phật để cứu rỗi linh hồn. Gặp nhiều trường hợp mà sức ta vô khả nại hà, chỉ nên nhứt tâm niệm Phật, vận dùng tất cả điển lành của mình chí hướng về kẻ ấy, cầu nguyện cho họ thoát khỏi khổ lụy của kiếp sống triền miên, giải thoát an nhàn nơi thiện cảnh. Một câu niệm Phật diệt oan khiên.

28.- TỰ TÂM NIỆM, TỰ TÂM NGHE
Tâm tưởng, rồi mới động đến lưỡi, lưỡi khua động thành tiếng lại trở vào tự tâm, là pháp: Tâm niệm tâm nghe vậy.
Mà hễ tâm niệm tâm nghe thời mắt không thể thấy bậy, mũi không thể ngửi bậy, thân không thể động bậy, vị chủ nhơn ông (tự tâm) đã bị bốn chữ A Di Ðà Phật bắt cóc mất rồi.

Lời phụ giải: Niệm tức là niệm tự tâm Phật, tai nghe tiếng niệm là nghe tiếng của tự tâm, tiếng ấy từ tự tâm mà ra, rồi lại chạy ngược vào tự tâm, xây vòng như vậy, thời một mảy vọng tưởng cũng không còn, tất cả vọng trần, vọng cảnh cũng từ đấy mà diệt.
Niệm Phật niệm tâm, tâm niệm Phật
Tham thiền tham tánh, tánh tham thiền.

29.- NIỆM PHẬT TRONG TIẾNG NIỆM
Tiếng niệm Phật đã thuần thục rồi, thời trong sáu trần chỉ còn một thinh trần. Tất cả sáu căn hoàn toàn gởi nơi nhĩ căn (lổ tai). Thân cũng không còn cảm biết tới lui, lưỡi cũng không còn biết khua động, ý cũng không còn cảm biết phân biệt, mũi cũng không còn cảm biết hít thở, mắt cũng không còn cảm thấy mở nhắm. Hai thứ viên thông của hai ngài Quán Âm và Thế Chí cũng tức là một, không chi là chẳng viên và chẳng chi là không thông cả. Vì căn tức là trần, trần tức là căn, căn và trần tức là thức. Mười tám giới đều dung hợp thành một giới. Trước chưa được thuần, lâu sau sẽ dần dần thâm nhập.
Phàm trong khi niệm Phật, phải lựa một chỗ vắng, yên, sạch sẽ, khoảng 4,5 thước vuông, đi nhiễu một vòng theo phía tay mặt, rồi sau từ từ cất tiếng niệm Phật, tiếng cao lên dần dần, niệm như vậy độ 3 vòng trở lên sẽ tự cảm thấy tâm, tiếng to bay vòng quanh khắp thái hư, bao bọc cả 10 phương, trùm đầy toàn pháp giới. Ðó là cách an trụ thân tâm, thế giới vào trong tiếng niệm Phật, và đó là đem thân, tâm của mình an trụ trong tiếng niệm Phật mà niệm Phật. Ðây là cảnh thù thắng để tiêu diệt tâm địa phiền não nhơ trược, hành giải cần phải gắng tập cho kỳ được.
(Bài này chỉ vẽ rõ ràng, không cần phụ giải)

30.- NIỆM PHẬT TRONG ÁNH SÁNG CỦA TỰ TÂM
Phàm tiếng là tiếng của tự tâm, thì ánh sáng cũng là ánh sáng của tự tâm. Hễ tiếng của tự tâm quanh lộn ở chỗ nào thì ánh sáng của tự tâm phóng ra ở chỗ ấy; nếu ta an trụ trong tiếng của tự tâm mà niệm Phật, tức là an trụ trong ánh sáng của tự tâm mà niệm Phật vậy. Ðây cũng là cảnh thù thắng diệt được lòng tham phiền não nhơ bẩn, hành giả nên gắng siêng tu tập.

31.- NIỆM PHẬT TRONG THỂ CỦA TỰ TÂM
Tiếng nói của tự tâm vòng quây và ánh sáng tự tâm chiếu phát, tự nhiên tâm thể phơi bày. Một chơn tâm này như tấm gương tròn lớn (Ðại viên cảnh) rỗng thông sáng suốt, không gì ngăn ngại, mười phương, ba đời, ta, Phật, và chúng sanh, vòng khổ của đời trược, đài sen nơi cảnh tịnh đều là bóng trong gương cả. Cho nên niệm Phật trong tiếng tức trong ánh sáng, trong ánh sáng tức trong gương không phải một, khác. Ðây cũng là cảnh thù thắng tột cùng, diệt hẳn được tâm nhơ, cần phải gia công hết lòng tu tập.

Lời phụ giải: Tâm thể vốn luôn luôn thanh tịnh (tịch), nhưng hằng phát khởi diệu dụng sai thù (chiếu). Khi chúng ta nhận được toàn thể đại dụng không ngoài tánh thể thường như, thì bấy giờ, tâm, Phật và chúng sanh vốn chỉ là một, rỗng thông, sáng suốt, không gì ngăn ngại. Thật hành pháp niệm Phật mà đạt được như đây, thật quả là bậc đại căn tánh vậy! Muôn pháp đều chỉ là bóng hình trong gương, vốn dĩ hư huyễn, tự sanh, tự diệt, đâu can phạm gì đến tánh thể tự cổ thường như, bất sanh bất diệt của chơn tâm. Thấu triệt được lý này ắt đã thoát được ngoài dòng cương tỏa của không gian và thời gian rồi vậy.

32.- KHÔNG DỨT
Buổi sáng niệm, buổi tối cũng niệm; vô sự niệm, hữu sự cũng niệm; chỗ sạch niệm, chỗ nhơ vẫn niệm, không một niệm nào mà không phải là niệm Phật. Giả sử hàng ngày có sự thù tiếp bạn bè, đãi đằng khách khứa, có lúc gián đoạn, nhưng chỉ gián đoạn thinh niệm, chớ không thể gián đoạn được tâm niệm. Niệm Phật mà công phu đến thế, thì dễ thành Tam muội lắm.

33.- KHÔNG TẠP
Không xen tạp niệm tức là Chỉ, Chỉ là nhơn của Ðịnh, dừng được tạp niệm, thì chánh niệm (định) tự nhiên phát hiện.
Tạp niệm có 3: Thiện, ác, và vô ký, trừ hết ba thứ mới là không tạp. Tâm cần vắng lặng, vắng lặng thời các niệm thiện, ác không sanh. Tâm cần sáng suốt, sáng suốt thời vô ký niệm không có.
Ngoài Phật không có niệm nên tường vắng lặng, trong niệm có Phật nên thường sáng suốt rõ ràng.

34.- KHÔNG DỪNG
không dừng tức là Quán, Quán là nhơn của Huệ. Câu (niệm Phật) trước đã qua, câu sau chưa đến, câu hiện tại cũng không dừng. Cứ thế mà quán sát, rõ ràng nhưng không thể được (không câu chấp), không thể được nhưng lại rõ ràng. Ðuổi như vậy mãi sẽ thấu đạt lẽ vạn pháp duy tâm, tức Phật tức tâm, tức tâm tức Phật.

