Showing posts with label HT TUYÊN HÓA. Show all posts
Showing posts with label HT TUYÊN HÓA. Show all posts

Thursday, December 8, 2016

Phật lực vô biên - HT Tuyên Hóa


( Ngài là HT Tuyên Hóa đó nha )
Mặc dầu Ngài đã nghiên cứu nhiều tông phái Phật giáo, cùng tham thiền thoại đầu, nhưng đối với chư đệ tử quy y Ngài, Ngài luôn dạy họ niệm “Sáu chữ Hồng-danh” Vì pháp môn niệm Phật A Di Đà đều thích hợp cho mọi người, không kể thông minh hay ngu đần. Điều quan trọng là hành giả thường phải xưng niệm đến nhất tâm bất loạn thì chắc chắc lúc lâm chung sẽ được vãng sanh Tây phương Cực Lạc. Đối với người học Phật, đây là con đường tắt, dễ nhất, hữu hiệu nhất, không nghi ngờ gì cả.
Quả Thiện là đệ tử kiền thành quy y Ngài đã lâu. Ngày nọ bà đến Chùa lễ Phật, sau khi đảnh lễ Ngài, bà khóc kể rằng chồng bà là La Khang Duệ bị bệnh lao phổi đã đến thời kỳ cuối cùng và các bác sĩ đều tuyên bố là không còn phương chước. Nghe thế Ngài an ủi bà ta chớ quá ưu sầu, và dạy bà trở về khuyên chồng nên chí tâm niệm Phật. Nếu thọ mạng của ông ta chưa hết, thì sẽ nương Phật lực khiến ông lành bệnh; Còn nếu kiếp số của ông đã mãn, mà ông chân thành niệm Phật A Di Đà thì ông sẽ được vãng sanh. Ngài còn giảng cặn kẽ cho bà đạo lý “Thiên lý nan trắc, nhân mạng vô thường”  nghĩa là Trời cao thật khó đo lường, cũng như mạng sống con người rất đổi vô thường vậy.
Ông La nghe vợ thuật lại lời dạy của Ngài, ông nhận thấy rất có ý nghĩa, liền bảo bà đến cầu Ngài truyền giới Quy-y. Sau khi quy y được ba ngày, ông mơ thấy Ngài đến nhà, đầu đội chiếc mão giống như mão của đức Điạ Tạng và đắp cà sa đỏ, cùng với nhiều vị Bồ Tát, pháp tướng trang nghiêm; và Ngài bảo ông: Bệnh của con sẽ khỏi, con chớ quá ưu phiền!
Ngoài chứng bệnh lao phổi, ông La còn bị bệnh bao tử, bụng bị thủng phình trướng ra. Chỉ riêng chứng bệnh phổi của ông đã làm cho gia đình ông điêu đứng rồi, nên ông dấu người trong nhà chứng bệnh bao tử này. Khi thức giấc, bao tử ông tiết ra chất mặn không ngừng và mửa ra nhiều máu đọng. Kết quả là các bướu làm sưng đã được tống ra. Sau biến cố này ông càng tin tưởng Phật pháp và tinh tấn hơn. Trong bất cứ lúc đi, đứng, nằm, ngồi, tay không rời chuỗi tràng, mỗi ngày ông niệm cả muôn ngàn danh hiệu Phật. Do thành tâm, ông đã được cảm ứng nhiệm mầu; chỉ trong vài tháng sau, ông được bình phục mạnh khỏe và tráng kiện hơn trước. Đến lúc tái chiếu quang tuyến X, kết quả cho thấy bệnh lao phổi của ông đã hoàn toàn biến mất.

