Saturday, February 27, 2010

Muốn trừ được vọng tuởng











Kính thưa quí vị:Dưới sự hướng dẫn của Thầy Thích Thông Triệt, Thiền chủ Thiền Viện Tánh Không, từ năm 1995 cho đến nay, tính tròn là 12 năm, Hội Thiền Tánh Không đã thành lập được nhiều đạo tràng Tánh Không tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Úc. Thầy đã hướng dẩn 45 khóa Thiền Căn Bản, nhiều lớp Trung Cấp Bát Nhã 1, 2, 3, nhiều lớp Tâm lý học Phật giáo, và Giáo thọ.Phương pháp thiền do Thầy Thiền Chủ hướng dẩn đã mang đến lợi lạc cho những người hành thiền qua những tác dụng đối với thân, tác dụng đối với tâm, tác dụng hài hòa và tác dụng phát huy trí tuệ tâm linh.- Tác dụng của Thiền đối với Thân xuất phát từ những tác động sinh học và dây chuyền trong hệ thống não bộ và các tuyến nội tiết khi hành thiền, giúp điều chỉnh và chữa trị những chứng bệnh thông thường như căng thẳng thần kinh (stress) hoặc suy nhược thần kinh, mất ngủ kinh niên, cao máu, cao máu mỡ, bịnh tim, gan, tiểu đường v.v...- Tác dụng của Thiền đối với Tâm, thiền chuyển hóa nội tâm từ tâm dính mắc, tâm chấp trước, tâm ích kỷ, tâm khát ái thành tâm rộng lượng, tâm bao dung, tâm tha thứ đối với mọi người, mọi việc trong cuộc sống hằng ngày.- Tác dụng của Thiền tạo sự hài hòa thân và tâm của người hành thiền, hài hòa với những người thân của mình, hài hòa với những người ngoài xã hội và hài hòa với môi trường thiên nhiên.- Và sau cùng tác dụng của Thiền giúp phát huy trí tuệ tâm linh từ thô sơ đến sâu sắc, hiển lộ tánh giác, đạt được trí vô sư và an lạc thật sự.Đây là pháp thiền của Đức Phật Thích Ca mà Thầy Thiền Chủ Thích Thông Triệt đã khai triển và mượn những khám phá hiện đại của khoa học về hệ thống não bộ và tế bào thần kinh để đối chiếu với Pháp của Phật và Chư Tổ trong thiền Phật Giáo khi hướng dẫn cho thiền sinh thực hành một cách rốt ráo và đạt được hiệu quả tốt đẹp.Một lát nửa đây, Thầy Thiền Chủ sẽ ban cho đại chúng một bài pháp thọai “Sự lợi ích của Thiền đối với Thân, Tâm và Trí Tuệ Tâm Linh”. Quí vị sẽ có thiện duyên nghe Thầy trình bày Pháp Tu Thiền do thầy hướng dẩn trong chi tiết hơn.Một tiết mục đặc biệt khác mà chúng tôi muốn giới thiệu cùng quí khách là phần trình chiếu slideshow do sư cô Thích Nữ Triệt Như tường trình về kết quã của cuộc thử nghiệm bằng máy f- MRT (functional- Magnetic Resonance Tomography) tại đại học Tuebingen, thuộc miền Nam nước Đức. Cuộc thử nghiệm nầy cho thấy các tác động vận hành của hệ thống não bộ khi hành giã KHÔNG THIỀN và các tác động vận hành của hệ thống não bộ khi hành giã THIỀN VÀO ĐỊNH.Kính thưa quí liệt vị:Mặc dù đã tận tâm và tận lực, Ban Tổ Chức chúng tôi cũng khó tránh sự sơ sót ngoài ý muốn, kính xin quý vị niệm tình tha thứ và từ bi hỷ xả cho. Trước khi dứt lời, chúng tôi một lần nữa, xin chân thành cảm ơn sự hiện diện đông đảo của quý vị quan khách, quí cơ quan truyền thông và báo chí đã giúp phổ biến rộng rãi buổi ra mắt sách, ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên nhà hàng Phú Lâm đã giúp đỡ cho ban tổ chức trong phần trang trí và chuẩn bị thức ăn cho buổi tiệc chay đêm nay. Xin cảm ơn các anh chị em thiền sinh thuộc đạo tràng Tánh Không Nam Cali và Houston đã tận tình yễm trợ, các anh chị em thiền sinh đạo tràng Tánh Không Bắc Cali đã hết sức nhiệt tâm, bỏ nhiều thời giờ, công sức, trong công tác Phật sự nầy.Chúng tôi kính chúc toàn thể quý vị có một buổi cơm chay thanh đạm và ngon miệng, cùng thưỡng thức một chương trình văn nghệ với chủ đề Vườn Thiền Tánh Không do các ca sĩ thân hữu và các thiền sinh đã dầy công luyện tập để trình diễn trước quí vị đêm hôm nay.
