Sunday, November 15, 2009

Chú chồn Qui Y

Trước khi chết loài vật tinh thông linh tánh làm gì?

Từ khi còn tấm bé Bần tăng rất thích đọc các mẫu chuyện “Liêu Trai Chí Dị”. Trong đó có những chuyện thanh xà bạch xà, những chú chồn yêu tinh thường biến thành mỷ nhân hay nam nhân xin đẹp đễ quyến dụ những người ham mê sắc dục nhân gian.

Đọc đễ cho vui chứ Bần tăng chưa bao giờ nghỉ loài thú tinh khôn như vậy. Trãi một thời gian lâu xa gần 50 năm, Bần tăng mới chiêm nghiệm việc cầm thú co’ linh tánh linh thiên. Khi chết biết tìm mọi phương cách đễ tiến hóa tâm linh bằng cách cầu Thầy thọ Tam quy ngủ giới.

Cách đây 5 năm về trước, chùa Quán Thế Âm tuy nằm trong khu vực đô thị, tuy nhiên không biết từ đâu những loài cầm thú đỗ xô về chùa. Nhiều hôm khi đang đi hành thiền, Bần tăng gặp những loài chồn, thỏ, rùa, sóc, chim, rắn và nhiều loài cầm thú có thân hình kỳ lạ bò đi quanh sân chùa. Loại vật này rất tinh khôn và thân thiện với mọi người trong chùa. Nhiều đêm trời nóng nực, Bần tăng ra ngoài sân chùa ngồi thiền. Lúc xã thiền, rất ngạc nhiên vì có nhiều loài chồn sóc nhẫy ngồi trong lòng Bần tăng, chúng kêu chíu chít rất dễ thương.

Bần tăng thấy chúng tinh khôn như vầy nên thường đứng gần, dậy chúng niệm phật. Hy vọng khi chúng xả báo thân này sẻ tái sanh vào cỏi nhân thiên đễ tiếp tục tu đến khi thành đạo.

Một đêm kia sau khi tham thiền xong, Bần tăng vào nằm an tịnh. Lúc đó Bần tăng chưa ngũ, chợt nghe có tiếng cào cữa sỗ ỡ phòng Bần tăng hướng về vườn sau chùa. Khi nghe tiếng cào cữa sỗ Bần tăng tưỡng là gió thỗi mạnh làm những cành cây khô quẹt vào thành cữa sổ, nghỉ vậy nên Bần tăng tiếp tục an tịnh.

Đêm thứ hai, vào khoảng 1 giờ khuya, Bần tăng lại nghe tiếng cào cữa gấp rút và bên ngoài gió thỗi rất mạnh. Bần tăng nghỉ rằng, gió quá lớn chắc thỗi lá va` cành cây khô va chạm vào cữa sỗ cho nên Bần tăng tiếp tục an tịnh.

Đêm thứ ba, tiếng cào cữa sỗ lại nghe rất lớn, trong tiếng gió bên ngoài Bần tăng nghe có tiếng thỡ dài nảo nuột và có tiếng nói hình như xa xăm vang lại. “Thầy ơi, con sắp chết rồi, con nhờ thầy cứu con”. Lúc nầy, Bần tăng biết bên ngoài có chúng sanh cầu cứu. Thầy vội bật đèn lên và vén màng cữa nhìn ra. Bên ngoài, một chú chồn to bằng con mèo với tư thế hai chân trước chồm lên cửa sổ và cào vào cữa sổ trong thế tuyệt vọng. Lúc chú chồn thấy Bần tăng nhìn ra, cặp mắt chú sáng rỡ và trong miệng kêu âm thanh rất hớn hỡ vui mừng.

Lúc bấy giờ Bần tăng quan sát thân thễ chú chồn, Bần tăng biết chồn không bao lâu sẽ mệnh chung, nên Thầy nói vọng ra, “ Nếu con linh khôn và muốn thọ giới Phật, ngày mai là ngày rằm con hảy đến đây vào lúc 9 giờ tối, Thầy sẻ truyền giới cho con.” Mục đích Bần tăng muốn truyền giới vào giờ đó vì số Phật tử sẽ đến chùa tụng kinh đông. Thầy muốn giúp cho Phật tử thấy việc lạ thường này mà phát tâm dỏng mảnh tu.

Đêm sau, khi đắp cà sa và định vào chánh điện tụng kinh, Bần tăng bỗng nghe một Phật tử kêu to: “Đại sư ơi! mời Thầy đến coi, chú chồn không biết ỡ đâu đến. Nó đang đứng bên cữa sỗ phòng Đại sư kìa.” Khi nghe điều này Bần tăng biết linh tánh chồn khôn ngoan. Đêm trước, Thầy nói bằng tiếng nhân gian thế mà linh tánh chồn đoán được ngày giờ để thọ Giới cho chú.