Đá tuôn nước cam lồ - HT Tuyên Hóa cầu nguyện cho có nước tại Chùa ở trên núi


Năm 1951 Ngài từ Thái Lan trở về Hương Cảng, và được tín đồ Phật giáo nơi đây rất sùng kính nên thỉnh Ngài đến Đàn Thông Thiện giảng Kinh Địa Tạng. Ngài đã giảng thuyết suốt hơn bốn mươi ngày. Mỗi ngày đều không dưới một trăm người đến tham dự. Thượng tuần tháng chạp, khi khóa giảng kinh Địa Tạng kết thúc, có nhiều vị cư sĩ bàn thảo với nhau về việc tìm mua một khoảng đất cúng dường để Ngài cất Tịnh xá. 
   Chẳng bao lâu họ đã mua được một mảnh đất hoang trên vùng đất cao, thuộc làng Mã Sơn, Tây Loan Hà, Hương Cảng. Tuy vùng đồi núi khá cao đường xá lại quá xa xôi. Nhưng mỗi tấc đất ở Hương Cảng như một tấc vàng, vì vậy việc tìm được mảnh đất này không phải là chuyện dễ. Duy chỉ có một việc không may là trên triền núi này lại không có mạch nước nào, nên việc dùng nước ở đây là cả một vấn đề nan giải.
Dân cư vùng phụ cận phải dùng đường mòn xuống núi, rồi tiếp đi trên đường lộ đến khu phố chợ để lấy nước, nguồn nước này do thành phố Hương Cảng tiếp tế. Lấy nước xong họ phải gánh trở lên núi và phải leo lên cả ba trăm bậc tam cấp mới đến nơi. Nhiều người dùng nước mà chỉ có một nơi cung cấp, nên họ phải sắp thành những hàng rất dài để chờ đến phiên. Thảo nào dân chúng ở đó khi nghe bàn về vấn đề “nước”  là họ sợ thất sắc.
Lúc khởi công xây cất Chùa, các vị cư sĩ đã trình lên Ngài vấn đề hiếm nước nhưng Ngài chẳng chút màng lo mà chỉ để tâm vào việc kiến dựng tu viện. Ngài đã không loan tin quảng cáo xin cúng dường, không phan duyên với các cư sĩ giàu có, và cũng không đến từng nhà để quyên góp; vì làm như vậy coi như lợi dụng sự hưng thịnh của dân Hương Cảng là đi ngược lại với những Tông chỉ mà Ngài đã từng dạy cho các đệ tử:
            Dù chết vì rét, không phan duyên
            Dù chết vì đói, không xin xỏ
            Dù chết vì nghèo, không cầu cạnh
            Tùy duyên nhưng không đổi lòng
            Không đổi lòng nhưng vẫn tùy duyên
            Ba tông chỉ ấy, ta phải giữ gìn

            Xả thân vì Phật sự
            Tạo mạng vì bổn sự
            Chánh mạng vì Tăng sự
            Gặp sự, rõ lý
            Rõ lý, hiển sự
            Lưu hành mạch phái Tổ sư đã truyền. 

Tất cả công trình xây cất đều do lòng tự nguyện phát tâm của tín chúng, chủ yếu là nhờ đạo lực quyết tâm dõng mãnh của Ngài, luôn muốn cho Đạo-tràng này sớm được đơm hoa kết trái. Ngài đã trang trí khung viên Chùa với những cây thông non nho nhỏ, những hàng đu đủ sai trái và những rặng trúc xinh xinh. Một đạo tràng thanh tịnh đã được hoàn thành vào cuối năm 1951, Ngài đặt tên là “Tây Lạc Viên”. Năm sau đó, lễ khánh thành Chùa Tây Lạc Viên cùng Lễ An vị Tây Phương Tam Thánh đã được tổ chức đúng vào ngày Phật Đản mồng 8 tháng 4.
   Sau khi dọn về Chùa mới, Ngài phát giác ra một tảng đá có khe nứt ở phía sau Chùa. Ngài bèn cắm vào đó một nhành dương rồi cầu nguyện chư Phật, Bồ Tát gia hộ ban cho một mạch nước nơi khe đá này. Thế rồi mỗi ngày ở bên tảng đá bể, Ngài chân thành khẩn thiết trì chú Đại-bi. Chẳng bao lâu mặt đất nơi ấy trở nên ẩm ướt và sau đó một mạch nước từ khe nứt của tảng đá phun ra, nước chảy ra vừa ngọt vừa sạch thành ao nước đầy. Ngài liền nhờ người xây hồ chứa nước ngay nơi đó. Từ đó nạn khan hiếm nước đã được chư Phật, Bồ Tát từ bi giải quyết.
Khi nghe nói ở Chùa có một hồ nước nhiệm mầu, mọi người trong vùng thảy đều kinh ngạc. Họ đã không tưởng tượng ra được là làm sao mà nước lại có thể chảy ra từ trong một tảng đá khô cằn tại một hòn núi hoang dã này? Họ vốn không tin Phật pháp, nhưng khi thấy rõ sự việc này, họ mới bắt đầu thâm tín ngôi Tam Bảo. 
Vào dịp Lễ Quán Thế Âm thành đạo ngày 19 tháng 6 năm 1959, Ngài tổ chức Pháp hội trong bảy ngày tại chùa Tây Lạc Viên, có đến vài trăm người đến tham gia. Khi ấy trời hè nóng bức, chánh phủ Hương Cảng ra lệnh tiết kiệm việc dùng nước. Mỗi ngày chỉ mở nước công cộng ba giờ nên nhân dân Hương Cảng đều than van khổ. Vậy mà hồ nước tại Chùa Tây Lạc Viên vẫn đầy tràn với mạch nước chảy ra không dứt, đủ sức cung cấp nước cho cả trăm người dùng. Đây là một kỳ tích thật không thể nghĩ bàn.