Kế tiếp là phần giới thiệu hai tác phẩm của Thầy Thích Thông Triệt với:- Thiền sinh Minh Như Lê Kim Hoàng giới thiệu “Tiến Trình Tu Chứng của Đức Phật” (tái bản và bổ túc).

Cả hai cuốn sách được ra mắt tại nhà hàng Phú Lâm vào tối cuối tuần qua đã được ban tổ chức gởi tặng đến tận tay từng người tham dự.
Trong phần pháp thoại với đề tài “Lợi Ích của Thiền đối với Thân, Tâm và Trí Tuệ Tâm Linh”, Thầy Thích Thông Triệt đã trình bày: Hôm nay, chúng tôi muốn trình bày cùng quý vị đề tài: Thiền có lợi ích hay có giá trị gì đối với thân, tâm và trí tuệ tâm linh của chúng ta.
Chúng tôi có một số kinh nghiệm trong thời gian nhập thất dài hạn (*), chúng tôi rút ra được cái kinh nghiệm đó qua sự hành trì mà chúng tôi chữa được nhiều thứ bệnh. Ngày xưa, khi chưa chữa trị được những chứng bệnh đó, chúng tôi đặt câu hỏi: cũng cơ thể này tại sao chúng tôi hành thiền lại bị đau ốm bệnh tật. Rồi sau này, cũng cơ thể này mà khi chúng tôi hành thiền thì thân thể lại trẻ trung trong sáng và linh hoạt. Từ điều đó, chúng tôi đặt vấn đề nó không ngoài cái não bộ của chúng ta. Và trong não bộ chúng ta phải có cái gì đó, trong cơ thể chúng ta có cái gì đó, mà trong thời gian đó chúng tôi chưa tìm ra được câu trả lời! Chúng tôi chỉ biết rằng nếu chúng ta hành thiền đúng thì được thân khỏe, tâm an, trí tuệ sáng. Khi chúng tôi được ra thất sau 14 năm, chúng tôi về gặp lại Thầy chúng tôi là Hòa Thượng Thích Thanh Từ, chúng tôi nói với ngài là: Về sau nếu con giảng giải thiền con sẽ chứng minh thiền là một khoa học thuộc về tâm linh mà nó không đâu xa lạ cả nó vốn nằm ở trong cơ thể của chúng ta mà thôi!
Đầu tiên chúng tôi giảng giải pháp thiền của Thầy chúng tôi, thiền trong cuối thế kỷ 20... Chúng tôi chứng minh thiền đúng thì nó tác động vào đâu. Thiền sai tác động vào đâu. Chúng tôi mượn khoa học để đối chứng. Chúng tôi cho rằng cái tâm của chúng ta thật sự nó phát ra cái lịnh, mà lịnh đó thì não thi hành. Nếu nó đúng vào cơ chế nào trong não bộ mà phù hợp với pháp của Phật thì trong lúc thực hành thân của chúng ta chẳng những không có bịnh mà lại trừ được những bịnh kinh niên thí dụ: mất ngủ, cao máu, tiểu đường, hen suyển v.v... Từ đó, chúng tôi khai triển phương pháp thiền của Đức Phật bằng cách đối chiếu với khoa học.
