Saturday, May 8, 2010

Thiền giữa đời thường


Bài Viết - Tùy Bút - Bài Viết Chuyên Đề
Written by TT. Thích Bửu Chánh
Page 1 of 4
Một trong những bước đi yêu cầu của thiền định chính là khả năng vượt thoát khái niệm tập quán để thành tựu một trí tuệ thực nghiệm. Ðể bắt đầu một buổi thiền định, ta chỉ đơn giản dành ra chút thời gian ngồi yên lại, hai tai xếp lên nhau. Nhưng cái cảm nghiệm theo sau những thao tác đó là gì chứ?
Có thể rằng ta sẽ lưu tâm đến sự xúc chạm nhau của các ngón tay, hoặc một ý tượng hời hợt về cái gọi là đôi bàn tay đang yên vị trên bắp chân mình, hay là một sự tỉnh thức ghi nhận những cảm giác tế nhị như hơi ấm hoặc sự tiếp xúc. Khi ta có một trực cảm tỉnh thức về các cảm giác thực tại thì liệu khái niệm định danh về tay chân kia có còn tiếp tục hiện diện nữa hay không? Hãy cố gắng thực tập bài học này với đôi mắt nhắm lại chối từ tất cả ngoại cảnh bằng một ít thời gian thẩm nghiệm, khu biệt các hình thái cảm nghiệm .Hãy thử khách quan kiểm tra chính mình trong đôi phút. Bạn có tỉnh thức trong mỗi bước kinh hành của mình hay không? Bạn có gọi tên và bận tâm đến hình thức vận động của đôi chân mình như là một ảo tượng? Bạn cảm nhận được cái gì trong từng bước chân? Trong mỗi phút giây lắng nghe, cảm nghiệm bạn có tự tạo một khái niệm ảnh tượng nào không? Cái gì đã đưa đến các cảm nghiệm, có phải tự chúng xuất hiện hay không?Từ trong giờ thiền định chính thức, cho đến mỗi mỗi sinh hoạt lớn nhỏ trong đời sống thường nhật, bạn nên tự khu biệt khách quan cái khái niệm tập quán với cái cảm nghiệm như thật về thực tại.Cách xử lý và tận dụng các trở lực phiền nãoHãy đặc biệt lưu tâm đến những hình thái phiền não có vẻ trầm trọng và xuất hiện thường xuyên nhất trong cuộc sống thường nhật cũng như vào những giờ thiền định, chẳng hạn như một tâm lý ích kỷ, sợ hãi, toan tính, dục cảm nghi hoặc, hay một tình trạng phóng dật nào đó bất luận. Trước hết thử bỏ ra một tuần với nhiều giờ thiền tọa mỗi ngày rồi chuyên tâm ghi nhận một cách tỉnh thức sự có mặt của chúng trong mỗi giây phút. Hãy quan sát và nhìn ngắm chúng môt cách nghiêm cẩn, thận trọng. Ðồng thời ta cũng phải ghi nhận luôn cả những gì (phản ứng tâm sinh lý) vẫn xuất hiện theo sau sự có mặt của chúng. Cho dầu chúng có tế vi nhỏ nhiệm đến mấy, ta cũng vẫn chiêm ngắm. Còn nếu chúng quá kín đáo, nhẹ nhàng đến mức gần như không thể ghi nhận thì cứ cố gắng bới tìm cho được cái khía cạnh mạnh, rõ, nói chung là tính động. Nên thường xuyên ghi nhận sức tác động, ảnh hưởng của chúng với nội thân chính mình dù dưới bất cứ hình thức nào. Trong công phu xử lý các trở lực phiền não, một người thiền sinh phải luôn biết đón nhận và làm thư giãn cho đến ngay cả thái độ tâm lý đối kháng của mình trước các phiền não trở lực. Sau cùng rồi thì ta cũng phải luôn biết quay lại với công phu thiền tọa và tỉnh thức nhìn ngắm từng hơi thở ra vào bằng tất cả sự thư thái không can dự: Ðón chào và quan sát nó như đối với một người bạn cũ. Ðưa ý muốn sang hành độngTrước hết, ta hãy chọn lấy một thế ngồi thoải mái, nhắm mắt lại và thử bỏ ra khoảng năm phút để theo dõi từng dòng tư tưởng đến đi. Trong suốt thời gian này, ta cứ bình thản nhận diện từng ý nghĩ một trong đầu mình khi chúng vừa xuất hiện. Từ đó ta sẽ thấy rằng các luồng tư tưởng chẳng khác gì những bức tranh những dòng chữ hoặc cả hai, và song hành với các dòng tư tưởng luôn là cảm giác tâm lý, có thể là nhẹ nhàng nhưng đôi khi lại là những bức xúc nặng nề. Nhìn ngắm tư tưởng trôi đi, dĩ nhiên ta cũng phải ghi nhận tất cả những chi tiết đó của chúng.Ðể việc quán tâm được như ý hay ít nhất cũng là dễ dàng hơn, ta phải học cách phơi trải nội tâm mình ra như một phông tranh sáng sủa, hay lồng lộng xuyên suốt như bầu trời trong xanh rồi lặng lẽ chờ đợi và nhận diện thật cẩn trọng từng tư tưởng lộ diện như con mèo ngồi rình chuột trong một hốc tối thích hợp. Cứ thế, từng tư tưởng đi qua, ta không bỏ sót tư tưởng nào. Cái này trôi đi, ta chờ cái khác trôi đến.Ðiều tối trọng là vị hành giả đừng bao giờ để mình bị cuốn hút và mê hoặc bởi bất cứ luồng tư tưởng nào hết. Chúng ra sao cũng mặc, ta chỉ tri nhận môt cách hồn nhiên thôi. Các dòng tư tưởng có thể như tự tản mạn manh mún ngay khi mới vừa xuất hiện trong sự quan sát của ta, nhưng rồi sau đó đâu sẽ vào đấy, chúng sẽ lộ dạng nguyên hình. Ðối với nhiều người, chỉ trong năm phút ngắn ngủi đó có thể từ năm đến mười luồng tư tưởng khác nhau. Dùng đến con số toán học ở đây có vẻ không hay, nhưng nói vậy có nghĩa là trong từng phút giây thời gian, nội tâm chúng ta luôn biến động và trôi chảy không ngừng để có khi chỉ trong đôi ba phút, người ta có thể bị cuốn xô bởi hàng chục suy nghĩ mà không kềm hãm được. Chỉ với Thiền định, người hành giả mới có thể thấy được từng hình thái tư tưởng, thấy rõ những gì vẫn thống trị nội tâm chính mình, như một bức tranh xuất thần hay những dòng chữ trêu ngươi nào đó mà chúng tôi vừa ví dụ ở trên.Và điều sau cùng quan trọng hơn cả là chúng ta sẽ cảm nhận được cái kinh nghiệm rằng mình đã bằng cách nào, với cách điệu nào chiêm ngắm dòng luân lưu của tư tưởng thông qua một chánh niệm để chỉ ghi nhận chúng mà không bị chúng cuốn trôi, đồng hóa, huyễn hoặc bằng một ý niệm tự ngã, ngã sở nào hết. Ðiểm kỳ diệu của Thiền định nội quán nằm ngay ở chỗ này.
http://www.huongdaoonline.com.au/index.php?option=com_content&view=article&id=5035:thin-gia-i-thng&catid=64:bai-vit-2&Itemid=86

0 comments:

Post a Comment