Sunday, May 15, 2016

Bí quyết tu thành công nè - HT Tuyên Hóa dạy ( mình nghe đồn nói HT Tuyên Hóa là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đó )


Khi tu hành ở Thiền-đường, quý vị phải tu làm sao cho "trên không biết có trời, giữa không biết có người, dưới không biết có đất." Trời, đất, người không còn, đông tay nam bắc cũng tiêu tan, thì lúc ấy một niệm cũng không khởi và toàn thể chân-tâm sẽ hiện bày. Quý vị sẽ đắc được "toàn thể đại dụng."


Nếu suốt ngày khởi vọng tưởng thì công phu sẽ không tương ưng. Do đó, phải dụng công tới chỗ không sinh khởi một niệm nào cả. Khi đi, không biết là mình đang đi; khi đứng, không biết là mình đang đứng; khi nằm, không biết là mình đang nằm; khi ngồi, không biết là mình đang ngồi. Ði, đứng, nằm, ngồi đều chẳng hay biết:
Cả ngày ăn cơm, nhưng chưa nuốt một hạt gạo.
Cả ngày mặc áo, nhưng chưa mặc một sơi tơ.
Lúc ấy, quý vị với hư không hợp làm một. Nếu hợp làm một với hư không thì mới hốt nhiên dung thông; đột nhiên quý vị sẽ hiểu rõ mọi sự. Ðó là cảnh giới đốn ngộ.
Ðốn ngộ là do bình thường dụng công, dụng đến chỗ tương ưng thì mới hốt nhiên khai ngộ. Nếu bình thường không dụng công thì không thể đốn ngộ được. Cũng như trẻ con sau khi sinh ra, nhờ ngày ngày được nghe tiếng nói nên tới một lúc nào đó chúng tự nhiên biết nói. Khi chúng thốt ra lời đầu tiên thì cũng tương tự như lúc chúng ta khai ngộ. Khi chúng bắt đầu biết đi, thì bước đầu tiên cũng có thể ví như lúc chúng ta khai ngộ vậy. Làm sao chúng đi được bước đầu tiên? Do bởi ngày nào chúng cũng nhìn thấy người lớn đi đi lại lại, cảnh tượng ấy huân tập vào đầu óc chúng, khiến chúng tự nhiên tập tễnh bước đi. Chúng ta dụng công cũng phải như vậy-hôm nay dụng công, ngày mai cũng dụng công. Tiếp tục như vậy, khi công phu chín muồi, không còn khởi ý tưởng gì, hết bặt vọng niệm, thì quý vị sẽ khai ngộ.
Sự khai ngộ do ngày ngày dụng công tu hành hoặc do từng giờ từng phút dụng công tu hành rồi đến khi công phu đã chín muồi thì chợt khai ngộ, là sự khai ngộ do dụng công tu hành trong đời này.
Có người hỏi: "Tôi thấy vị kia chẳng chịu dụng công tu hành gì cả, song tới Thiền-đường chưa được bao lâu thì bỗng nhiên khai ngộ. Ðó là vì sao?" Trường hợp này khá đặc biệt đấy. Ðó là vì kiếp này tuy y không dụng công tu hành, song kiếp trước y đã tu rồi. Không phải chỉ tu bình thường, mà từng giờ từng phút y đều tu, và chỉ thiếu một chút nữa là khai ngộ. Do đó, trong kiếp này gặp được hoàn cảnh y liền khai ngộ.
Ðốn-ngộ tuy là tức khắc khai ngộ, song cần phải vun bồi thiện căn từ kiếp trước. Giống như làm ruộng vậy-mùa xuân gieo giống, mùa hạ cày cấy, thì mùa thu mới thâu hoạch. Nếu mùa xuân không gieo hạt thì mùa thu làm sao có thâu hoạch? Có câu:
"Một phần canh tác thì một phần thâu hoạch."
Người tu Ðạo chúng ta cũng phải như thế-bất luận là khai ngộ hay chẳng khai ngộ đều phải dũng mãnh tinh tấn, nỗ lực tiến tới. Hy vọng trong một phút giây tối hậu chúng ta sẽ đạt kết quả, nhận ra "bản lai diện mục" của mình.