Lời phụ giải: (cho cả ba pháp trên) Niệm Phật tức niệm tự tâm Phật, cho nên không ngại gì chỗ nhơ sạch. Lại chúng sanh vốn đồng một thể tánh chơn tâm với Phật, vì vọng động bất giác nên để tánh Phật vốn sẵn sáng suốt phải bị phiền não vô minh che lấp, làm cho mê tối đảo điên, càng ngày càng chạy theo vọng trần vọng cảnh, xa lần thật thể, nhận giả làm chân; bấy giờ nhất niệm giác ngộ quay về ánh sáng của tâm, thì dễ gì trong một ít thời gian mà có thể bôi xóa đi được những phiền não đen tối vốn nhuộm đậm từ lâu. Thế nên, chúng ta cần phải luôn luôn liên tục theo dõi câu niệm Phật (niệm Phật tức niệm tự tâm Phật) Phật niệm liên tục mãi mãi thì chúng sanh niệm không còn, thế nên dù có bận rộn gì cũng chỉ gián đoạn được thinh niệm mà thôi, chớ làm sao ràng buộc được tâm niệm bên trong của chúng ta? Khi mà tâm chúng ta thuần một Phật niệm thì tạp niệm đâu còn? Tạp niệm bặt dứt (gió dừng) tâm không còn bị gì làm chao động nữa, bấy giờ tự tâm an nhiên tại định (nước lặng) thì muôn tượng hiện bày, không thiếu sót một mảy may, bấy giờ vạn pháp đương nhiên hiển lộ, tự tâm quán chiếu một cách thần diệu phi thường (huệ). Hành giả thật hành pháp môn niệm Phật được như đây quả đã đạt đến viên mãn cứu cánh rồi vậy.

35.- TỨC THIỀN TỨC PHẬT
Hoặc khởi từ một câu thoại đầu gọi là tham thiền, hoặc ngồi mà dứt niệm gọi là tọa thiền. Tham hay tọa đều là Thiền cả, Thiền hay Phật đều là tâm cả. Thiền tức là Thiền của Phật. Phật tức là Phật của Thiền. Pháp môn niệm Phật đâu có gì ngại với pháp tham thiền, tọa thiền? Vả lại, người tham thiền có thể dùng bốn chữ A Di Ðà Phật làm một câu thoại đầu, niệm đến, niệm lui, niệm xuôi, niệm ngược, trở lại, xây qua không rời đương niệm, mặc dù không nói tham thiền, mà thiền ở trong đó rồi. Người tọa thiền cần phải đến giai đoạn một niệm tương ưng, hoát nhiên như vinh vào hỗ hư không, mới là Ðắc thủ . Niệm Phật đến lúc nhứt tâm bất loạn, không phải là tương ưng là gì?
Niệm đến lúc tâm không, không phải vĩnh viễn tương ưng sao? Trong lúc niệm Phật, không hôn trầm, không tán loạn, chỉ, quán, định, huệ mỗi niệm viên thành; nếu muốn tìm thiền, thiền ở đâu nữa?

Lời phụ giải: Thiền tức Tịnh vì Thiền hay Tịnh đều cầu đạt mục đích nhứt tâm bất loạn, phương tiện tuy hai, nhưng kết quả vẫn một, mà Thiền thì khó thập bội!
Trong Quy ngươn trực chỉ có đoạn thí dụ người tu các pháp môn khác, như thiền v.v... mà đi đến mục đích, khác nào như con kiến bò lên núi cao, như con mọt đục từng mắt tre mà lên, từ gốc cho đến tận ngọn. Pháp môn Tịnh độ niệm Phật thẳng tắt nhờ tha lực, như thuyền thuận buồm, xuôi nước, như con mọt đục ngang cây tre mà ra, còn gì nhanh chóng hơn!

36.- TỨC GIỚI TỨC PHẬT
Trì giới luật của Phật để trị thân, trì danh hiệu của Phật để trị tâm. Trì lâu thì thân thuần, niệm lâu được tâm không. Tánh của niệm hay tánh của giới không hai; luôn luôn trì giới thì tội lỗi không hiện, luôn luôn niệm Phật, thời lúc lâm chung đánh tan được quỷ môn quan, vượt khỏi ba cõi. Nếu giữ giới đã có công phu, liền đem công đức này hồi hướng Tây phương, chắc được về trung phẩm. Còn như chưa có thể giữ trọn cả hai, thời nên phải siêng niệm Phật, như cứu lửa cháy đầu.

Lời phụ giải: Trì giới cốt làm cho tự tâm thanh tịnh, vì không gây tội lỗi, không có hối hận. Niệm Phật cũng cốt cho thanh tịnh tự tâm. Vậy nên trì giới tức là niệm Phật. Nhưng niệm Phật là phương tiện thiết yếu hơn khi người chưa giữ giới được trọn vẹn. Thế nên ta hãy cấp tốc niệm Phật, để cho tâm tịnh rồi thì tự nhiên giới được thanh tịnh.

http://www.niemphat.net/Luan/48phapniemphat/phanba.htm

48 Pháp Niệm Phật Diệu Không Ðại Sư Soạn


Tất cả Pháp đều là Phật Pháp(6-6)

Tất cả Pháp đều là Phật Pháp(4-6)

Tất cả Pháp đều là Phật Pháp(2-6)

Tất cả Pháp đều là Phật Pháp(1-6)

Monday, February 23, 2009

Mê và Giác

[15.05.2008 23:56]
Xem hình
HT. Thích Thanh Từ

Đạo Phật là đạo giác ngộ. Tiếng Phạn Buddha, Trung Hoa dịch âm là Phật Đà, dịch nghĩa là “người giác ngộ”. Cho nên đạo Phật là con đường đưa chúng ta tới giác ngộ, lấy giác gộ làm nền tảng, không giống như những tôn giác khác, lấy lòng tin làm căn bản.



Vì vậy đệ tử tu theo Phật gọi là Phật tử, chú không gọi “Tín đồ đạo Phật”. Phật là giác, tử là con, Phật tử là con Bậc Giác Ngộ. Không thể Cha giác ngộ mà Con mê muội được. Vì vậy Phật tử khi tu phải thấy lẽ thật, thấy chân lý Đức Phật đã dạy để được giác ngộ. Cho nên khi giác là tinh thần của Phật tử, còn mê là tinh thần của chúng sanh.

Trước tiên tôi nói về phần mê. Vì chúng sanh đang mê nên chu Phật mới thương xót chỉ dạy để được giác ngộ. Mê cái gì? Người thế gian nói mê là tối tăm mù mịt, giác là sáng suốt. Thấy biết sai sự thật, không đúng lẽ thật mà tưởng thật, gọi là mê. Như trắng mà thấy đen là mê, vì thấy trái lẽ thật.

Thí dụ hiện giờ ai lỡ xúc phạm tới danh dự mình một chút, quý vị có giận không ? Có. Giận nhiều hay ít ? Giận nhiều. Nhưng chúng ta thử hỏi lại "danh dự là gì, nó ra sao ?" Không ai biết hết. Nói chạm tới danh dự của tôi, khiến tôi nổi giận nhưng lại không biết danh dự là gì ? Đừng nói tới danh dự, chính tôi cũng không biết "tôi là gì" nữa! Những điều gì trái ý với ý nghĩ, trái với ý muốn của mình, ta nói nó sai quấy. Nhưng sự thật không biết ai sai?

Như Phật tử không phải là người xấu, mà có kẻ nói anh xấu hay chị xấu, quý vị có biến thành xấu liền không? Không. Họ nói ra rồi mất tiêu, không có gì hết, nổi giận làm chi. Nếu họ nói mà ta biến thành xấu thì nên giận. Đằng này họ nói xấu mình vẫn không thay đổi sắc diện, có gì sợ. Chỉ khi nổi giận ta sẽ trở thành xấu thật, cho nên không phải ta nói xấu mình thành xấu, mà tại nổi giận nên thành xấu. Phật tử phải xử sự thế nào cho đúng trong trường hợp đó? Người ta nói nhưng mình không chuyển đổi thân tâm thì có quan hệ chi đâu, như gió lùa qua tai rồi mất, có gì phải giận. Nhưng tại sao chúng ta giận? Vì muốn ai ai cũng phải khen ngợi, cũng phải tôn trọng mình. Cho nên nghe một lời khinh chê, thấy một hành động bất kính là tức giận liền.

