Wednesday, July 25, 2012

15 phút mỗi ngày cho vòng eo đẹp


15 phút mỗi ngày cho vòng eo đẹp
Ảnh minh họa.


Mỗi ngày chỉ cần 15 phút, bạn sẽ luôn có vòng eo hoàn hảo.

Khởi động: Tư thế mèo thức giấc
15 phút mỗi ngày cho vòng eo đẹp, Làm đẹp, bai tap eo thon gon, eo thon cho cong so, lam dep, the duc tham my, tap bung,



Bắt đầu với tư thế như trong hình. Thở ra và uốn cong cơ bụng, hướng cột sống lên phía trần nhà. Nhẹ nhàng giữ chặt cằm, giữ nguyên tư thế này từ 10-15 giây. Sau đó, thở ra và quay trở lại tư thế ban đầu, rồi tiếp tục hướng đầu và ngực lên trên từ 10-15 giây. Rồi lại trở về tư thế ban đầu, tiếp tục lặp lại các bước 5-8 lần.
Động tác 1: Bird-dog

15 phút mỗi ngày cho vòng eo đẹp, Làm đẹp, bai tap eo thon gon, eo thon cho cong so, lam dep, the duc tham my, tap bung,



Để tạo ra một cơ bụng săn chắc cùng vùng lưng phía sau khỏe mạnh, giữ nguyên tư thế như khi chuẩn bị khởi động, thắt chặt bụng, giữ cho lưng và cổ ở vị trí trung lập, mắt nhìn xuống sàn. Từ từ mở rộng chân trái về phía sau kết hợp tay phải giơ về phía trước. Giữ hông và vai vuông, lưng thẳng trong 5 giây rồi trở về vị trí ban đầu và đổi bên. Thực hiện mỗi bên 5-10 nhịp.
Động tác 2: Với bóng
15 phút mỗi ngày cho vòng eo đẹp, Làm đẹp, bai tap eo thon gon, eo thon cho cong so, lam dep, the duc tham my, tap bung,



Tăng cường sự săn chắc cho cơ bụng bằng cách ngồi trên một quả bóng lớn với 2 bàn chân chạm sàn. Di chuyển bàn chân về phía trước như khi đi bộ, toàn bộ phần còn lại của cơ thể được đặt trên quả bóng và giữ cho đùi song song với sàn nhà. Khoanh tay trước ngực và hơi chạm nhẹ vào cằm. Hóp bụng và thở ra khi bạn nâng cao người một góc 45 độ.
 
Tạm dừng một lúc, rồi hạ thấp người xuống, hít vào khi bạn đi. Nếu cảm thấy không ổn định, hãy để hai bàn chân xa nhau hơn một chút. Lặp lại 8-12 lần.
Động tác 3: Sấp ván
15 phút mỗi ngày cho vòng eo đẹp, Làm đẹp, bai tap eo thon gon, eo thon cho cong so, lam dep, the duc tham my, tap bung,



Nằm trên bụng với cánh tay cong, lòng bàn tay và cánh tay trên mặt đất, các ngón tay chỉ về phía trước, chân mở rộng, các ngón chân giấu bên dưới. Từ từ nhấc toàn bộ cơ thể của bạn khỏi sàn nhà.
 
Giữ cho lòng bàn tay, cẳng tay, và ngón chân trên mặt đất. Tránh cong lưng xuống, tránh cho hông của bạn di chuyển về phía trước và tránh nhún vai vì như thế sẽ không đạt hiệu quả. Giữ trong 10-30 giây, mỗi lần 1 phút.
Động tác 4: Đạp xe
15 phút mỗi ngày cho vòng eo đẹp, Làm đẹp, bai tap eo thon gon, eo thon cho cong so, lam dep, the duc tham my, tap bung,



Nằm trên lưng với các ngón tay phía sau tai, chân trong không khí, đầu gối kéo về phía ngực. Mục tiêu là tác động vào vùng eo hai bên và toàn bộ vùng bụng bằng cách nâng bả vai lên khỏi mặt đất. Chân phải thẳng tạo một góc 45 độ với mặt sàn và xoay phần cơ thể sang bên trái, đưa khuỷu tay phải về phía đầu gối trái. Sau đó đổi bên. Thực hiện 8-12 nhịp.
Động tác 5: Nghiêng một bên
15 phút mỗi ngày cho vòng eo đẹp, Làm đẹp, bai tap eo thon gon, eo thon cho cong so, lam dep, the duc tham my, tap bung,



Quay người về phía bên phải, chân mở rộng, bàn chân và hông thả lỏng trên mặt đất và xếp chồng lên nhau. Đặt khuỷu tay phải trực tiếp xuống phía dưới vai để đỡ cơ thể và định vị đầu thẳng với cột sống. Nhẹ nhàng nhấc hông và đầu gối khỏi sàn. Động tác này giúp củng cố hai bên và giúp vùng bụng săn chắc hơn. Thực hiện từ 10-30 giây, sau đó tăng lên 1 phút. Đổi bên là lặp lại tương tự.
Động tác 6: Reverse crunch
15 phút mỗi ngày cho vòng eo đẹp, Làm đẹp, bai tap eo thon gon, eo thon cho cong so, lam dep, the duc tham my, tap bung,



Để tác động mạnh hơn tới toàn bộ vùng bụng, nằm ngửa, 2 cánh tay dang rộng sang hai bên hoặc 2 bàn tay đặt phía sau đầu nếu bạn thấy thoải mái hơn. Nâng đầu gối và bàn chân lên, tạo góc 90 độ. Hóp bụng và thở ra khi bạn nâng hông lên, đầu gối hướng về phía đầu. Cố gắng giữ đầu gối ở một vị trí đúng. Hít vào và từ từ hạ thấp xuống. Lặp lại 8-12 lần.
Thư giãn: Cobra
15 phút mỗi ngày cho vòng eo đẹp, Làm đẹp, bai tap eo thon gon, eo thon cho cong so, lam dep, the duc tham my, tap bung,



Nằm trên bụng với hai bàn tay đạt dưới vai nhưng các ngón tay hướng về phía trước. Vươn dài cổ. Nhẹ nhàng thở ra, nâng ngực và thân sao cho bụng kéo căng. Bấm hông vào mặt đất. Giữ từ 15-30 giây rồi hạ thấp lưng xuống sàn.
Theo Đẹp online

Tuesday, July 24, 2012

Làm lành lánh dữ

                                                   Chớ vì ác nhỏ mà làm
                                             Đừng vì lành nhỏ mà đành bỏ qua .