Vì sao chúng ta không nhận ra được "bản lai diện mục" của mình? Bởi vì tướng Ngã (cái "tôi") chưa trừ, lòng ích kỷ chưa dứt. Nếu không còn tướng Ngã và lòng ích kỷ thì có thể nhận ra "bản lai diện mục" ngay.
Nếu quý vị không muốn nhận ra "bản lai diện mục" thì không thành vấn đề-tu cũng được, không tu cũng xong, bởi vì quý vị chẳng có hy vọng gì cả. Song, người tu Ðạo nhất định cần phải có hy vọng. Ðó là hy vọng hiểu rõ mình từ đâu tới, rồi đi về đâu, muốn biết được mình từ đâu sinh ra và chết rồi thì đi về đâu. Nếu muốn biết "bản lai diện mục" của mình ra sao, thì quý vị phải không sợ khổ, sợ khó, sợ gian nan-như thế thì mới có thể phản bổn hoàn nguyên, đắc được "thân kim-cang bất hoại."
Chúng ta làm gì trong Thiền-đường? Chính là rèn luyện "thân kim-cang bất hoại." Một khi đã là "thân kim-cang bất hoại," thân ta ắt hẳn chẳng còn biết khổ sở, chẳng còn biết đau đớn. Do đó nếu chúng ta cứ sợ khổ sợ đau thì không làm sao thành tựu được "thân kim-cang bất hoại." Thân bất hoại này là do rèn luyện mà thành. Và công việc chúng ta đang làm đây chính là rèn luyện "thân kim-cang bất hoại"-rèn luyện thân này cho được kiên cố, vĩnh viễn không hư hoại.
Nghe vậy, có vị nghĩ rằng: "Tôi tu hành không phải vì cái 'túi da thối' này. Rèn luyện nó thành bất hoại để làm gì chứ?" Không sai! Lý luận của quý vị đúng lắm; song, "thân kim-cang bất hoại" mà tôi nói đây không phải là "túi da thối" này. Vậy thì là gì? Là "thân kim cang bất hoại" của tự-tánh, cũng là Pháp-thân và huệ-mạng, mà cũng chính là "thân kim cang bất hoại" của tự-tánh nguyên thủy thanh tịnh.
Quý vị nên nhớ: Tu Ðạo không phải là chuyện dễ. Hễ quý vị muốn tu Ðạo thì có ma tới phá. Ma này không phải chỉ từ một nơi, mà từ bốn phương tám hướng kéo tới. Có thứ là ma bịnh, có thứ là ma phiền não; lại có thiên ma, nhân ma, quỷ ma và cả yêu ma nữa. Chúng ma kéo tới từ chỗ quý vị chẳng ngờ chẳng biết, làm cho Ðạo-tâm của quý vị lung lay, khiến quý vị thối lui trên đường tu tập. Chúng dùng đủ cách để dụ dỗ, uy hiếp, đe dọa, khiến quý vị phải thối chuyển, mất Ðịnh-lực, rồi bỏ tu luôn. ( Mình thì bị ma phiền não tới phá )
Quý vị ngồi Thiền tới một trình độ kha khá thì sẽ có ma tới thử thách xem Ðạo-lực của quý vị ra sao. Có khi chúng hóa hiện làm kẻ nam hay người nữ với dáng mạo đẹp đẽ để dụ dỗ-nếu không động tâm thì quý vị vượt qua được thử thách, nếu động tâm thì quý vị sẽ đọa lạc. Ðây là điều vô cùng quan trọng, quý vị hãy nhớ cho kỹ! Hễ sẩy chân lỡ bước là ôm hận ngàn đời!
Khi cảnh giới hiện ra để thử thách kẻ tu hành, thì chúng ta cần phải xét xem cảnh giới ấy là giả hay thật. Dùng phương cách gì? Rất đơn giản: niệm "A Di Ðà Phật," chuyên nhất không loạn, chẳng khởi vọng tưởng. Nếu cảnh giới ấy là giả thì nó sẽ từ từ biến mất. Nếu là cảnh giới thật thì càng niệm, cảnh ấy càng hiện ra rõ ràng. Ai ngồi Thiền không hiểu phương pháp này sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và Ðạo-nghiệp sẽ tiêu tan. Lại có kẻ tự cho rằng mình đã nhập ma-cảnh, do đó sẽ bỏ lỡ cơ hội khai ngộ.