Con người sống trong ảo tưởng nhiều hơn thực tế. Vì vậy Phật nói chúng sanh si mê. Người đời vì mê mà tiêu tan hết sự nghiệp, vì mê mà bệnh hoạn, khổ đau. Như mê rượu chè, mê cờ bạc, mê đàn điếm, mê hút xách... Những cái mê đó đưa tới hư hại cả cuộc đời và làm liên lụy đến gia đình cha mẹ, anh em, rộng hơn nữa là xã hội. Càng mê nhiều càng khổ nhiều, nên nói mê là nhân của đau khổ. Hồi xưa những vị lớn tuổi ở Việt Nam hay dùng từ "tứ đổ tường" tức là rơi vào bốn bức vách. Bốn bức vách đó là gì? Là tửu sắc tài khí. Tửu là mê rượu sắc là mê sắc đẹp, tài là mê cờ bạc, khí là hút xách, á phiện. Nếu rơi vào bốn thứ đó là đụng vào bốn bức tường không có lối thoát vì bị bốn vách ấy vây kín cả rồi. Bị vây kín là bị tù hãm, khổ đau.

Ngày nay chúng ta thấy rõ ai kẹt trong những chuyện đó đều đau khổ. Nhưng khi đi vào con đường ấy, họ có nói đi tìm đau khổ đâu mà nói là tìm vui! Như vậy con người vì si mê nên khổ tưởng là vui. Càng đi sâu trong đó chừng nào, khổ đau càng đậm càng nhiều, chớ không vui được. Đó là nói cái mê ở ngoài da. Vậy mê hơi sâu trong thịt là mê gì? Mê danh, mê lợi. Mê ở trên chúng ta thấy rõ tai hại như vừa kể, còn mê ở đây không tai hại như thế, nhưng lại có tai hại khác. Người thích danh thích lợi muốn cho mình trở thành người có địa vị cao nhất trong xã hội, muốn trở thành người giàu nhất nước. Nhà Phật nói ham muốn như vậy là mê. Tại sao? Vì người ta nghĩ làm quan lớn sẽ sung sướng, có đầy quyền uy. Nhưng nếu nói đúng nghĩa của người làm quan, trách nhiệm lớn chừng nào thì khổ chừng ấy. Phải lo cho mấy triệu dân được bình an, được no cơm ấm áo, lo bù đầu rảnh đâu mà vui. Tinh thần căng thẳng luôn luôn tìm cách này, cách nọ làm cho dân hết nghèo, hết khổ. Đó là nỗi khổ lớn, chớ đâu phải vui. Nhưng chỉ vì một chút danh vị, được người ta chào đón hoan nghênh, mà biết bao người chìm trong nỗi khổ lớn ấy.

Đó là chưa kể trước khi được quan chức phải vận động. Vận động người này, vận động người kia bỏ thăm cho mình. Khi đắc cử rồi rất mừng. Như vậy chưa được cũng khổ, vì cầu cứu người này, xin xỏ người kia. Được rồi cũng khổ vì phải lo cho dân, cho nước. Còn một 1 khổ nữa, là sợ sơ suất bị người hất xuống, mất mặt. Hoặc mãn nhiệm kỳ rồi, không biết còn cái ghế nào để ngồi không? Tóm lại cả thời đều khổ: trước khổ, giữa khổ, sau khồ. Nói rõ hơn là chưa được khổ, đã được khổ, được rồi mất cũng khổ. Song đáng tiếc người đời lại cho là vui, nên suốt đời chạy theo danh vọng, để suốt đời phải lao đao lận đận vì danh vọng.

Người muốn làm giàu, giàu lớn, có khổ không? Chúng ta chưa ở địa vị giàu lớn, chắc không biết cái khổ đó đâu. Nguời ở địa vị đó mới thía được nỗi khổ nhà giàu. Vì muốn giàu nên phải tìm mọi cách để ra tiền, lúc đó đau đầu tính toán nên khổ. Khi có tiền nhiều rồi sợ mất, sợ người khác sang đoạt nên khổ. Chưa kể tới lúc già sắp chết, con cái giành của. Cha mẹ phải nằm đó nhìn thấy cảnh nồi da xáo thịt, thật là khổ.

Từ khi chưa làm giàu mình bao nhiêu tuổi, bắt đầu làm giàu được rồi bao nhiêu tuổi, khi thật giàu nhìn lại đầu bạc sắp ra đi. Như vậy tiền của nhiều mà chết thì không hưởng được càng khổ. Khổ vì tiếc bao nhiêu năm vắt kiệt lực mà bây giờ không được hưởng. Lúc chưa giàu, ngỡ khi tiền của nhiều sẽ vui, không ngờ giàu sang rồi rốt cuộc vẫn khổ. Vì vậy Phật nói ham mê danh lợi là khồ.

Bây giờ thử hỏi 1ại người ít danh ít lợi có khổ không? Hồi xưa đọc truyện Tàu, tôi nhớ câu chuyện Hứa Do với Sào Phủ. Một hôm vua Nghiêu đi dạo trong dân gian, nghe đồn có hai vị hiền triết là Hứa Do và Sào Phủ. Nhà vua mới tìm tới. Đầu tiên gặp Hứa Do, vua hỏi: "Nghe khanh là người hiền, vậy trẫm mời khanh về điều làm quan có được không?". Sau khi từ chối lời mời của vua, Hứa Do bịt tai đi tới dòng suối rửa tai. Khi ấy Sào Phủ dẫn trâu xuống suối uống nước Thấy Hứa Do rửa tai liền hỏi: ông làm sao mà rửa lỗ tai vậy?". Hứa Do nói: "Tôi nghe danh lợi dơ lỗ tai nên đến đây rửa". Sào Phủ liền giựt mũi trâu lên không cho uống Lước. Hứa Do hỏi: "Sao không cho trâu uống nước?". Sào Phủ nói : "Sợ trâu uống nước dơ miệng bởi mùi danh lợi".

Hai vị hiền triết, một người nghe Danh lợi rửa lỗ tai, một người sợ nước dính mùi danh lợi dơ mồm trâu nên không cho uống. Như vậy để thấy người xưa xem danh lợi đáng ghét tới mức nào. Vậy mà ngày nay người ta thèm khát danh lợi đến khổ cả tời vẫn không thấy chán. Đó là cái mê thứ hai, hơi sâu hơn một chút. Mê trong thịt.

Đến mê thứ ba thấm tận xương ủy Đó là sợ chết. Tại sao chúng ta sợ chết? Tại tham sống nên sợ chết tham sống là muốn sống lâu nên sợ chết. Nhưng con người ai cũng phải trải qua bốn giai đoạn sanh, già, bệnh, chết; không thể tránh khỏi. Nếu biết già bệnh chết là cái không ránh khỏi, mà sợ là thiếu sáng suốt hay nói cách khác là si mê.

Chúng ta sợ chết vì quý thân, muốn thân còn mãi. Nhưng nếu giữ được cũng nên giữ, giữ không được mà vẫn muốn giữ hoài, đó là chấp mê nên khổ. Người không muốn giữ thân, nghe nói sắp chết chỉ cười thôi, vì thấy đâu có gì quan trọng. Còn người muốn giữ nghe nó sắp mất hền hoảng hốt sợ sệt. Sợ vì mê chấp thân. Đó là nói về chấp thân.

