Hôm nay giảng hai công án về sát sanh. Vào khoảng trước sau năm 1945, tại chùa Thừa Thiên, tỉnh Tô Châu, Trung Quốc có vị hòa thượng trụ trì. Tuy vị nầy là người theo đạo Phật, nhưng tin ngoại đạo, trong chùa miếu thờ Tiên Hồ Ly. Do đó hồ ly ở vùng miếu nầy ra vào tự do, không bị xua đuổi, nó cũng không sợ người. Người và hồ ly ở chung, bình an vô sự.
Lúc đó, Hòa Thượng Đại Minh làm thủ tọa ở đây, đang bế quan duyệt đọc đại tạng kinh. Hồ ly cũng đến phòng hoà thượng đồng tu. Thủ tọa duyệt kinh, nó nằm ngủ trên tấm đệm thủ tọa lạy Phật. Khi thủ tọa đến lạy Phật bảo nó: "Ta muốn lạy Phật, mầy ra ngoài đi!" Lúc đó hồ ly lửng thửng bước ra khỏi phòng. Chờ khi thủ tọa lễ xong, nó lại vào, dĩ nhiên là ngủ trên tấm đệm bái Phật. Ngày nào cũng như thế trải qua thời gian dài, hai bên thành như bạn đạo.
Một ngày kia, hòa thượng thủ tọa có chút nóng tính, muốn bái Phật bèn bảo nó: "Mầy phải ra ngay, không ta đánh chết mầy!" Hồ ly trưng mắt nhìn như không lý đến hòa thượng, nó tiếp tục nhắm mắt, ngủ tiếp. Nó nghĩ đại khái: Người tu hành chân chánh, từ bi là hoài bảo, phương tiện làm cửa ngỏ, cho nên không đi.
Bấy giờ, thủ tọa tức giận: "Há như thế sao! Khách đoạt ngôi vị chủ đơn giản vậy sao, ta đánh chết mầy!" Nói xong lấy cây thước vuông uy hiếp nó, buộc nó phải đi. Hồ ly không lý gì đến cử động nầy, thủ tọa còn cơn nóng vung thước vuông đánh hồ ly, không ngờ trật tay đánh vỡ đầu hồ ly, não máu chảy ra đỏ cả tấm đệm bái Phật, thế là nó bị đánh chết. Thủ tọa phạm tội sát sanh, lòng vô cùng hối hận, không biết giải quyết thế nào cho ổn. Nghiệp tội nầy làm sao tiêu đây? Nghĩ quanh nghĩ quẩn, nghĩ không ra cách nào. Bỗng nhiên linh cơ mấp máy, như có tiếng ai vừa nói, đánh chết hồ ly, đem thịt nó cho người chung quanh ăn, nghiệp tội sẽ hết. Cuối cùng lóc da hồ ly, đem thịt cho người làm công ăn. Thủ tọa cho rằng như vậy đã giải quyết xong.
Không ngờ bảy ngày sau, linh hồn hồ ly nói với thủ tọa: "Tôi đã đến Diêm Vương cáo tố ông, ông phải đền mạng cho tôi." Thủ tọa sau khi ngồi thiền nghe như vậy, kinh khủng muôn phần, cuối cùng phải niệm chú Đại Bi. Bởi sức gia trì của chú, hồ ly không thể tiếp cận thân thể của hòa thượng, cho nên không làm hại được ông, nhưng nó không bỏ đi, lúc nào cũng đến quấy nhiễu ông. Sau bảy ngày hồ ly biết không thể báo cừu, bèn tìm viện binh. Quí vị nghĩ thử xem, nó mượn binh nào đây? Đó là âm hồn của binh sĩ Nhật Bổn chết trong trận Nhật Bổn xâm lăng Trung Quốc. Hồ ly chiêu tập rất nhiều binh đội đến, hướng vào thân thể thủ tọa dùng đạn pháo bắn vào, oanh kích rất nhiều ngày cũng bắn không trúng thân thể của thủ tọa. Vì sao? Vì thủ tọa đem hết tinh thần tụng chú Đại Bi, không rời thiền sàng, đạn pháo chỉ rơi bốn bên của thủ tọa, cho nên bắn hoài không trúng.
Thủ tọa không ăn không uống nhiều ngày, thực tại sức cùng lực kiệt, trong một lúc tinh thần hốt hoảng, đầu gối bên phải bị pháo trúng, âm binh Nhật Bổn bèn thối lui. Thủ tọa giải trừ được trận pháo kích uy hiếp, lòng rất sung sướng, cho rằng vô sự. Vừa mới nghĩ như thế, cảm giác bị pháo trúng phát đau, cúi đầu nhìn xuống, đầu gối có mụt nhọt giống mặt người, có miệng, có răng, vừa sưng vừa đau, không thuốc nào chửa khỏi.
Một ngày kia, người chung quanh nói với ông: "Lấy thịt mỡ đắp lên miệng mụt nhọt, có thể bớt đau.", ông làm theo quả nhiên có hiệu quả. Nhưng khi thịt bị mụt nhọt mặt người ăn hết, lại bắt đầu đau. Cứ như thế hành hạ hoài, khổ không chỗ nói. Trải qua nhiều ngày đau khổ, thủ tòa giác ngộ chỉ có tiêu trừ nghiệp chướng mới khỏi khổ. Cuối cùng nhận chân tu hành, không để ý đến đau đớn. Ông cố nhịn trăm phương khổ sở, nhất tâm bái Phật, sám hối nghiệp sát, trải qua ba năm mới thuyên giảm.
Vị hòa thượng thủ tọa nầy là vị Hoà Thượng đi tham học bái phỏng các bậc tu hành Thiện tri thức khắp nơi. Ông từng triều bái tứ đại danh sơn (Ngũ Đài Sơn, Nga My Sơn, Cửu Hoa Sơn, Phổ Đà Sơn) cho đến bát đại tiểu sơn trong thiên hạ. Tuy có lỡ tay đánh chết hồ ly, cũng đã sám hối bái Phật mới tiêu trừ nghiệp chướng. Do đó phải biết, nghiệp báo sát sanh thật là tệ hại. Các vị chú ý, cần phải làm nhiều công đức phóng sanh. Nếu vô ý sát sanh, sẽ mắc bệnh lạ lùng, không cách nào chữa trị, hoặc thành người tàn phế, trọn đời khó chịu!
0 comments:
Post a Comment