  Lành dữ là hai hạt nhân đưa đến vui và khổ . Muốn vui, sợ khổ thì phải bớt hạt nhân dữ lại , dù nhỏ nhưng nó sẽ tích lũy thành lớn , hạt nhân lành dù nhỏ nhưng nó sẽ tích tụ thành lớn , sẽ được qủa to . ( Trích trong  Pháp Bảo Cổ nhân )

 CN kết nhất là cái này nên trích đoạn ra phần này . Cho nên mỗi ngày mình phải  tính toán xem mình nên làm gì cho có phước . Vì mình muốn gây hạt giống thật tốt lành cho cuối đời mình hưởng và sẽ trổ qủa ngọt ở kiếp sau , nhưng CN khg muốn tái sanh ở cõi này nữa cho nên tất cả mọi công đức mình làm được đều hồi hướng về cõi Cực Lạc . Nhưng mà nói thật lòng mình khg muốn giúp những người mình đã làm tổn thương mình trong qúa khứ đâu ,CN còn vướng mắc cái  này , cho nên mình làm phước việc khác ,còn những oan gia này thì mặc kệ cho họ nói mình tu kiểu gì mình vẫn khg sao hết , I don't care because I don't want to get hurt again  . Vì họ đã làm CN bị thương rất nặng , mìnhđã bỏ qua ,  khg trả thù là họ đã qúa may mắn rồi chứ đừng hòng mà kêu mình giúp đỡ gì ,cái này CN cũng bị SP la hoài , nhưng từ từ SP ơi , con phải tu ngàn kiếp nữa con mới tiến lên được tới trình độ giúp đỡ cho kẻ thù của mình ...:):)

Gieo hạt giống tốt bằng cách này :

- Mỗi ngày phải vào tu ít nhất 1 tiếng đồng hồ ( tụng kinh , lạy Phật , nếu bắt con tu chung thì vui lắm , như 1 đạo tràng nhỏ ở nhà vậy , mấy hôm CN  bắt mấy đứa con lạy Phật và ngồi xếp bằng niệm Phật , những bàn tay tí hon của chúng xếp lại ,nhìn thấy cưng lắm , nếu bắt con mèo mà tu được ,CN cũng ép nó tu luôn cho có phước...hìhì... , mà nhắc tới con mèo nhà CN ngộ lắm nghe , hồi mới về nhà , nó dữ như bà chằng vậy đó , khg ai đụng nó được , đụng tới là nó quào và cắn  chảy máu tay mình hết ....nhưng ở nhà ai cũng thương nó hết , mà hình như nó biết mình thương nó hay sao ấy , nên giờ nó rất hiền , và friendly lắm , mà nó khôn lắm , hình như nó hiểu mình nói cái gì ấy , cả tiếng Việt lẫn tiếng Mỹ , nó biết 2 thứ tiếng ...hìhì....ái riết rồi ái luôn tới con mèo , sao mà nuôi riết rồi cưng nó qúa trời vậy khg biết nữa ....)

- Mỗi ngày phải bỏ ống ( tùy theo khả năng để cúng Chùa )

- Giúp đỡ những người  "đáng giúp " chung quanh mình ( tâm còn phân biệt ớn chưa , nếu khg mình nổi sân thì tiêu hết phước sao ? Cho nên phải làm vậy cho an toàn hơn )

- Lúc đi đứng nằm ngồi gì cũng niệm Phật hết , ráng  niệm Phật làm sao mà nghe tiếng chửi như tiếng niệm Phật , nghe tiếng gió thổi cũng là tiếng A Di Đà Phật , nghe tiếng dế kêu cũng là tiếng A Di Đà Phật , tiếng  thị phi cũng là A Di Đà Phật , nghe ai nói xấu mình cũng là A Di Đà Phật ( mà nghiến răng niệm  :):)  ) ...... trùi ,tới trình độ này là sắp " thăng " về Cực Lạc rồi nha .  Lúc đó khg biết mình có sợ chết khg nhỉ ?

 CN ghi cái này để tự nhắc nhở mình nếu mà lâu lâu mình quên , quay lại xem cho nhớ . Chúc các bạn ráng gieo nhiều hạt giống tốt ,đẹp mỗi ngày khi mình đang có phước còn mang thân người . Bắt cái thân này nó làm nhiều việc thiện , tới khi mất thân này thì mình giành  hết phước chạy về cõi trời hay cõi Cực Lạc ở cho nó sướng ...hìhì....( có "đầy tớ "  ngu sao khg xài ....)



Pháp bảo cổ nhân


Lời Dẫn Nhập
 
Cổ nhân di Pháp Bảo
Kim nhân tiếp tư lương
Người xưa truyền Pháp Bảo
Người nay nhận suy tư
Chương 1
TO BOTTOM

                    Pháp Bảo là Pháp quý. Quý ở chổ ngay trong cuộc đời ngũ trược ác thế, đầy phiền chướng khổ đau này, chuyển thành bình thường an lạc. Cổ nhân dạy: "Tâm bình thế giới bình".
Pháp Bảo được xuất phát từ những con người bình thường, nhưng không sống theo tư tưởng vị kỷ bình thường của thế nhân, mà vượt lên theo chiều hướng vị tha, lấ cuộc đời khổ đau làm môi trường để tu tập, tác thành vĩ nhân, Hiền, Thánh, Bồ Tát, và chư Phật.
                    Quyển giáo trình Pháp Bảo cổ nhân 1, do soạn giả góp nhặt những lời quý báu của cổ nhân lưu lại, Tự thân các ngài đã áp dụng suốt cả cuộc đời để được an bình trong nhâN thế, là Pháp đáng được người nay làm gương sáng noi theo, suy nghiệm và hành trì.
                    Tiếp nhận Pháp Bảo, trước tiên nên đưa vào tâm thức để được an tịnh tinh thần. Nếu tinh thần an tịnh thì bao nhiêu đức tánh quý báu của cổ nhân tức khắc hiển hiện nơi tâm thức của mình, thì còn lo gì sống giữa cuộc đời đầy bão chướng khổ đau nữa. Cổ nhân dạy :
"Nỗ lực cần tu cho liễu ngộ
Sợ gì muôn kiếp phải trầm luân."
Soạn giã cẩn kính
Thích Minh Nhật
Âm
Nghĩa
Luận
Thiện Ác
Nhất nhật bất niệm thiện
Chư ác giai tự khởi
Lành Dữ
Một ngày chẳng nghĩ điều lành
Thì nhiều điều ác tự liền khởi lên.
Thiện ác xuất phát từ tâm. Tâm là đất màu mỡ phì nhiêu, không trồng giống cây lành, thì cỏ dại độc hại sẽ phát sanh.
Thị Phi
Thị phi chung nhật hữu
Bất thính tự nhiên vô
Phải Trái