Trong bài pháp thoại Thầy Thông Triệt (hình trái) cho biết lúc mới sang Mỹ vào cuối năm 1992, trong một chuyến đi Hawaii, Thầy may mắn gặp một thiền sinh là một bác sĩ, cũng là giáo sư tại Đại Học Hawaii và được vị này đưa vào thăm trường đại học Hawaii. Tại nơi đây thầy mượn được một quyển sách viết về Bộ Thần Kinh Não trong đó có viết về Hệ Thống Hypothalamus mà Thầy gọi là Khu Dưới Đồi, Thầy mượn về và bắt đầu nghiên cứu vùng Hypothalamus này. Lần thứ hai Thầy vào thăm trường đại học ở Seattle, tại nơi đây Thầy may mắn đọc một quyển sách khác và được biết vào năm 1999 khoa học chỉ mới khám phá cái vùng của Tánh Thấy, Tánh Nghe nằm sau bán cầu não trái và vùng Broca tức là “Vùng giải mã khái niệm” mà ngày xưa từ năm 1866 ông Broca khám phá ra từ một bệnh nhân.
Sau này các nhà khoa học tìm ra vùng giải mã là vùng bên trái não cầu và vùng nói thầm là vùng trên đỉnh đầu (thủy đỉnh).
Từ đó Thầy bắt đầu nghiên cứu về Vùng Nói Thầm để áp dụng vào việc hành thiền. Làm sao hàng phục vọng tâm, an trụ chân tâm. Và Thầy đã đạt được kinh nghiệm bằng phương pháp mới do Thầy tìm ra.
Thầy cho biết muốn trừ được vọng tuởng, thiền giả chỉ cần không nói thầm là thiền giả có thể chế ngự được vọng tưởng, tâm sẽ được an tịnh ngay tức khắc, nguyên văn lời pháp của Thầy như sau:
Muốn không theo Vọng Tưởng chúng ta chỉ cần không nói thầm mà thôi! Bởi vì Vọng Tưởng chỉ là Sự Nói Thầm. Suy nghĩ là sự nói thầm. Nếu chúng ta làm chủ được sự nói thầm thì chúng ta làm chủ được mạng lưới của vọng tưởng, tâm chúng ta liền được an tịnh ngay tức khắc. Từ đó chúng tôi khai thị hướng dẫn thiền sinh hàng phục vọng tâm bằng cách đi vào phương pháp an trụ chơn tâm hay là làm chủ tâm ngôn, tức khắc vọng tâm không có khởi lên. Ở đây chúng tôi cho rằng không cần phải kiểm soát sự suy nghĩ mà chúng ta chỉ cần áp dụng phương pháp là không nói thầm. Thực tập bằng cách đó thì sự suy nghĩ sẽ bị kiểm soát mà thực sự là không phải kiểm soát. Đó là chúng ta làm chủ sự suy nghĩ. Bởi vì nếu mình nói kiểm soát thì không được. Kiểm soát là có đối tượng, có mình, mình phải kiểm soát. Phải vậy không à? Chúng tôi cho rằng mình làm chủ sự suy nghĩ mà thôi! Khi nào muốn suy nghĩ thì suy nghĩ. Không muốn suy nghĩ thì thôi! Chúng tôi hướng dẫn thiền sinh thực tập thẳng thay vì hàng phục vọng tâm an trụ chơn tâm. Chúng ta chỉ cần an trụ chơn tâm tức là an trụ vào vùng tánh giác...
Bài pháp thoại của Thầy Thích Thông Triệt kéo dài hơn nửa tiếng đồng hồ đã được thiền sinh cũng như quan khách im lặng theo dõi và được ghi nhận là ai cũng thích thú muốn tìm hiểu thêm.
Cuối cùng, là phần giới thiệu slideshow chụp hình não bộ bằng máy f- MRT do sư cô Triệt Như trình bày và đích thân Thầy Thiền Chủ điều chỉnh slide show:
Sư cô Triệt Như đang thuyết trình hình chụp não bộ tại trường đại học Tuebingen
Khoa học cận đại đã tìm ra được vị trí của cơ chế tánh thấy thuộc thùy chẩm, và tánh nghe thuộc thùy thái dương, cả 2 đều ở phía sau bán cầu não trái. Còn tánh xúc chạm và tánh nhận thức biết thì họ chưa tìm ra vị trí thực sự trong não bộ. Thầy Thiền Chủ, từ năm 1995, đã muốn chứng minh khi tọa thiền vào Định, thì vùng suy nghĩ, vùng ý thức và những cơ chế phụ thuộc phát ra ý ngôn hay tâm ngôn đều không hoạt động. Trái lại, khi đó, vùng nhận thức biết, vùng tánh thấy, tánh nghe hay tánh xúc chạm hoạt động.