Kế đến là mê chấp tâm. Chúng ta thường cho những suy nghĩ phải quấy, tốt xấu là tâm mình. Khi nổi giận lên thì nói tôi giận, vì chấp cái giận là tôi. Khi thương ai nói tôi thương người đó quá. Khi ghét ai nói tôi ghét người đó quá. Như vậy cái giận là tôi, cái thương là tôi, cái ghét là tôi. Nếu thương, giận, ghét, buồn, tức, oán, hờn v.v. . . cái nào cũng tôi hết, như vậy chúng ta có bao nhiêu cái tôi? Cả trăm ngàn thứ tôi. Vậy cái nào là tôi thật?

Chúng ta vì chấp những nghĩ suy phân biệt hơn thua, phải quấy là tôi rồi cứ theo đó mà tạo nghiệp. Giận thì muốn làm cho người ta khổ, thương thì muốn làm cho người ta vui v.v... đủ thứ chuyện trên thế gian. Đã chấp suy nghĩ là tâm mình, ai làm nguợc với suy nghĩ của mình thì ta chống đối, giận hờn, ai làm vừa ý mình thì có cảm tình.

Nhưng thử hỏi lại cái nghĩ của mình có đúng 100% không? Không. Tại sao? Nếu chúng ta nghĩ đúng 100% chắc bây giờ ai cũng là đại phú gia hết. Vì nghĩ đâu đúng đó nên làm ăn gì được nấy. Bởi nghĩ không đúng nên bây giờ chưa giàu to. Những suy nghĩ của chúng ta, có khi đúng, có khi sai. Nếu cho suy nghĩ là mình, khi nghĩ đúng là mình, khi nghĩ sai cũng mình nữa. Chẳng lẽ ta là hai thứ nghịch nhau.

Bây giờ xét kỹ lại, khi chúng ta buồn giận, mình nhìn lại xem cái buồn giận đó ở đâu ra? Tìm một hồi không thấy nó ở đâu. Tại sao? Vì nó là cái hư ảo, không thật làm sao tìm được. Ví dụ quý vị đang buồn vì làm ăn thất bại, bất thần có người bạn khá giả ở xa tới thăm. Nghe tâm sự của quý vị, người bạn cho mượn một số tiền lớn để trả nợ, lúc đó còn buồn không? Lúc đó lại cười. Nếu buồn là thật thì buồn hoài. Nhưng mới buồn đó, bây giờ gặp duyên tốt trở lại vui. Vậy cái buồn không thật, cái vui cũng không thật. Nó luôn luôn chuyển biến tùy duyên. Nghĩ tôi buồn tôi vui tức cho tôi là cái tạm bợ, giả dối rồi. Tâm lăng xăng lộn xộn khi thương, khi buồn, khi giận, khi ghét v.v. . . đủ hết mà cũng nói là tâm mình. Nó không thật mà nói nó thật nên gọi là si mê. Si mê này là si mê tận xương tủy người nâo cũng có hết, chớ không riêng cá nhân ai.

Bây giờ muốn hết si mê phải làm sao? Phải giác ngộ. Biết mình mê thì phải tìm con đường sáng, con đường giác ngộ. Cũng như biết mình đang ở chỗ tối thì tìm nên bật lên cho sáng. Như vậy mới hết tối, hết tối thì hết khồ. Biết ta đang si mê thì phải tìm con đường giác ngộ để được giác. Giác thì thoát khỏi si mê. Con đường giác ấy trong kinh Phật dạy nhiều lắm, ở đây tôi không dẫn hết, chỉ nêu gương tiêu biểu để chúng ta tu học theo.

Tuệ Trung Thượng Sĩ ở đời Trần, thế kỷ thứ XIII, ông ngộ đạo với Thiền sư Tiêu Dao và là thầy của vua Trần Nhân Tông. Được vua Thánh Tông ban cho một sở đẩt, ông lập gia trang ở đó và cất một cái am nhỏ đặt tên là Dưỡng chân trang. Khi sắp tịch ông ra nằm giữa bộ ngựa nhắm mắt. Thấy vậy thê thiếp khóc òa lên, ông mở mắt ngồi dậy bảo lấy nước xúc miệng rửa mặt, xong ông quở "Sống chết là lẽ thường, buồn thảm luyến tiếc làm gì, làm xao động chân tánh của ta". Quý bà nghe quở im lặng, không dám khóc nữa. Sau đó ông nằm xuống thở khì liền đi.

Chết như vậy vui không? Rất vui, không khổ sở như chúng ta ngày nay. Bởi ngài đã thấy đạo, tuy là cư sĩ mà khi đi rất tự tại. Trong lúc đang tu, muốn nhắc nhở người đời ông có làm bài thơ "Khuyên người đời tiến tu" bằng chữ Hán. ở đây tôi đọc bản dịch :

Ngày tháng xoay vần xuân lại thu,
Xăm xăm tóc bạc đáp lên đầu.
Giàu sanh nhìn lại một trường mộng,
Năm tháng mang theo vạn hộc sầu.
Nẻo khổ luân hồi xe chuyển bánh,
Sông yêu chìm nổi tợ phù âu,
Gặp trường chẳng chịu sờ lên mũi,
Vô hạn duyên lành chỉ thế thôi.

Ngày tháng xoay vần xuân lại thu. Chúng ta sống trên thế gian này cứ ngày qua tháng lại, hết xuân lại thu, cứ như vậy mà trôi qua trôi qua. Xăm xăm tóc bạc đáp lên đầu. Lâu lâu nhìn lại tóc bạc đã đáp trên đau rồi. Để thấy cuộc đời vô thường, theo dòng thời gian chuyển biến, con người chúng ta cũng chuyển biến theo. Ngày nào đó đầu xanh bây giờ tóc đã bạc .

Giàu sang nhìn lại một trường mộng. Tất cả giàu sang con nglrời tạo ra được, cuối cùng nhìn lại như một giấc mộng dài, chớ không có gì hết. Nên người xưa hay nói:

Công danh cái thế màn sươmg sớm,
Phú quý kinh nhân giấc mộng đài.

Chúng ta ngày nay cho công danh cái thế là sang tột bực, không phải màn sương sớm. Sự thật cái sang tột bực có hưởng mãi được không? Không hưởng mãi được, chỉ lúc nào thôi. Cho nên người xưa thức tỉnh thấy đó là màn sương, có đó rồi mất đó.

Phú quý kinh nhân là giàu đến nỗi người nghe phải giựt mình, nhưng chẳng qua cũng chỉ là giấc mộng dài thôi, ít chục năm qua rồi tiêu tan, còn gì đâu. Đây là lời nhắn nhủ cho chúng ta bớt mê đắm trong công danh, phú quý. Thấy như vậy là cái thấy của nguời giác.

Năm tháng mang theo vạn hộc sầu. Mỗi một năm, mỗi một tháng cứ chồng chất buồn bực, khổ sở. Như vậy cả đời mang bao nhiêu buồn khổ? Hồi bé buồn khổ ít, càng lớn chừng nào buồn khố càng nhiều chừng ấy. Lớn vừa vừa buồn khổ về chuyện gia đình, lớn khá nữa buồn khổ về con cái... Lớn có cái khổ của lớn, nhỏ có cái khổ của nhỏ. Càng già càng thấy cô đơn, những chuyện vui buồn của thời gian trước nhìn lại chồng chất tràn trề trong tâm, không biết bao nhiêu mà kể. Nhớ lại người mình thương bây giờ đâu mất rồi, còn ngươi mình ghét, cứ tới lui làm phiền hoài ... đủ thứ.