Phải trái có trọn ngày
Không nghe phải trái không
Con người chưa trọn lành nên tâm còn chấp vướng. Mỗi lần vướng buồn phiền làm phiền não tăng thêm. Không nghe, nên không vướng, không buồn phiền, đây là pháp tiệm tu.
Đức Hạnh
Hữu xạ tự nhiên hương
Hà tất đương phong lập
Hạnh Đức
Hương có tự nhiên hương tự có
Cần gì trước gió đứng phô ra
Hnh đức xuất phát từ trong tâm, thành sức mạnh thể hiện bên ngoài. Còn nếu chỉ trang bị bên ngoài thì hạnh đức rổng.
Cổ nhân xưa có dạy:
"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người."
Nhàn Cư
Nhật dạ thường tư kỷ quá
Nhàn đàm mạc luận tha phi
Nhàn Rỗi
Ngày đêm tự xét lại mình
Rảnh rang chớ nói sự tình người ta
Thân nhàn rỗi chớ tâm không nhàn rỗi, vì tâm luôn sinh động. Phải luôn cảnh giác hướng sinh động của tâm khi thân nhàn, hành đúng nhân để được đúng quả như ý mình mong muốn.
Hành Thiện Ác
Vật dĩ ác tiểu nhi vi chi
Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi
Làm Lành Dữ
Chớ vì ác nhỏ mà làm
Đừng vì lành nhỏ mà đành bỏ qua
Lành dữ là hai hạt nhân đưa đến vui và khổ. Muốn vui, sợ khổ thì phải bớt hạt nhân dữ lại, dù nhỏ nhưng nó sẽ tích lũy thành lớn, hạt nhân lành dù nhỏ nhưng nó sẽ tích tụ thành lớn, sẽ được quả to.
Tích Thiện Ác
Tích thiện phùng thiện,
Tích ác phùng ác
Tử tế tư lương,
Nhân quả bất thác.
Chứa Lành Dữ
Chứa lành gặp phước chẳng xa
Chứa dữ gặp họa khiến ta não phiền
Ta nên nghĩ kỹ bình yên
Nhân quả báo ứng chẳng thiên vị nào.
Góp gió thành bão, là lời cổ nhân dạy lâu nay. Muốn được quả phước an lành, hãy tích chứa tâm lành sẽ chuyển ngay được quả dữ. Lý nhân quả hiển nhiên, không bao giờ sai trái.
Trực Ngôn
Lương dược khổ khẩu lợi ư bệnh
Trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hành
Lời nói Thẳng
Thuốc hay đắng miệng trừ căn bệnh
Lời thẳng trái tai lợi việc làm.
Thông thường hay thích lời ngọt ngào tâng bốc mà bị lầm lẩn khổ đau. Lời nói thẳng ngay thì không chịu được nên không có hướng để ra khỏi nơi sai trái. Người tu tập nên tư duy cân nhắc, đừng chìu theo tình ý của một người thông thường.
Tu Học Đạo
Mạc đãi lão lai phương học đạo
Tội tù khổ não thiếu nhân đa.
Tu Học Đạo
Đừng đợi đến già mới học đạo
Tội từ khổ não người trẻ nhiều.
Phật dạy: Tu đến rốt ráo phải trải qua nhiều kiếp. Mỗi kiếp nếu chờ già mới tu thì làm sao vượt tiến được. Vả lại, sự vô thường đâu có chờ đợi con người. Với cái khổ sở ở con người thiếu niên nhiều, nên lúc tuổi trẻ cần phải tu hơn.
Tỉnh Mê
Giải thoát hữu môn tùng tâm ngộ
Não phiền khai lộ tự tánh hôn.
Tỉnh Mê
An vui được có nhờ tâm biết
Não phiền vướng phải tại tánh mê.
Ngộ tức là biết, biết rõ thì được an tâm, vững tin mà tu tập. Hôn tức tối tăm, không thấu suốt sự lý dễ khởi sanh buồn phiền mà tác hại đến trí. Vậy muốn dễ tu cần phải học để biết rõ mọi nguyên do trong cuộc sống.
Hiếu Đạo
Hiếu thuận hoàn sanh hiếu thuận tử
Ngỗ nghịch hoàn sanh ngỗ nghịch nhi.
Đạo Hiếu
Hiếu thuận cha mẹ sanh con hiếu
Ngỗ nghịch song thân, bất hiếu sanh.
Là người phải nhớ công ơn cha mẹ mà lo báo đáp, không nên hất hủi cha mẹ mà mang tội bất hiếu. Theo lý nhân quả, báo hiếu cha mẹ cũng là lo cho mình. Gương tốt và xấu trong đời, xưa nay cũng đã minh chứng điều đó.
Tự Tín
Bỉ ký trượng phu ngã diệc nhỉ
Bất ưng tự khinh nhi thối khuất.
Tin Mình
Kia đã trượng phu ta cũng vậy
Chẳng nên tự khinh mà thối chuyển.
Khinh người còn có thể cứu vãn, còn khinh mình thì không thể vượt tiến lên được. Tôn sùng ngưỡng mộ cái tốt của người chưa xong mà tự mình cố vượt lên cho bằng người mới là vượt bực.
Họa Phước
Họa phước vô lai duy nhân tự chiêu
Thiện ác chi báo như ảnh tùy hình.
Phước Họa
Phước họa đến ta do ta gọi
Lành dữ trả hoàn, bóng theo hình.
Nhân nào quả nấy, đúng theo lý nhân quả. Nhưng Phật dạy: tu là chuyển quả. Bởi vì quả họa phước chỉ có hiện tại theo nhân quả quá khứ, còn đến hay không tự ta mời gọi đến theo tính khí hiện thời. Nên sáng suốt mà chọn lấy kết quả như ta mong muốn: Phước đến họa đi.
Hướng Tu
Khuyến quân tự tảo môn tiền tuyết
Mạc bả tha nhân ốc thượng sương.
Hướng Tu Tập
Khuyên anh quét tuyết nhà mình
Chớ nên nhìn đến sương rơi nhà người.
Còn đang tu tập nên nhìn lại lỗi mình mà sửa, đừng nên tìm lỗi người mà phê bình, chỉ trích chê bai, e vướng vào nhân quả xấu. Nên nhớ: Nhân vô thập toàn.