Lúc còn trẻ tôi có nghe nói rằng: "Tu Ðạo thì có ma." Tôi không tin, lại còn kiêu ngạo nói: "Ma gì tôi cũng không sợ! Tôi chẳng sợ bất kỳ thứ yêu ma quỷ quái nào!" Tôi cho rằng nói như thế cũng không sao, chẳng có gì đáng e ngại. Nào ngờ chẳng bao lâu quả có ma lại phá tôi. Ma gì? Ma bịnh! Lần ấy tôi bịnh nặng, hôn mê suốt bảy, tám ngày, chẳng hay biết gì cả. Bấy giờ mới biết là công phu tu hành chưa đủ nên không vượt qua được thử thách. Yêu ma quỷ quái, thiên ma ngoại đạo, tôi đều không sợ; chỉ sợ ma bịnh-không hàng phục được nó, mà cũng không chịu đựng nổi nó. Do đó, người tu Ðạo chớ có khoe khoang, tự đắc, nói rằng mình chẳng sợ gì cả. Nếu quý vị tự mãn tự đắc thì rắc rối sẽ kéo tới ngay!
Người tu Ðạo cần phải thế nào? Cần phải khiêm nhường, cẩn thận giống như đang đi trên bờ vực sâu, hay bước trên mặt băng mỏng vậy. Lúc nào cũng phải hết sức thận trọng, đề cao cảnh giác, thì mới tu Ðạo được. Nói tóm lại, hãy "nói ít, ngồi thiền nhiều"; đó là căn bản của việc tu hành.
Người tu hành thành tựu được Ðạo-nghiệp là nhờ ai trợ giúp? Chính là ma đấy! Cũng như muốn cho lưỡi dao được bén thì phải mài, người tu hành phát huy được ánh sáng trí huệ cũng là nhờ ma lại giúp. Do đó, quý vị hãy xem ma như là hộ pháp vậy. Cho nên có câu:
Kiến sự tỉnh sự xuất thế gian
Kiến sự mê sự đọa trầm luân.
(Thấy việc, hiểu rõ: xuất thế gian,
Thấy việc, si mê: chịu đọa lạc.)
Nếu quý vị có khả năng giác ngộ, gặp cảnh liền hiểu thấu suốt, thì quý vị sẽ siêu xuất thế giới. Nếu quý vị không thể giác ngộ, gặp chuyện gì thì mê mờ chuyện ấy, ắt sẽ đọa địa ngục. Cho nên, người tu Ðạo không sợ gặp ma, chỉ sợ chẳng có Ðịnh-lực. Ma tới là giúp quý vị, thử thách quý vị, xem quý vị có công phu, có Ðịnh-lực hay không. Nếu quý vị có công phu, có Ðịnh-lực, thì bất luận là thứ ma gì đi nữa, chúng cũng không làm quý vị dao động tinh thần được.
Người tu hành lúc nào cũng phải treo mấy chữ "vấn đề sống chết" ngang mày, lúc nào cũng nghĩ cách để liễu sinh thoát tử. Quý vị nên biết rằng không có việc gì trọng yếu hơn "sinh tử sự đại?uot; cả. Nếu chuyện sinh tử chưa giải quyết, quý vị sẽ không biết vì sao mình sinh ra và chết rồi thì đi về đâu. Do đó, chưa chân chính thông suốt "vấn đề sống chết" thì cần phải nỗ lực dụng công; bằng không thì sẽ vĩnh viễn bị vòng sinh tử luân hồi ràng buộc, không sao giải thoát được.
Trên đường Ðạo, quý vị hãy nghĩ tới "vấn đề sống chết" này, xem chúng ma như là kẻ hộ pháp giúp mình tu hành. Ai chửi quý vị, đánh quý vị, chính là giúp đỡ quý vị tu hành. Ai nói thị phi về quý vị, gây khó khăn cho quý vị, cũng chính là để giúp quý vị tu hành. Nói tóm lại, khi nghịch cảnh kéo tới, quý vị cứ thuận theo nó mà nhẫn chịu. Hãy coi chúng như là những bạn bè tới để trợ giúp cho quý vị thì phiền não sẽ hết. Hễ hết phiền não thì trí huệ phát sinh. Có trí huệ chân chính thì tất cả ma quái không còn cách gì làm cho tâm quý vị dao động nữa.
Vì sao chúng ta bị cảnh giới của yêu ma làm cho dao động? Bởi vì trí huệ của chúng ta chưa viên mãn. Vì trí huệ không viên mãn nên gặp việc gì cũng sinh mê muội, không nhận thức được rõ ràng-ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng đều nẩy sinh, và phiền não cũng theo đó mà trỗi dậy. Nếu quả có trí huệ, thì không có những vấn đề ấy đâu!