Do buồn khổ chồng chất, nên ngài nói: Năm tháng mang theo vạn hộc sầu. Cái buồn đong tới một vạn hộc. Hộc là đơn vị đo lường hồi xưa, bây giờ nói đơn giản như thùng lúa đi. Một vạn thùng sầu tràn trề trong tâm. Đây là lời nhắc nhở rất chí thiết.

Nẻo khổ luân hồi xe chuyển bánh. Nẻo khổ luân hồi là con đường khổ đau luân hồi như chiếc xe lăn, cứ lăn mãi lăn mãi, lên xuống lên xuống không dừng. Chúng ta cũng vậy, hết tạo nghiệp này đến tạo nghiệp nọ, nổi lên chìm xuống luôn luôn không dừng. Khi đi xuống các đường dữ, khi được lên các cõi lành, cứ vậy tiếp nối không bao giờ cùng. Đó là luân hồi.

Sông yêu chìm nổi tợ phù âu. Ở đây Ngài nói sông yêu, chỗ khác gọi là biển ái. Chúng ta chìm trong sông yêu thương, trồi lên hụp xuống mãi không ngoi đầu lên được. Quý vị thương nhiều, ghét nhiều hay quân bình? Thương nhiều thì chết phải theo cái thương đó mà lên xuống. Ghét nhiều cũng thế. Chỉ có quân bình là ít lên xuống chìm nổi. Thương ghét đều là hai mối làm cho chúng ta phải luân hồi không dừng.

Như trong lòng mình thường nghĩ chuyện gì thì khó quên được. Cũng thế, người ta rất thương hoặc rất ghét có quên được không? Suốt đời không quên. Cho nên khi nhắm mắt những hình ảnh đó đi theo mình, đời sau gặp lại ớể thương để ghét nữa. Thương thì khổ theo thương, ghét thì khổ theo ghét. Bởi vậy có người sanh con dễ dạy làm sao, bảo đâu nghe đó đây là thương mà gặp nhau. Có người sanh con ngỗ nghịch, nói không thèm nghe, còn cự lại nữa. Đây là ghét mà gặp nhau. Cứ như vậy mà khổ . Người không thân thuộc chống đối ta khổ ít, nhưng con của mình mà chống đối cha mẹ nên rất buồn, rất tức. Buồn tức mà không bỏ được, nên rất khổ.

Vì vậy thương ghét càng nhiều gặp nhau càng lắm, chớ có ích gì. Muốn đừng gặp nhau hoài chúng ta phài làm sao? Bớt thương, bớt ghét đi. Có nhiều người nói: "tôi thù người đó không đội trời chung, tức muôn đời không muốn gặp lại". Càng không muốn gặp thì càng gặp lại, nên khổ muôn đời. Hiểu như vậy chúng ta phải thức tỉnh, không nên mê. Bời vì mê là gốc của đau khổ, thương ghét từ mê mà sanh. Bây giờ không thương ghét nữa thì hết mê.

Sông yêu chìm nổi tợ phù âu. Phù âu là bọt nước theo sóng vỡ tan liên tục. Chìm ở trong sông yêu rồi, ra không được. Tất cả quý vị sống trong cuộc đời này yêu nhiều hay ít? Yêu nhiều. Yêu nhiều thì chìm sâu, chớ chưa ra được.

Gặp trường chẳng chịu sờ lên mũi. Vô hạn duyên lành chỉ thế thôi. Lỗ mũi chúng ta ở đâu? Trên mặt . Nhưng có thấy không? Không thấy, đợi soi gương mới thấy. Sờ thì đụng nhưng nhìn không thấy. Lỗ mũi là dụ cho thể tánh trong sạch của chúng ta. Nó sẵn như lỗ mũi ở trên mặt vậy, nhưng nhìn không thấy. Khi đủ duyên được thầy bạn nhắc nhở ta có lỗ mũi ngay trên mặt, mình phài chịu khó sờ lên mũi mới đúng. Lẽ thật đã sẵn chỉ cần ta sớm thức tỉnh, đừng đi trong mê nữa thì hợp chân. Nên nói Gặp trường chẳng chịu sờ lên mũi.

Vô hạn duyên lành chỉ thế thôi. Duyên lành vô hạn chỉ là tự tỉnh, tự nhận cái chân thật cửa mình, như tự sờ lên lỗ mũi vậy. Còn tìm kiếm bên ngoài chỉ uồng công thôi. Do thấy đạo Ngài nhắc chúng ta biết đừng chìm trong biển ái nữa, để tránh đau khổ của cuộc đời.

Tóm lại, Phật Tồ dạy chúng ta phải thức tỉnh, nhận và sống với cái thật, bỏ cái giả. Người thì cứ lo sống chết. Người trí thấu suốt tất cả pháp tánh không, nên thảnh thơi, không lo sợ chi hết. Bởi vậy người giác thấy rõ đưọc lẽ thật nên bớt khổ. Người mê không thấy được lẽ thật nên khổ suốt đời. Đời này khổ đời sau cũng khổ, không biết bao nhiêu đời. Tu là cốt giải khổ. Muốn giải khồ thì phải tỉnh giác, chớ không nên chìm trong mê. Chìm trong mê thì muôn kiếp không bao giờ hết khổ .

Như vậy giữa mê và giác, chúng ta chọn cái nào? Giác. Tất cả đều đồng ý như vậy. Thế thì chúng ta phải ráng tu. Không ai cứu mình bằng chính trí tuệ giác ngộ của mình. Chỉ như thế chúng ta mới chẩm dứt khổ đau trong đời này và nhiều đời sau nữa. Mong tất cả đều được sống an vui trong sự tỉnh thức của chính mình.

HT. Thích Thanh Từ (Theo Giác Ngộ)

Sunday, February 22, 2009

Cánh cửa tới địa ngục

Địa danh này nằm gần một thị trấn nhỏ thuộc Darvaz của Uzbekistan, được người dân địa phương gọi là Cánh cửa tới địa ngục.

Câu chuyện về vùng đất này kéo dài những 35 năm. Trong một lần, khi đang khoan lỗ để tìm khí gas, một nhóm những nhà địa chất học tình cờ tìm thấy một hang động lớn nằm sâu dưới lòng đất.

Nó quá lớn so với suy nghĩ ban đầu của mọi người. Không ai đủ can đảm để đi sâu xuống bởi vì dưới hang có rất nhiều khí gas, vì thế họ đã đốt cháy nó nhằm không để lượng khí độc thoát ra ngoài miệng hố gây nguy hiểm. Từ đó tới nay, nó vẫn cháy (?!). Gần 35 năm, hang động khổng lồ cháy không ngừng nghỉ. Không ai biết rằng có đến hàng tấn khí đã cháy trong rất nhiều năm qua nhưng có vẻ nó sẽ không có giới hạn dừng.

Friday, February 20, 2009

Phát tâm bồ đề

Pháp Sư Tịnh Không khai thị Pháp Môn Tịnh Độ

Nếu chúng ta muốn ngay trong một kiếp này thật sự thành tự được công phu niệm Phật, thì lúc sử thế tiếp xúc với người và vật, cái tâm duy nhứt mà chúng ta cần phải có đó là chân tâm.

Khi bị người khác lừa dối hiếp đáp, chúng ta phải nghĩ như vầy : Đó là chuyện của họ, không dính dáng gì tới tôi cả. Việc của tôi là phải dùng tâm chân thật để đối xử lại. Vì sao ? Bởi vì tôi quyết định trong một kiếp này cầu vãng sanh Tịnh độ. Làm thế nào để cầu sanh Tịnh độ ? Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói rất rõ : « Phát bồ đề tâm nhất hướng niệm Phật ». Nếu chúng ta không phát bồ đề tâm, chỉ nương vào nhất hướng chuyên niệm, kết quả không vãng sanh. Điều này chúng ta nên thận trọng.