Hảo Nhân
Dục trừ phiền não tu vô ngã
Lịch tận gian nan tác hảo nhân.
Người Tốt
Muốn trừ phiền não nên vô kỷ
Trải hết gian nan mới thành người hay.
Vị kỷ thì khổ đau, vị tha thì an lành vậy nên xả bớt dần vị kỷ. Muốn thành người phi thường thì đừng sợ gian nan khó khổ, vì chính gian nan khó khổ tác thành một người phi thường.
Nhân Quả
Sanh sự sự sanh quân mạc oán
Hại nhân nhân hại nhữ ưu sân.
Lý Nhân Quả
Gây việc việc gây người đừng oán
Hại người người hại chớ câm hờn.
Mọi việc ở đời đều có nguyên do, ta hãy nghiệm kỹ nguyên nhân để dừng ngay oan trái vay trả. Phật dạy: Lấy oán báo oán, oán mãi kéo dài. Lấy ân báo oán, oán liền tiêu diệt.
Khổ An
Hiện tiền bất thức bình an lộ
Hậu thị nan ly khổ não môn.
Đau Khổ và An Vui
Hiện tại bình an không biết đến
Tương lai khổ não khó rời xa.
Đời người dù khổ lụy nhưng Phật, Bồ Tát, Thánh, Hiền đều xuất phát từ con người. Cứ nuối tiếc quá khứ, ảo vọng tương lai là con người khổ lụy. Xác định hiện tại, kiên tâm an bình trong hoàn cảnh, đó là nấc thang của Hiền, Thánh, Phật, Bồ Tát đi qua.
Nghiệp Báo
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo
Cao phi viễn tẩu dã nan toàn.
Nghiệp Báo Ứng
Thiện ác cuối cùng đều có báo
Cao bay xa chạy cũng khó toàn.
Theo lý nhân quả xác định hễ có nghiệp nhân ắt có nghiệp quả. Nếu không muốn nhận quả xấu, thì cố gắng tạo duyên tốt để chuyển quả xấu. Đây là pháp tu chuyển nghiệp mà Phật đã dạy.
Hình Sắc
Vũ vô thiết tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
Sắc Hình
Mưa không xiềng xích hay cầm khách
Sắc chẳng sóng xao dễ đắm người.
Sức mạnh của hình sắc rất nguy kịch, làm đắm chìm biết bao tao nhân mặc khách. Phật dạy: Nếu chưa chứng quả A La Hán đừng quá tin tâm mình.
Vô Thường
Tài thuộc ngũ gia phi ngã hữu
Thân qui tứ đại bổn lai vô.
Không Thường
Của thuộc năm căn nhà ai giữ được
Thân hoàn tứ đại vốn là không.
Pháp Số: 5 Nhà: nước trôi, lửa cháy, giặc cướp, thân nhân phá, bệnh.
Luật vô thường chi phối tất cả mọi pháp trong nhân gian, chấm dứt cái cũ, tạo sinh cái mới. Phải biết như thế thì mới an bình trong vô thưòng.
Nghiệp Lực
Diệu dược nan y oan trái bệnh
Hoạnh tài bất phú mạng cùng nhân.
Sức Mạnh Của Nghiệp
Thuốc hay nào chữa bệnh oan trái
Hoạnh tài chẳng giàu kẻ nghèo hèn.
Nghiệp lực tuy vô hình nhưng chi phối tất cả cuộc sống của chúng sanh. Nhưng nghiệp ác do ta tạo ra gọi khổ đến, mà nghiệp lành cũng chính do ta chủ động mà có chứ không ai khác ngoài ta.
Tâm Tướng
Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sanh
Hữu tướng vô tâm, tướng tòng tâm diệt.
Tướng và Tâm
Tâm làm tướng kém, tướng chuyển theo tâm
Tướng tốt tâm tồi, tướng theo tâm mất.
Tướng có sẳn do nghiệp báo quá khứ. Tâm hiện khởi do tư tưởng hiện tại. Tướng do tâm chuyển biến, nên người tu tập cần chú ý chuyển tâm để hiện tướng như ý mình mong muốn.
Tu Tập
Tiêu nhất phần tập khí
Đắc nhất phần quang minh
Nhẫn đắc nhất phần não phiền
Tiện chứng thiểu phần Bồ Đề.
Tu Tập
Bớt một phần tật xấu
Được một phần sáng suốt
NhÃn được một phần phiền não
Liền được một phần an vui.
Tập khí là thói quen, mà thói quen xấu thì rất nguy hiểm, khiến cho con người thản nhiên làm mà không biết. Phiền não che mất tâm an lành. Phiền não giải trừ đến đâu thì tâm an lành đến đó.
Tâm Tự
Tam điểm như tinh tượng
Hoành câu tự nguyệt tà
Phi mao tòng thử đắc
Tố Phật dã do tha.
Chữ Tâm
Ba chấm như vì sao nháy
Vòng câu tợ trăng tà
Mang lông lá từ đấy
Thành Phật cũng nó mà.
Tâm là gốc của chúng sanh. Thiện cũng tâm mà ác cũng tâm, biến hóa thiên hình vạn trang. Nếu phát triển tự nhiên thì dễ đi về hướng ác. Vậy người tu tập muốn giải thoát an bình, cần làm chủ lấy tâm để hướng về nẽo thiện.
Phật Hạnh
Ngưỡng chỉ duy Phật Đà
Hoàn thành tại nhân cách
Nhân thành tức Phật thành
Thị danh chân hiện thật.
Hành Hạnh Phật
Ngưỡng mong cầu quả Phật
Trước toàn vẹn con người
Thành người sẽ thành Phật
Lý ấy chẳng xa vời.
Phàm làm việc gì cũng có nhỏ mới có lớn, có ít mới có nhiều, có thấp mới có cao, có gần mới có xa. Việc tu tập cũng vậy, muốn được quả Phật, trước phải tu nhân. Bằng trái lại, Phật dạy: giống như người xây lầu ba tầng, mà không chịu xây tầng trệt, thì không bao giờ có được cái nhà theo ý muốn.
Phúc Đức
Phúc duyên thiện khánh
Đa nhân tích đức nhi sanh
Nhập thánh siêu phàm