Vì sao dụng công mà không được tương ưng? HT Tuyên Hóa



Vì sao dụng công mà không được tương ưng? Vì thói quen, tập khí từ vô lượng kiếp đến nay quá sức sâu dày; do đó, tâm muốn hướng tới con đường Bồ-đề mà thân thì chẳng chịu tiến tới, cứ muốn thối lui ( là tui đóa ). Quý vị phải biết rằng hễ tập khí, thói quen quá nặng nề, nghiệp chướng dày sâu, thì càng cần phải buông xả vọng tưởng. Buông xả vọng tưởng không khó, quý vị chỉ cần quên mình đi là vọng tưởng hết ngay. Chỉ vì còn có cái "tôi" nên quý vị mới không thể quên bẵng được mình.

Tuesday, October 13, 2015

KINH ĐỊA TẠNG - HT. Tuyên Hóa Giảng


Hỏi: Có sự phân biệt gì giữa Tánh, Thức, Ý và Tâm? Hòa Thượng Tuyên Hóa

Đáp: Đứa bé khi mới sanh ra rất là hồn nhiên, không người, không ta, không chúng sanh, không thọ giả, đây có thể gọi là "Tánh". Khi nó biết uống sữa rồi thì "Thức" sẽ tăng thêm. Sau khi biết uống sữa, nó lại biết mặc quần áo; nếu không mặc thì nó sẽ cảm thấy xấu hổ và bị lạnh; biết đói khát nóng lạnh, đó tức là "Ý" vậy. Đến khi đứa bé lớn lên, nó muốn cái này, thích cái nọ, đây tức là có "Tâm" rồi. Như vậy tâm vốn có bốn thứ, nhưng cũng có thể nói là một, là có sự liên hệ với nhau không thể tách rời, là cùng chung một nhà. Tuy nói có bốn danh từ nhưng bản tánh của nó chỉ là một thứ thôi. Đầu sỏ tội lỗi của nó vốn là cái "Nghiệp" đó.
- Gậy Kim Cang Hét Quyển 2 -
NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT _()_