Ngài Lý Bỉnh Nam nói : « Một vạn người niệm Phật, thật sự vãng sanh chỉ có vài, ba người ». Vì sao số người vãng sanh quá ít như vậy ? Vì không phát tâm bồ đề, nên tâm không thanh tịnh. Bởi tâm không thanh tịnh nên còn thị phi, nhân ngã, tham, sân, si, mạn, nghi. Những thứ này không tương ứng với thế giới Cực Lạc một chút nào. Tây phương Cực Lạc là nơi tụ hội của chư thượng thiện nhân, tức là chỗ của những người thiện lành bậc nhất. Cho dù chúng ta niệm Phật rất siêng năng đến đâu, hoặc một ngày có thể niệm đến trăm ngàn lần, nhưng tâm của chúng ta không thiện, làm sao có thể lên Tây phương ở cùng chỗ của các bậc thượng thiện nhân ?

Do đó phát bồ đề tâm quan trọng hơn cả việc nhất tâm chuyên niệm là như vậy. Người thật sự phát bồ đề tâm, khi lâm chung một niệm hoặc mười (10) niệm, quyết định sẽ được vãng sanh. Vì sao ? Vì họ đã là thượng thiện nhân rồi, đầy đủ phước đức rồi, chỉ cần chợt khởi tâm muốn vãng sanh là được ngay.

Cho nên những lời nói trong kinh điển chúng ta phải hiểu lý, suy nghĩ kỹ lưỡng, tuyệt đối không nên tụng niệm một cách hàm hồ.

Đoạn văn trên, chúng ta nói đến chân tâm. Chân tâm là thể của bồ đề tâm. Kế tiếp nói đến thâm tín là dụng của bồ đề tâm. Tự dụng đối với chính mình là luôn giữ tâm hiền thiện hiếu đức, tức là thích làm điều thiện. Đối với chúng sanh thì đại từ đại bi, nhân từ hiền thiện. Hiếu đức là việc làm không thể miễn cưỡng, hoặc làm cho có hình thức bên ngoài, mà nó phải lưu xuất một cách tự nhiên từ bên trong. Cho nên người phát tâm bồ đề, mỗi khi khởi tâm động niệm đều nghĩ đến việc làm lợi ích cho chúng sanh. Nghĩ đến việc giúp đỡ phá mê khai ngộ, thoát khỏi cảnh khổ, được an vui, không hề có một niệm nghĩ đến lợi ích cho cá nhân mình, Nếu còn một niệm ích kỷ tự lợi là còn ngã chấp nặng nề. Ngã chấp là gốc rễ của lục đạo luân hồi. Không bứng sạch gốc rễ này thì không cách nào ra khỏi lục đạo. Cho nên ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải buông xả. Phải nghĩ tới người khác, nghĩ tới chúng sanh, đến những người đang đau khổ, đang gặp nạn trên thế giới. Tuyệt đối không nên nghĩ đến chuyện lợi ích cho riêng cá nhân mình nữa.

Trong suốt thời gian thuyết pháp đã qua, tôi nhiều lần nhắc quý vị phải phát bồ đề tâm. Trong kinh điển, đức Thế Tôn cũng từng lập đi lập lại không biết bao nhiều ngàn lần, vì sao Thế Tôn không ngừng lập lại như vậy ? Bởi vì chúng sanh vẫn còn chưa thức tỉnh, vẫn còn u mê, cho nên Thế Tôn vẫn phải lập đi lập lại một cách không mệt mỏi để kêu gọi, thức tỉnh chúng ta. Một khi chúng ta phát khởi bồ đề tâm liền được chư Phật hộ trì, vì tâm của chư Phật là tâm bồ đề. Tóm lại, như vậy tâm của chúng ta, cùng tâm chư Phật, không hề khác nhau, và mục đích duy nhất của Ngài là mong chúng ta một đời có thể thành Phật.

Hôm nay thì giờ đã hết, tôi xin giảng đến đây.

A Di Đà Phật.

Niệm Phật đối trị vọng tưởng

Pháp Sư Tịnh Không khai thị Pháp Môn Tịnh Độ

Niệm Phật phải lấy kinh hành làm chính. Khi nào chúng ta mỏi thì ngồi xuống nghỉ ngơi. Giờ giấc ngủ nghỉ cố giảm thiểu tới mức tối đa, bởi vì ngủ là hôn trầm. Người nào ngủ nhiều, chứng tỏ người đó còn nhiều hôn trầm. Hôn trầm là lạc vào vô minh, nhiều vọng tưởng, lạc vào trạo cử. Không riêng gì trong lúc niệm Phật, khi làm việc mà hôn trầm, hoặc trạo cử đều bị chướng ngại. Trong nhà Phật gọi hai thứ chướng ngại này là : Hôn trầm và trạo cử.

Trạo cử là tâm xao xuyến, không định, bị nhiều vọng tưởng chi phối. Hôn trầm là u mê, không sáng suốt, ngủ gục.

Bình thường, ta không thấy có vọng niệm, nhưng khi ngồi yên xuống, vọng niệm mới nổi lên rất nhiều. Có người cho là do niệm Phật mà có. Thưa quý vị, không phải như thế ! Không phải do niệm Phật mà sanh nhiều vọng niệm đâu ! Thực tế trong lúc bình thường, chúng ta đã có rất nhiều vọng niệm rồi, nhưng chúng ta không để ý đó thôi. Khi ngồi yên lặng xuống niệm Phật, muốn thu nhiếp tâm lại, mới phát giác rõ ràng như thế. Với loại chướng ngại này, Phật đã chỉ cho chúng ta hai phương pháp đối trị :
- Thứ nhất là dùng phương pháp chỉ tịnh để đối trị vọng tưởng, nghĩa là trụ ở một chỗ, hoặc trụ nơi danh hiệu Phật, hay niệm ở trong tâm cũng được, nếu không niệm thành tiếng. Cũng có thể nghe người khác niệm, chỉ cần dụng tâm chuyên nhất, vọng niệm tự nhiên tan biến. Tuyệt đối không nên tạo tác thêm vọng niệm, nghĩa là đừng nên có ý nghĩ miễn cưởng dập tắt vọng tưởng, nếu không sẽ có vọng tưởng tan theo vọng tưởng. Do đó dù có tưởng nhiều bao nhiêu cũng mặc kệ, đừng để ý đến làm gì. Hãy dồn hết tinh thần ý chí, tập trung vào câu danh hiệu Phật, hoặc tập trung vào quán tưởng, quán tượng. Quán tưởng điều gì đây ? Tưởng hình Phật. Hai mắt nhắm lại nghĩ đến hình ảnh của Phật, đến tướng hảo của Phật. Tóm lại cần phải tập trung tinh thần, ý chí mới có thể điều phục được vọng tưởng. Hầu hết tất cả các nguyên tắc dụng công vào nhằm một đích tiêu trừ vọng tưởng, hôn trầm, tạp niệm. để hồi phục lại bản tánh giác ngộ của mình. Nói chung, trong nhà Phật bất luận sự dụng công nào đều hy vọng đạt được 3 mục đích này.
- Phương pháp thứ hai là đối trị hôn trầm. Nếu trong lúc ngồi niệm Phật bị hôn trầm, tốt hơn hết hãy đứng lên lạy Phật. Lạy Phật và kinh hành niệm Phật là phương pháp đối trị hôn trầm rất có hiệu quả. Lạy Phật làm cho tinh thần tỉnh thức. Trong lúc lạy Phật, điểm đặc biệt cần lưu ý là lạy Phật để sám hối, bởi vì nghiệp chướng, tập khí của chúng ta rất là nặng nề. Cho nên trong niệm Phật đường, nhất là người sơ học nên mỗi ngày đạt tiêu chuẩn trên 300 lạy là rất tốt, rất có lợi.