Tận tòng chân thật nhi đắc.
Phước và Đức
Phước duyên vui lành
Nhờ bởi tu nhân chứa đức
Thành thánh vượt phàm
Đều do chân thật mới nên.
Phật dạy: Muốn giải thoát thì phước huệ song tu. Nếu chỉ tu phước, e có chổ lọt mất vì là nhân hữu lậu. Vì vậy, muốn tu Huệ thì trước tu phước làm nền tảng rồi phải vượt lên Huệ, có nghĩa vô chấp Phước. Bằng không, không thể nào siêu phàm nhập thánh được.
Dục Lạc
Dục bất khả túng, dục túng thành tai
Lạc bất khả cực, lạc cực sanh ai.
Tham Muốn và Sung Sướng
Dục nhiều chớ khá chạy theo
Dục tham càng lớn khổ đau càng nhiều
Khi vui chớ khá vui nhiều
Vui mà quá sức buồn phiền theo ngay.
Dục lạc tự nó không có lỗi, mà trái lại còn giúp con người vượt bậc. Khổ đau vì dục lạc là vì xử dụng dục lạc quá sức. Vì vậy xử dụng dục lạc phải biết sáng suốt cho đúng hướng.
Viễn Lự
Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu
Sanh hoạt nhàn cư, thị vi bất thiện.
Lo Xa
Người chẳng lo xa, buồn gần đến
Nhàn rỗi qua ngày bất thiện sanh.
Lo xa, không phải là lo xa tính toán bên ngoài, mà lo xa giữ tâm hồn mình luôn an tịnh. Nhàn rỗi, thực sự là thân nhàn chớ tâm nào có nhàn đâu, vì tâm luôn sinh động. Nếu không nương thân để tập trung, ắt hẳn nó sẽ sinh động theo hương khác. Người tu tập nên cảnh giác khi thân nhàn.
Nhân Nghĩa
Nhân nghĩa mạc giao tài
Giao tài nhân Nghĩa tuyệt
Lộ diêu tri mã lực
Nhật cửu kiến nhân tâm
Nhân Nghĩa
Nhân nghĩa chớ dính tiền
Dính tiền nhân nghĩa hết
Đường xa mới hay sức ngựa
Sống lâu mới rõ lòng người
Sức mạnh của đồng tiền rất mạnh. Bao nhiêu người vì tiền mà xa rời nhân nghĩa. Người tu tập khi phán đoán điều gì về mình và người đừng nên vượt thời gian, vì thời gian là yếu tố quyết định rõ mọi vấn đề ở lòng người
Luyện Trí
Tùng bách khả dĩ nại sương tuyết
Minh trí khả dĩ thiệp gian nguy.
Luyện Trí
Tùng bách quý ưa nhờ sương tuyết
Trí minh sáng suốt bởi gian nguy.
Cổ nhân qua kinh nghiệm đã dạy: Cảnh khổ là nấc thang cho bậc anh tài, là kho tàng cho người khôn khéo, là môi trường cho người tu tập và là vực thẳm cho kẻ yếu đuối.
Khẩu Hại
Khẩu thị thương nhân phủ
Ngôn vi cát thiệt đao
Bế khẩu thâm tàng thiệt
An thân xứ xứ lao.
Hại Của Miệng
Miệng là búa chém người
Lời là dao cắt lưỡi
Ngậm miệng dấu kỹ lưỡi
Nơi nơi được thảnh thơi.
Lời nói rất quan trọng. Tan nhà mất nước hoặc an bình thịnh vượng đều do lời nói. Con người có búa bén sẳn trong miệng, khi mở lời nên cân nhắc kỹ.
Tồn Tâm
Thông minh đa ám muội
Toán kế thất tiện nghi
Tổn nhân chung tự thất
Ỷ thế họa tương tùy.
Giữ Tâm
Thông minh lắm coi chừng mờ ám
Toan tính nhiều càng trắc trở nhiều
Hại người người hại bấy nhiêu
Ỷ thế chuốc họa, vạ chiêu vào mình.
Được trí thông minh là phước báo của con người. Nhưng coi chừng nên luôn cảnh giác, trí thông minh sẽ thành một nạn: thông minh duệ trí, trong tám nạn. Nhờ phước báo có thông minh, nên luôn khiêm nhường, đừng tự kiêu ỷ trí mà tự mình chiêu lấy họa.
Phật Pháp
Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế giác Bồ Đề
Như tợ tầm thố giác.
Pháp Phật
Pháp Phật ở thế gian
Ngay thế gian giác ngộ
Rời đời kiếm Bồ Đề
Kkhác chi tìm sừng thỏ.
Pháp Phật giúp nhân sinh giải khổ. Con người bị pháp thế gian làm khổ, muốn hết khổ thì phải ngay nơi pháp làm khổ mình mà tu sửa lại thành pháp Phật thì sẽ được an lành.
Cổ nhân dạy:
Đạp gai là vật nhọn, thì hãy lấy vật nhọn mà lễ. Bằng muốn rời thế gian mà tìm pháp Phật thì không bao giờ có.
Quán Nhân
Hữu nhân đa đức, tất hữu hảo ngôn
Hữu nhân đa ngôn, bất tất hữu đức.
Xét Ngưòi
Người có nhiều đạo đức
Ắt có lời nói hay
Người có lời nói hay
Chắc gì là có đức.
Lời nói hay là lời nói chân tình tuy thô sơ nhung đủ sức cảm hóa người, vì được phát xuất từ tinh thần đạo đức. Nên cảnh giác những lời nói trao chuốc, hoa mỹ, ngọt ngào nhưng chứa đựng đầy cạm bẫy bên trong.
Hung Cát
Ác ngôn xuất khẩu, hung thần giáng lâm
Thiện niệm vu tâm, cát thần tự hiện.
Dữ Lành
Lời dữ vừa muốn phát ra
Hung thần xuất hiện gần ta xúi mình
Ý lành vừa mới khởi sanh
Thiện thần đã đến hộ trì bên ta.
Tâm chúng sanh là một pháp giới có đủ thiện ác và có sức mạnh điều khiển chúng sanh. Dữ lành đều ở trong tâm, gắng tạo sức mạnh tinh thần kềm chế ý dữ chuyển thành ý lành là được hiệu lực trong sự tu tập.
http://www.thuongson.net/PhapBaoCoNhan.htm