Mụt nhọt mặt người đời hiện tại - Hòa Thượng Tuyên Hóa rất hay



   Hôm nay giảng hai công án về sát sanh. Vào khoảng trước sau năm 1945, tại chùa Thừa Thiên, tỉnh Tô Châu, Trung Quốc có vị hòa thượng trụ trì. Tuy vị nầy là người theo đạo Phật, nhưng tin ngoại đạo, trong chùa miếu thờ Tiên Hồ Ly. Do đó hồ ly ở vùng miếu nầy ra vào tự do, không bị xua đuổi, nó cũng không sợ người. Người và hồ ly ở chung, bình an vô sự.
Lúc đó, Hòa Thượng Đại Minh làm thủ tọa ở đây, đang bế quan duyệt đọc đại tạng kinh. Hồ ly cũng đến phòng hoà thượng đồng tu. Thủ tọa duyệt kinh, nó nằm ngủ trên tấm đệm thủ tọa lạy Phật. Khi thủ tọa đến lạy Phật bảo nó: "Ta muốn lạy Phật, mầy ra ngoài đi!" Lúc đó hồ ly lửng thửng bước ra khỏi phòng. Chờ khi thủ tọa lễ xong, nó lại vào, dĩ nhiên là ngủ trên tấm đệm bái Phật. Ngày nào cũng như thế trải qua thời gian dài, hai bên thành như bạn đạo.
Một ngày kia, hòa thượng thủ tọa có chút nóng tính, muốn bái Phật bèn bảo nó: "Mầy phải ra ngay, không ta đánh chết mầy!" Hồ ly trưng mắt nhìn như không lý đến hòa thượng, nó tiếp tục nhắm mắt, ngủ tiếp. Nó nghĩ đại khái: Người tu hành chân chánh, từ bi là hoài bảo, phương tiện làm cửa ngỏ, cho nên không đi.
Bấy giờ, thủ tọa tức giận: "Há như thế sao! Khách đoạt ngôi vị chủ đơn giản vậy sao, ta đánh chết mầy!" Nói xong lấy cây thước vuông uy hiếp nó, buộc nó phải đi. Hồ ly không lý gì đến cử động nầy, thủ tọa còn cơn nóng vung thước vuông đánh hồ ly, không ngờ trật tay đánh vỡ đầu hồ ly, não máu chảy ra đỏ cả tấm đệm bái Phật, thế là nó bị đánh chết. Thủ tọa phạm tội sát sanh, lòng vô cùng hối hận, không biết giải quyết thế nào cho ổn. Nghiệp tội nầy làm sao tiêu đây? Nghĩ quanh nghĩ quẩn, nghĩ không ra cách nào. Bỗng nhiên linh cơ mấp máy, như có tiếng ai vừa nói, đánh chết hồ ly, đem thịt nó cho người chung quanh ăn, nghiệp tội sẽ hết. Cuối cùng lóc da hồ ly, đem thịt cho người làm công ăn. Thủ tọa cho rằng như vậy đã giải quyết xong.
Không ngờ bảy ngày sau, linh hồn hồ ly nói với thủ tọa: "Tôi đã đến Diêm Vương cáo tố ông, ông phải đền mạng cho tôi." Thủ tọa sau khi ngồi thiền nghe như vậy, kinh khủng muôn phần, cuối cùng phải niệm chú Đại Bi. Bởi sức gia trì của chú, hồ ly không thể tiếp cận thân thể của hòa thượng, cho nên không làm hại được ông, nhưng nó không bỏ đi, lúc nào cũng đến quấy nhiễu ông. Sau bảy ngày hồ ly biết không thể báo cừu, bèn tìm viện binh. Quí vị nghĩ thử xem, nó mượn binh nào đây? Đó là âm hồn của binh sĩ Nhật Bổn chết trong trận Nhật Bổn xâm lăng Trung Quốc. Hồ ly chiêu tập rất nhiều binh đội đến, hướng vào thân thể thủ tọa dùng đạn pháo bắn vào, oanh kích rất nhiều ngày cũng bắn không trúng thân thể của thủ tọa. Vì sao? Vì thủ tọa đem hết tinh thần tụng chú Đại Bi, không rời thiền sàng, đạn pháo chỉ rơi bốn bên của thủ tọa, cho nên bắn hoài không trúng.