Chúng ta thường nghe trong đại thừa kinh điển nói rằng : « Tu hành trong thời mạt pháp, niệm Phật là pháp môn thù thắng nhứt » . Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bày nói 8 vạn 4 ngàn pháp môn, nói vô lượng pháp môn, đó không phải là bổn ý của ngài, chỉ vì ứng cơ thuyết pháp để dẫn độ chúng sanh mà thôi !

Giải trừ nghiệp chướng

Pháp Sư Tịnh Không khai thị Pháp Môn Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ, một pháp môn hiển bày bốn chữ tiện lợi dễ dàng một cách rõ rệt. Nếu quý vị không hiểu những lý luận trong kinh, cũng không thành vấn đề, vẫn có thể thành tựu. Nếu bảo không cần hiểu nghĩa lý trong kinh, chỉ một lòng thành tâm niệm Phật, mà có thể thành tựu, vậy tôi vẫn phải giảng kinh thuyết pháp nữa để làm chi ? Sở dĩ tôi vẫn phải mỗi ngày thuyết giảng không ngừng, đem những lời hay ý đẹp của đức Thế Tôn ra nói là vì mong quý vị hiểu, mong quý vị giác ngộ, bởi vì quý vị đây không đủ phước báo, suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy ai là người có đủ phước báo ? Là những người thật thà chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng. Do đó công phu niệm Phật của quý vị có thể đến lúc không còn vọng niệm, chỉ còn một câu A Di Đà Phật, thì lúc đó tam tạng, mười hai bộ kinh điển mà Thế Tôn suốt 49 năm thuyết pháp đều là dư thừa, quý vị không cần đến đây nghe tôi giảng giải nữa.

Cho nên Phật độ chúng sanh có hai hạng người dễ độ : Một là những người thượng căn lợi trí. Vừa nghe qua liền thông đạt, liễu ngộ dứt sạch vọng niệm.

Hai là những người thật thà ngu dốt, họ không cần tìm hiểu nhiều. Bảo họ niệm Phật là họ cứ ngoan ngoản, thật tình chấp trì, không nghĩ tưởng điều gì ngoài niệm Phật. Còn loại Thứ ba là những người lưng chừng thích khiêng vác ôm đồm, tìm hiểu suy nghĩ lung tung. Quý vị biết không ? Chúng ta thuộc loại người thứ ba này đó, loại người nhiều rắc rối.

Cho nên đức Thế Tôn suốt trong 49 năm khổ nhọc mỗi ngày không ngừng nói pháp cũng vì những người nhiều rắc rối như chúng ta. Ngài phải đem pháp ly ác giảng nói tỉ mỉ ra cho chúng ta, mong rằng sau khi quý vị đã hiểu rõ rồi thì phải biết buông xả. Trên thế gian này, người biết buông xả, không có vọng niệm là người có đại phước báo ; tuyệt đối không phải có nhiều tiền tài, địa vị cao. người có địa vị tiền tài chỉ được hưởng thụ đời sống vật chất độ vài ba năm, sau khi chết rồi sẽ ra sao ? Tam đồ lục đạo phải chịu luân hồi, như thế có phải là phước đâu ? Nếu tâm không chút vọng tưởng, suốt ngày chỉ câu A Di Đà Phật, người này chỉ vài năm sau là đã thành Phật được rồi. Hiểu được như vậy thì quý vị mới biết công đức niệm Phật thật vô cùng thù thắng, không gì sánh bằng.

Đức Thế Tôn sở dĩ phải bày ra phương tiện nói ra ba thừa, chỉ vì muốn dẫn độ chúng sanh mà thôi. Mục đích duy nhất của Ngài là mong cho chúng ta một đời có thể thành Phật. Có người hoài nghi rằng : ỡ Tôi rất ngu si, chậm hiểu, nghiệp chướng lại sâu dày, có thể thành Phật được không ? ữ Trong kinh điển, Phật thường nói : ỡ Chỉ cần một câu danh hiệu Phật có thể tiêu trừ 80 ức kiếp sanh tử tội nặng ữ. Chúng ta thử nghĩ xem : Suốt một ngày một đêm ở niệm Phật đường, chúng ta đã niệm được rất nhiều tiếng, vậy thử tính xem tội chướng của chúng ta đã tiêu trừ được biết bao nhiêu rồi. Điều này chắc thật không sai ! Vì lời Phật nói không hề hư dối, chắc chắn có hiệu quả tốt, không thể nghĩ bàn. Thế nhưng, vì sao nhiều người niệm Phật suốt một ngày đêm mà nghiệp chướng vẫn còn đầy ? Bởi vì nghiệp chướng của người này quá nhiều. Do đó, công đức niệm Phật một ngày đêm dù giúp họ tiêu trừ đi rất nhiều, mà chưa dứt hẳn. Cho nên cần phải mỗi ngày đều niệm Phật, mỗi ngày giảm bớt đi nghiệp chướng. Phật dạy chúng ta rằng : ỡ Năng lực quan trọng nhất để giải trừ nghiệp chướng trong lúc niệm Phật là không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn ữ. Với ba yếu tố này, năng lực của không xen tạp mạnh nhứt. Nếu chúng ta giữ được liên tục, không gián đoạn trong 3 năm, cho dù nghiệp chướng sâu dày bao nhiêu của vô lượng kiếp đều có thể giải trừ hết. Làm sao biết được không còn nghiệp chướng ? Hãy nhìn lúc quý vị vãng sanh, có thể ra đi bằng cách ngồi hoặc đứng rất là tự tại. Sau khi về cõi Tây phương Cực Lạc, không phải trụ ở cảnh giới phàm thánh đồng cư, cũng không phải trụ ở tứ độ vãng sanh mà dự vào hạng thượng phẩm vãng sanh.

Câu danh hiệu Phật giải trừ nghiệp chướng thật là bất khả tư nghì. Cho nên ngài Từ Vân Quán Đảnh Pháp Sư, trong lời chú giải của bộ kinh Vô Lượng Thọ nói : ỡ Chúng sanh nào từ vô lượng kiếp tạo tội tạo nghiệp cực ác, cực sâu dày, bao nhiêu kinh luận, tất cả các sám pháp đều không thể sám trừ được, cuối cùng vẫn còn một phương pháp để có thể cứu vãn, đó là phương pháp niệm Phật ữ. Cho thấy công đức niệm Phật thật là to lớn, thù thắng vô cùng.