Người xưa truyền Pháp Bảo , người nay nhận suy tư


Cổ nhân di Pháp Bảo
Kim nhân tiếp tư lương
Người xưa truyền Pháp Bảo
Người nay nhận suy tư


ÂmNghĩaLuận
Phật Kinh

Như-Lai thuyết pháp bảo
A-Nan ký kinh văn
Phật tử tiếp tư lương
Tụng trì thông sự lý
Hồi chuyển nội tâm não
Giải thoát ngoại sự phiền
Bình thường tâm thị đạo
Cư trần bất nhiễm sanh.
Kinh Phật

Như-Lai nói pháp quý
A-Nan đọc lời kinh
Phật tử nhận suy tư
Tụng trì hiểu sự lý
Chuyển xoay lòng buồn phiền
Giải thoát sự não chướng
Bình thường chính là đạo
Tự tại giữa nhân gian.
Phật nói pháp vi diệu, Ngài A-Nan ghi lại pháp giải thoát, không phải chính để Phật tử tụng cầu phước. Dù có phước nhờ tụng kinh cũng không thể được giải thoát, vì còn chấp sự. Vậy là con Phật biết khéo nương kinh lập định, từ định thông lý, từ lý chuyển giải mê mờ, trí giác hiển bày, trí tuệ phát chiếu thì sự an bình sẽ được ngay.
Tây Phương Cực Lạc

Tây phương giáo chủ mãn bi hoài
Mẫn vật thăng trầm Tịnh-độ khai
Thập niệm tài xưng đang bảo địa
Nhất chân bất muội thượng kim giai.
Tây Phương Cực Lạc

Giáo-chủ Tây-phương trọn bi hoài
Thương chúng trầm luân Tịnh-độ khai
Mười niệm vừa xưng lên đất thánh
Lắng lòng dứt ám thoát trần ai.
Phật Di-Đà là tâm an bình. Phật Di-Đà tu hạnh kiên nhẫn. Muốn tâm an bình phải tu hạnh kiên nhẫn. Hạnh kiên nhẫn tu được thì tâm an bình có và bao nhiêu điều kỳ diệu trong cuộc sống sẽ có từ đây, bằng trái lại nếu tâm hồn cuồng loạn, nôn nóng, náo động thì năng lực yếu đuối, sống theo bản tánh chúng sanh, thì bao nhiêu điều khổ lụy sẽ đến trong cuộc đời.
Sám Hối

Tội tùng tâm khởi tương tâm sám
Tâm nhược diệt thì tội diệc vong
Tôi vong tâm diệt lưỡng câu không
Thị tắc danh vi chân sám hối.
Sám Hối

Tội từ tâm khởi ngay tâm sám
Tâm xấu diệt rồi tội cũng tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới gọi là chơn Sám Hối.
Phật dạy: Con người sanh ra tâm thức chưa khởi động nên không vướng mắc điều gì, gọi là bản lai diện mục trong sáng như như rồi tâm thức phân biệt nhiếp cảnh, cộng thêm sức năng lưu lại của nhiều kiếp qua, nên sanh ra thiện hay ác. Nếu thiện thì an lành, còn ác thì đau khổ. Muốn giải trừ ác thì phải ngay nơi sức năng ác, gọi là tâm xấu mà giải trừ.
Trí -Tuệ

Trí tuệ vi thuyền tinh tiến cao
Linh đồng dụng lực xuất ba đào
Phiêu phiêu trực hướng liên trì hội
Cửu phẩm tùy duyên hưởng quý hào.
Trí-Tuệ

Trí Tuệ là thuyền tinh tấn cao
Khéo chèp vượt khỏi sống ba đào
Quay về thẳng hướng Liên-Trì hội
Năng lực tăng cao định lực giàu.
Để tự nhiên phát khở tam nghiệp, theo sức năng mê mờ có sẳn,  là buông lung, thường đưa đến thảm họa khổ đau. Đề khởi kềm lại chờ yếu tố thời gian, tư duy chính chắn hướng đúng rồi chuyên tâm nhẩn chí thực hành, đó là tinh tấn. Nên nói tinh tấn là con thuyền vượt sóng ba đào, quay về bờ giác.
Ngộ Lý

Trục nhật khán kinh văn
Như phùng cựu thức nhân
Mạc ngôn tần hữu ngại
Nhất cử nhất hồi tân
Tịnh độ châu sa giới
Vân hà lộc lễ tây
Đãn năng hồi nhất niệm
Độc xứ thị Bò-Đề.
Hiểu Lý

Hằng ngày xem kinh văn
Như gặp người bạn cũ
Chớ nói trở ngại luôn
Biết tu mới trở về
Tịnh độ nhiều như cát
Sao chỉ lạy hướng tây
Nhiếp gom về một niệm
Đây thật là Bồ-Đề.
Kinh Phật dạy pháp quay về nội tâm để nhận ra cội nguồn bản thể của mình. Vì vậy xem văn kinh phải nhận được trạng thái như thân quen thì việc nương pháp Phật mới có kết quả. Quay về được nhà cũ thì tài sản nội tâm là vô tận, cho nên nương hướng tây chỉ là tiêu đề hạnh xả bỏ để đường về nhà được trực diện mà thôi.
Vô Trụ