Lúc bấy giờ, Bần tăng quay sang nói với đại chúng: “Các vị đừng sợ! hôm nay chồn đến đây đễ được Thầy cho quy y Tam Bao và truyền ngũ giới cho chú.” Đại chúng rất ngạc nhiên lúc đó. Thầy mới tường thuật chuyện chú cào cữa sỗ 3 đêm trước cho đại chúng biết. Ai cũng niệm “A-Di-Đà Phật” loài vật này sau tinh khôn thế ấy.

Bần tăng nói đại chúng đi theo Bần tăng đễ hộ Niệm. Bần tăng tiến lần về chỗ chú chồn đang đứng. Đèn được bật sáng, chú chồn thân rất to lớn nhưng Thầy nhìn trong ánh mắt chú rất buồn bã. Khi Thầy đến sát bên chú Thầy nói: “ Nếu con có linh tánh khôn ngoan hảy làm theo lời Thầy chỉ bảo”. Lúc đó Bần tăng cùng đại chúng tụng sám hối, sau phần nghi lễ này Bần tăng nói với chú chồn: “ Thầy vừa làm lễ sám hối cho con xong, với lòng tha thiết cầu đạo và tâm chân thành sám hối của con, sau khi mệnh chung con sẻ tái sanh lại cỏi nhân gian để tiếp tục tu học. Bây giờ Thầy xin đại diện mười Phương chư Phật, chư Bồ Tát và chư Thánh Tăng truyền Tam y và Giới pháp cho con.”

Một điều lạ kỳ, khi Thầy xướng danh Tam bảo Phật pháp tăng và khi đại chúng cuối đầu đảnh lễ thì chú chồn cũng lặng lẽ cuối đầu. Trong ánh mắt của chu’ Bần tăng thấy rõ nét vui tươi hớn hỡ. Đến phần truyền giới, khi Bần tăng tuyên Giới pháp xong và đánh một tiếng khánh, chú chồn liền tự cuối đầu. Phần lễ xong, Thầy chú nguyện và phú chúc cho chú “nhờ công đức thọ Tam quy ngũ giới này, chú sẻ tái sanh vào nhàn cảnh. Nếu biết niệm Phật củng được vãng sanh về cỏi Tây Phương Cực Lạc.”

Khi lễ xong, Bần tăng nhìn chú lần cuối trước khi vào chánh điện. Bần tăng còn thấy trong ánh mắt lung linh kia có hai hàng nước mắt, lan dài trên gương mặt chú. Thầy biết đây là giọt nước mắt sung sướng vì chú biết rằng, từ đây về sau nhờ thọ Tam quy ngủ giới, chú chẵng bao giờ thọ sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh. Kiếp cầm thú này của chú đến hôm nay viên mản và từ đây về sau quốc độ chú sẻ tái sanh vào loài người và các chư thiên.

Đêm nay, lòng Bần tăng an lạc hơn bao giờ hết, vì Bần tăng đã thấy rỏ thiện ác và Phật tánh ngự tri trong muôn loài chúng sanh. Một kiếp làm thú củng đã trả nợ tiền kiếp gieo ác nhiều muôn kiếp. Một linh vật biết hướng thượng là điều Bần tăng mong cầu ở mổi chúng sanh. Kễ từ đêm đó, chú chồn không còn trỡ lại, hang của chú được chú dun đất lên làm nắm mộ chôn mình.

Năm năm qua, thời gian vô thường vẫn trôi. Một ngày kia, sân chùa của Thầy có người thiếu phụ dẫn đến một đứa bé gái vừa tròn năm tuổi. Khi nghe mẹ bé bảo: “Chào Đại sư đi con!” đứa bé cười mũm mĩm và chạy lại dơ hai tay ôm và nhìn Bần tăng trong ánh mẳt đó. Bần tăng tìm được nét quen thuộc, cặp mắt của một linh vật mà Năm năm về trước Bần tăng đã truyền Tam quy ngủ giới.

Hôm nay con đả trở lại cỏi người với thân người nữ, Thầy biết rằng một ngày kia con sẽ học hết sự đau khỗ và hạnh phúc kiếp người. Con sẽ phát niệm từ bi cứu độ muôn loài chúng sanh và tiến mãi đến nơi an nghỉ cứu cánh niết bàn.


- Đại Sư Pháp Vân -


Source: http://www.niemphat.com/linhtinh/chuchon.html

0 comments:

Post a Comment