Niệm Phật Vãng Sanh Có 30 Điều Lợi

Thiện Đạo Đại Sư

01. Diệc trừ tội lỗi
02. Công đức vô biên
03. Được sự thù thắng trong Pháp của chư Phật
04. Chư Phật đồng thanh chứng minh
05. Chư Phật đồng hộ niệm
06. Chư Phật trong mười phương đồng khuyên tín niệm
07. Bao nhiêu bệnh tật do niệm Phật đều được tiêu trừ
08. Lúc sắp lâm chung tâm không điên đảo
09. Một pháp niệm Phật thâu nhiếp mười Pháp
10. Lúc sắp mạng chung Phật đến tiếp dẫn
11. Dùng công phu ích mà được vãng sanh tịnh độ
12. Hóa sanh trong đài hoa
13. Thân sắc vàng rực
14. Mạn sống lâu dài
15. Sống mãi không chết
16. Thân có ánh sáng
17. Đủ ba mươi hai tướng
18. Được sáu thần thông
19. Được vô sanh pháp nhẩn
20. Thường thấy chư Phật
21. Làm bạn với chư Bồ Tát
22. Hương hoa âm nhạc sáu thời cúng dường
23. Y phục, thức ăn tự nhiên đầy đủ
24. Tự nhiên tiến thẳng đến giác ngộ
25. Thường được trẻ mãi không già
26. Thường được mạnh khoẻ không bệnh
27. Không bị đoạ vào ba đường ác
28. Thọ sanh tự tại
29. Ngày đêm sáu thời thường nghe Diệu Pháp
30. Trụ nơi bật bất thối

Tôn Kính Kinh Điển

Hòa Thượng Tuyên Hóa

Kinh sách Phật giáo hiện hữu để truyền bá phát huy Phật Pháp với mục đích khiến cho người người gặp được những việc tốt đẹp và xa rời điều xấu ác, sửa đổi những sai lầm và tiến đến chân-thiện-mỹ, giúp hiểu lý nhân quả trong ba đời, nhận ra Phật tánh vốn có, vượt qua khổ đau trong biển khổ sanh tử, và để được vãng sanh qua cõi Tây Phương Cực Lạc. Thế nên, bất cứ ai đọc tụng kinh điển nên phát khởi lòng biết ơn và quán niệm cơ duyên khó gặp này. Nên rửa tay sạch sẽ trước khi cầm quyển kinh và lau chùi nơi đặt để kinh sách. Nhờ tôn kính kinh điển như khi gặp Chư Phật hoặc Chư Thiên hay như lúc thân cận gần gũi tôn sư mà có thể được lợi ích vô cùng tận. Ngược lại, không thẹn thùng xấu hổ mà lơ là, cẩu thả, bất kính, cố chấp, rồi sanh tâm phỉ báng thì nghiệp tội đầy dẫy trong hư không và sẽ chịu quả báo khổ đau triền miên. Do đó, xin thế nhân hãy chú ý lời khuyên nhủ: "Hãy xa lánh việc tạo nghiệp tội và luôn tầm cầu những việc hữu ích hầu mong ly khổ đắc lạc."

Pháp Niệm Phật Có 22 Điều Loi

Thiện Đạo Đại Sư

01. Diệc trừ tội chướng sâu nặng
02. Ánh Sáng Nhiếp Thọ
03. Phật A Di Đà Hộ Niệm
04. Bồ Tát thầm gia bị
05. Chư Phật bảo hộ
06. Bát bộ phòng vệ
07. Báo vật công đức tích tụ
08. Đa văn trí tuệ
09. Không thối chuyển nơi Bồ Đề
10. Thấy Phật A Di Đà
11. Cảm Thánh chúng đều tiếp rước
12. Từ quan chiếu rọi
13. Bạn lành Thánh chúng đồng khen ngợi
14. Bạn lành Thánh chúng đồng tiếp rước
15. Thần thông bay trên hư không
16. Sắc thân thù thắng
17. Mạn sống lâu dài
18. Được sanh nơi thù thắng
19. Tận mắt gặp Thánh chúng
20. Chứng ngộ vô sanh Pháp nhẩn
21. Trải qua phụng sự chụi và được Phật thọ ký
22. Trở về cỏi nước mình được Đà La Ni

Hãy Sống Biết Ơn(Hòa Thượng Thích Tịnh Không)

Hãy biết ơn những người khiển trách ta, vì họ giúp ta tăng trưởng Định Tuệ.

Hãy biết ơn những người làm ta vấp ngã, vì họ khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn.

Hãy biết ơn những người bỏ rơi ta, vì họ đã dạy cho ta biết tự lập.

Hãy biết ơn những người đánh đập ta, vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta.

Hãy biết ơn những người lường gạt ta, vì họ tăng tiến kiến thức cho ta.

Hãy biết ơn những người làm hại ta, vì họ đã tôi luyện tâm trí của ta.

Thập Ma

.

  1. Uẩn ma: Ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành thức. Năm món này hiệp thành thân tâm của ta, có sức che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng của ta . “Hưởng thụ không muốn tu”.
  2. Phiền não ma: Các mối phiền não, tham lam, hờn giận, ngu si, chẳng hiểu sự và lý, che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng.
  3. Nghiệp ma: Cái ác nghiệp của ta tạo ra bởi các sự ác bằng thân, ngữ, ý, che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng.
  4. Tâm ma: Tấm lòng tự cao, ngã mạn, khinh mạn, che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng.
  5. Tử ma: Thọ mạng của ta có hạn, cái chết đến ngăn trở việc tu hành, phá hoại nhà tu hành, phá hoại huệ mạng.
  6. Thiên ma: Vị ma vương cảnh trời thứ sáu, cõi dục giới với chúng ma của ngài dùng vô số phương thế mà phá hại nhà tu hành.
  7. Thiện căn ma: Vì chấp trước rằng mình có căn lành, phước đức, nên chẳng tăng trưởng việc tu hành, sự ấy che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng.
  8. Tam muội ma: Nhà tu học ham giữ lấy pháp Thiền định mà mình đã được, chẳng cầu tinh tấn thêm, cảnh ấy che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng.
  9. Thiện trí thức ma: Bậc thông hiểu đạo lý mà tham tiếc cái pháp, chẳng mở mang, chẳng chỉ dạy cho người, bậc ấy che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng.
  10. Bồ đề pháp trí ma: Đối với pháp bồ đề khởi sanh trí huệ, nhưng còn chấp trước, tức nhiên che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng.

Lời Dạy Của Bảy Đức Phật

.

1. Đức Phật Tỳ Bà Thi có dạy rằng: Bền chịu với các sự nhẫn nhục, ấy là giới hạnh đầu tiên mà Chư Phật hằng khuyên ta. Kẻ đã phát tâm Bồ tát mà còn phiền giận, thật không đáng với tiếng Phật tử.

2. Đức Phật Thi Khí có dạy rằng: Người ta có mắt lanh, bao giờ cũng vượt qua khỏi hố sâu thẳm; Cũng như thế, bậc Phật, Thánh thoát khỏi các nạn khổ.

3. Đức Phật Tỳ Xá Phù có dạy rằng: Tránh nói hành và tật đố, giữ giới hạnh, vừa lòng với sự đủ dùng về ăn uống; Bao giờ cũng thỏa thích trong tịnh thất thanh vắng của mình, bền chí về bổn nguyện và cố tiến thủ. Ấy là các lý cốt yếu mà Chư Phật đã ban truyền.

4. Đức Phật Câu La Tôn Đại có dạy rằng: Quanh quẩn trên hoa,con ong chỉ lấy mật hoa mà thôi, chớ không phá màu hoa và mùi hoa. Cũng như thế, Phật tử ờ chung trong đại chúng, chớ nên làm nặng lòng ai hết. Chớ xem coi họ có làm hoặc không làm, mà phải tự xét mình, xem lại coi đạo hạnh của mình có vẹn toàn hay không.

5. Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni có dạy rằng: Chớ để cái tâm lạc bậy, hãy siêng học các giới luật của Phật Thánh. Như vậy người ta sẽ xa lánh mọi sự buồn, và tiến tới Niết bàn.

6. Đức Phật Ca Diếp có dạy rằng: Chớ làm điều gì ác, phải làm các điều lành, cái sở ý của ngươi phải cho trong sạch luôn luôn. Chư Phật đều dạy như vậy.

7. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng: Hãy giữ lời nói của ngươi, hãy làm cho tâm ý của ngươi trở nên thanh bạch, đừng làm một việc gì sái quấy. Giữ ba điều ấy là theo chánh Đạo, đạo của Chư Phật đó.