Tác lễ vô trụ hóa vãng sanh
Vô cùng vô tận nghĩa di phong
Thập phương Như-Lai đồng nhiếp thọ
Ly khổ đác lạc xuất hỏa khanh.
Không Chấp

Không chấp lễ lạy được vãng sanh
Nghĩa lý phong phú chẳng tận cùng
Mười phương Như-Lai đồng nhiếp thọ
Thoát hầm lửa khổ được an khương.
Lễ lạy là cử chỉ thể hiện lòng ngưỡng mộ, cung kính và khát vọng. Khát vọng được hành theo gương tốt của tiền nhân. Như vậy thì sự lễ lạy mới không vướng bận và trở ngại đường về nội tâm. Nhà Như-Lai lộ diện và từ nơi đây mọi sự an lanh xuất phát, khổ lụy không còn nữa.
Hiền Ngu

Tự cổ Thánh Hiền vô biệt pháp
Chỉ sanh hoan hỷ bất sanh ưu
Địa ngục ưu khổ
Vô môn tự xuyên
Khởi hoặc tạo nghiệp
Thọ báo tuần hoàn.
Hiền và Ngu

Xưa nay Thánh Hiền không phép lạ
Chỉ sanh vui vẻ không âu lo
Địa ngục đầy ưu khổ.
Không cửa nhưng cứ vào
Mê mờ rồi tạo nghiệp
Chịu quả báo tuần hoàn.
Muốn an lành trong cuộc đời nầy thì phải là Thánh Hiền. Vậy Pháp làm Thánh Hiền là luôn hoan hỷ vui tươi. Cổ nhân cũng đã dạy: Nụ cười là liều thuốc bổ. Tinh thần vị tha, khoan dung, hỷ xả khiến tâm hồn an lạc, trí giác phát sanh, năng lực tăng trưởng thì địa vị Thánh Hiền tức ngay nơi đó
Tự Tính Ứng Dụng

Hiển hách phân minh thập nhị kỳ
Thử chi tự tính nhậm thi vi
Lục căn vận dụng chân thường kiến
Vạn pháp tung hoành chánh biến tri. 
Hành Theo Tánh Phật

Rực rỡ rõ ràng suốt cả ngày
Đây là tự tánh sẳn hiển bày
Sáu căn vận dụng chơn thường thấy
Muôn pháp dọc ngang giác ngộ ngay.
Quay về được bổn tánh có sẳn, nhận được nhà của mình thì Thánh Tài vô tận.Ánh sao bắc đẩu dấu tâm định. Hồng rạng rỡ nhời ngọc báu nhà. Gốc tánh như như kíp nắm bắt. Nghiệp phàm mộng huyễn thoát liền ra.
Tây Phương Tịnh Độ

Tây phương tịnh độ hữu liên khai
Linh giả tùng tư quy khứ lai
Nhất niệm hoa khai thân kiến Phật
Vĩnh vô bát nạn cập tam tai.
Tịnh Độ Tây Phương

Tịnh-độ tây phương sen vàng nở
Linh diệu tánh xưa mở lối về
BÌnh tâm hoa nở gẫn kề Phật
Muôn đời thoát khỏi các đường mê.
Tu hạnh kiên nhẫn kềm tánh nôn nóng hấp tấp thì sự an bình xuất hiện, đó là đường về nội tâm đã mở lối. Hạnh thanh tịnh kết nối, liên hoa hé nở, đài sen thơm ngát đang kề cận một bên và giải thoát an vui đã được.
Tây Phương Cảnh Giới

Tây-phương nhất lộ hảo tu hành
Thương vô điều lãnh hạ cô khanh
Khứ thời bất dụng trước hài miệt
Vi hữu liên hoa bộ bộ sanh.
Cảnh Giới Tây Phương

Tây phương một cõi khéo tu hành
Trên không nổi núi dưới không hầm
Lúc đi khỏi phải mang giày dép
Đầy những hoa sen mỗi bước sanh.
Con đường về Tây Phương là con đường đầy gian lao khó khổ, nếu không khéo léo thì khó vượt qua. Tuy nhiên, nếu tu đúng hướng, đúng hạnh thì con đường trở về kề cạnh một bên. Chỉ cần dừng lại là xong cả. Rắc rối chương duyên biến mất rồi. Đừng nghĩ đừng lao theo mộng huyễn bình thường an lạc sẽ đến nơi.
Trí Giả

Trí giả liễu tri chư Phật pháp
Dĩ như thị hành nhi hồi hướng
Ai mẩn nhất thiết  chư chúng sanh
Linh ư thật pháp chánh tư duy.
Người Trí

Người trí thấu rõ mọi pháp Phật
Vậy nên tu hành để hồi hướng
Với lòng thương xót tánh chúng sanh
Quay về nghĩ đúng nơi chân lý.
Mê là chúng sanh, giác tức Phật muốn giác không thể diệt mê vì giác đang ở trong mê. Vì thế, nên tu tập từ từ chuyển mê thành giác.
Văn Chung

 Lục thức thường hôn chung dạ khổ
Vô minh bị phú cửu mê dung
Trú dạ văn chung khai giác ngộ
Lãn thần tịnh sát đắc thần thông.
Nghe Chuông

Sáu căn ám ảnh khổ đêm dài
Mờ tối xui nên biếng nhác hoài
Hôm sớm nghe chuông bừng tỉnh ngộ
Thần thông hiển hiện dạ khoan thai.
Sáu căn khổ luy là do mê mờ chủ động. Muốn thể hiện sự giác ngộ cũng nhờ nơi sáu căn. Nhờ tiếng chuông bên ngoài, thức tỉnh tiếng chuông an lành bên trong thì tinh thần khởi động, bao sự kỳ diệu sẽ đến với ta.
Chân Lý

Quán kiến đế chân vô uế trược
Dĩ độ tử sanh thoát trầm luân
Phật tâm xuất chiếu thế gian an
Vị trừ ưu não vo chúng khổ.
Lý Chơn