Thủ tọa không ăn không uống nhiều ngày, thực tại sức cùng lực kiệt, trong một lúc tinh thần hốt hoảng, đầu gối bên phải bị pháo trúng, âm binh Nhật Bổn bèn thối lui. Thủ tọa giải trừ được trận pháo kích uy hiếp, lòng rất sung sướng, cho rằng vô sự. Vừa mới nghĩ như thế, cảm giác bị pháo trúng phát đau, cúi đầu nhìn xuống, đầu gối có mụt nhọt giống mặt người, có miệng, có răng, vừa sưng vừa đau, không thuốc nào chửa khỏi.
Một ngày kia, người chung quanh nói với ông: "Lấy thịt mỡ đắp lên miệng mụt nhọt, có thể bớt đau.", ông làm theo quả nhiên có hiệu quả. Nhưng khi thịt bị mụt nhọt mặt người ăn hết, lại bắt đầu đau. Cứ như thế hành hạ hoài, khổ không chỗ nói. Trải qua nhiều ngày đau khổ, thủ tòa giác ngộ chỉ có tiêu trừ nghiệp chướng mới khỏi khổ. Cuối cùng nhận chân tu hành, không để ý đến đau đớn. Ông cố nhịn trăm phương khổ sở, nhất tâm bái Phật, sám hối nghiệp sát, trải qua ba năm mới thuyên giảm.
Vị hòa thượng thủ tọa nầy là vị Hoà Thượng đi tham học bái phỏng các bậc tu hành Thiện tri thức khắp nơi. Ông từng triều bái tứ đại danh sơn (Ngũ Đài Sơn, Nga My Sơn, Cửu Hoa Sơn, Phổ Đà Sơn) cho đến bát đại tiểu sơn trong thiên hạ. Tuy có lỡ tay đánh chết hồ ly, cũng đã sám hối bái Phật mới tiêu trừ nghiệp chướng. Do đó phải biết, nghiệp báo sát sanh thật là tệ hại. Các vị chú ý, cần phải làm nhiều công đức phóng sanh. Nếu vô ý sát sanh, sẽ mắc bệnh lạ lùng, không cách nào chữa trị, hoặc thành người tàn phế, trọn đời khó chịu!

Wednesday, October 7, 2015

Những vong linh thai nhi vô tội - HT. Tuyên Hóa


Friday, August 21, 2015

KINH ĐỊA TẠNG - HT. Tuyên Hóa Giảng



      HT đã nói : thần thông là có sẵn trong mỗi người chúng ta .....chỉ là chúng ta "đang mê" nên đã đánh mất thần thông trong người của mình ......










Friday, October 3, 2014

Pháp Môn Niệm Phật - Hòa Thượng Tuyên Hóa


Monday, October 7, 2013

Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giải thích tại sao niệm thần chú lại được linh ứng , cầu gì được đó

  Mình nghe băng giảng này mới biết nguyên nhân tại sao niệm thần chú lại được linh ứng như vậy , các bạn nên nghe bài này , HT Tuyên Hóa giảng rất hay ...... thần chú như là mật khẩu của chư Phật và qủy thần nghe đọc tên của Sư Phụ chúng , họ cũng phải nể nang người tụng chú mà khg dám quậy phá ...... Ngay cả mình cũng từng trải nghiệm được sự linh hiển của Bát Nhã Tâm Kinh này , lúc đó mình đang bị nạn qúa chừng , nhưng nhờ tụng bài kinh này là mình hết nạn liền , rất là hay .