Thấu rõ lý chơn không vọng huyễn
Vượt vòng sống chết thoát trầm luân
Phật nhà xuất hiện an tâm thức
Phiền não giải trừ chúng khổ tan.
Lý chơn là lý thật tế xuất phát từ tâm thức an lành của mình. Lý chơn không bị vô thường chi phối, vì tâm thức an lành chính là thể tánh của Phật. Thể tánh Phật hiển hiện thì phiền não giải trừ, mọi khổ não sẽ tự tan biến.
Tụng Kinh

Tụng kinh dong dị giải kinh nan
Khẩu tụng bất giải tổng thị nhàn
Năng giải bất y kông phí lực
Nhật tụng vạn quyển dã đồ nhiên.
Tụng Kinh

Tụng kinh dễ mấy ai hiểu lý
đọc không thông tổn phí hơi nhiều
Chẳng hành dẩu hiểu bao nhiêu
Ngày muôn vạn quyển như khiều bóng
trăng.
Tụng kinh không phải chỉ để cầu phước. Chư thiên hộ pháp hộ trì người tụng kinh rất nhiều, nhưng phải tụng để được định, có định phát trí, nhờ trí hiểu rõ lý Phật dạy rồi thực hành theo. Như vậy mới đúng ý đức Phật để lời dạy lại cho Phật tử nương tựa tu tập.
Liễu Ngộ Thân Tâm

Liễu ngộ thân tâm khai huệ nhãn
Biến hóa linh thông hiện thật tướng
Hành trụ tọa ngọa độc trác nhiên
Ứng hìẹn hóa thân bất khả lượng.
Hiểu Rõ Thân Tâm

Hiểu rõ thân tâm bừng mắt tuệ
Muôn ngàn biến hóa rất linh thông
Hết mọi hành vi đều tùy biến
 Hóa thân ứng hiện tính sao cùng.
Muốn hiểu rõ thân tâm nên tu tập pháp Quán Thế Âm. Giải trừ nội chướng hiển hiện trí giác, tạo thành năng lực tự tại tùy duyên ứng xử, không còn bị ngoại duyên câu thúc, ứng xử mọi việc chướng ngại tùy theo nghiệp duyên của mỗi người mà có sự liễu ngộ khác nhau.
Tâm Tự

Tại thế vi nhân thân
Tâm vi Như Lai tạng
Chiếu diệu thả vô phương
Tâm chi cánh tuyệt khoáng.
Chữ Tâm

Thân chiếc bóng trên đời
Tâm kho báu Như Lai
Không phương nào không sáng
Tìm kiếm bặt tâm hơi.
Tâm là gốc, thân là cành nhánh, cành nhánh tốt nhờ gốc rễ sâu dày. Gốc xấu cành nhánh sẽ èo uột yếu đuối. Tu tập là quay về sửa sai bồi dưỡng ngay gốc là bản tâm. Từ bản tâm an lành có sẵn, nếu chạy tìm kiếm sự an lành bên ngoài thì không thể nào có được.
Pháp Tu

Thủ bả thanh miêu kháp mãn điền
Đê đầu tiện kiến thủy trung thiên
Lục căn thanh tịnh phương vi đạo
Thối bộ nguyên lai thị hướng tiền.
Pháp Tu Tập

Tay nắm mạ xanh cắm khắp đồng
Cúi nhìn đáy nước thấu trời xanh
Lục căn thanh tịnh chính là đạo
Lùi bước ấy là vượt tiến lên.
Si mê sâu dày tâm hồn náo động thấy sự việc không rõ ràng nên tác động hướng sai sanh khổ lụy. Muốn giải khổ phải nhìn rõ sự việc, muốn rõ sự việc phải an tịnh tinh thần, tinh thần được an tịnh thì si mê giải. Đây chính là đi ngượ mà tiến lên.
Niệm Phật

Niêm Phật dong dị tín tâm nan
Tâm khẩu bất nhất tổng thị nhàn
Khẩu niệm Di Đà tâm tán loạn
Hầu lung hảm phá dã đồ nhiện.
Niệm Phật

Niệm Phật dễ mấy ai thành tín
Tâm chẳng đồng khẩu niệm nhhư không
Di Đà miệng niệm tâm rong
Dù cho rát họng phí công một thời.
Niệm Phật là nhớ đến Phật, nhớ gương lành của Phật, khát ngưỡng hạnh tốt của Phật để tập trung được định, có sức năng giải trừ phiền não mê mờ, an tịnh tâm thức, trí giác hiển hiện, thực hành nhân lành đến giải thoát. Nếu niệm Phật chỉ để cầu xin ngoài lý nhân quả thì tâm bị vọng cầu, không thể nào có kết quả.
Thành Chánh Giác

Như Lai thành chánh giác
Nhất thiết lượng đẳng thân
Hồi hỗ bất hồi hỗ
Nhãn tình đồng tử thần.
Thành Đạo

Đức Như Lai khi thành chánh giác
Muôn thân bỗng hóa lượng bằng nhau
Dù cho thích hợp hay không thích
Ánh mắt trẻ thơ cũng sạch làu.
Đức Phật dạy Ngài tu tập chỉ một pháp một hạnh, đến khi thành tựu thì tất cả các pháp các hạnh đều thành. Chúng ta tiếp nhận rồi tùy theo trình độ, nghiệp duyên, sở hướng mà tu tập một pháp, một hạnh theo lời Phật dạy, nhất định sẽ được giải thoát hiệu lực.
Chân Tâm

Cữu hổn phàm trần vị thức kim
Bất tri hà xứ thị chân tâm
Nguyện thùy chỉ đích khai phưong tiện
Liễu kiến Di Đà đoạn khổ tầm.
Chơn Tâm

Lăn lóc tìm châu giữa bụi đời
Chơn tâm nào đã thấy tăm hơi
Ngưỡng mong chỉ lối bày phương tiện
Rõ tánh Di Đà khổ hận rơi.
Con người quý báu nhất là tâm an lành. Mất tâm an lành như mất châu báu. Chơn tâm do vọng tâm dấy khởi sanh mê mờ, nếu chỉ giong ruổi chạy tìm bên ngoài thì làm sao được. Biết hương tu quay ngược lại an tịnh tinh thần, lắng tâm an lành thì khổ hận dứt.
http://www.thuongson.net/phapbaolysu.htm