Mãi đến tháng 6 năm 2007, đủ duyên, qua nhiều giai đoạn tìm hiểu, và thử nghiệm chụp hình não bộ cho 2 thiền sinh Đạo tràng Tánh Không Stuttgart thuộc nước Đức, phòng thử nghiệm thuộc trường đại học Tuebingen, ở Nam Đức, đã bố trí chụp hình não bộ cho Thầy Thiền chủ và tăng đoàn, nhân dịp Thầy Thiền chủ qua Đức mở khóa tu học.
Phòng thử nghiệm này do 2 nhà Vật lý học là ông Tiến sĩ Michael Erb và ông Ranga điều hành máy f- MRT. f-MRT (là chữ viết tắt của functional- Magnetic Resonance Tomography) có thể tạm hiểu như một phương pháp cấu tạo hình, thông qua hiệu ứng cộng hưởng dưới tác động của từ trường.
Chúng tôi xin trình bày sơ qua về tiến trình chụp hình não bộ như sau:- Người được chụp, trong tư thế nằm. Một thiết bị bao quanh đầu dể chụp hình não bộ; đầu không nhúc nhích trong suốt thời gian đó. Thân và tay chân đều nằm yên.- Bắt đầu họ chụp vị trí các định khu trong não bộ.- Tiếp theo chụp tuần tự qua 4 giai đoạn: 4 tánh: xúc chạm, thấy, nghe và nhận thức- Mỗi giai đoạn kéo dài 12 phút, tức là:- Hai phút không thiền, 3 phút thiền, 2 phút không thiền, 3 phút thiền, 2 phút không thiền.
Điều này có nghĩa họ muốn thấy sự khác biệt giữa lúc chúng ta có suy nghĩ, có tập trung hay có lời nói thầm, trong 2 phút; rồi tắt niệm, vào định lập tức, trong 3 phút; rồi trở ra suy nghĩ trong 2 phút; lại tắt niệm vào định trong 3 phút, cuối cùng trở lại suy nghĩ trong 2 phút cuối.
- Khi chụp về cơ chế tánh xúc chạm, họ cho một người cầm bàn chải nhỏ cào vào tay mình, mình có thể mở mắt hay nhắm mắt. Khi chụp về tánh thấy, họ chiếu hình cảnh núi có ánh nắng, mình phải mở mắt trong suốt 12 phút. Khi chụp về tánh nghe, họ mở nhạc. Khi chụp tánh nhận thức thì không có đối tượng nào cả . Cả 2 lần này có thể mở mắt hay nhắm mắt trong suốt 12 phút, chớ không được khi mở khi nhắm.
- Thầy Thiền chủ và tăng đoàn đã được chụp hình não bộ, vùng nào không hoạt động thì hiện ra màu xanh, vùng nào hoạt động hiện ra màu đỏ. Theo đúng thời gian và cách thức như trên.
- Tuy nhiên sau đó, họ mời Thầy Thiền chủ trở lại một ngày khác chụp hình theo sự bố trí khác hơn. Đó là: 30 giây không thiền, 30 giây thiền vào định, 30 giây không thiền, 30 giây thiền vào định.
- Tất cả những lần chụp hình này, kết quả là vùng Dưới Đồi (tên khoa học là Hypothalamus) và vùng tiền trán đều không hoạt động, hoàn toàn yên lặng, hiện ra màu xanh. Vùng tiền trán của bán cầu não phải và bán cầu não trái là cơ chế suy nghĩ, ý thức và trí năng, bao gồm luôn vùng Broca giải mã khái niệm, liên hệ đến vùng nói thầm ở thùy đỉnh, cũng như cơ chế ký ức vận hành. Đây là các cơ chế phát ra ý ngôn và tâm ngôn. Đồng thời vùng phía sau bán cầu não trái hoạt động, hiện ra màu đỏ. Đó là vùng tánh giác, nói theo Thiền tông, gồm 4 tánh: thấy, nghe, xúc chạm và nhận thức biết.
Sau đây chúng tôi xin kính mời quí vị xem hình não bộ chụp qua máy f- MRT.* Đây là hình số 1: Thầy Thiền chủ sắp được đưa vào máy để chụp hình vùng tánh nhận thức. Giáo sư Michael Erb và ông Ranga phụ trách. Cô Minh Huệ là một thiền sinh thông dịch tiếng Đức. * Đây là hình số 2: Vùng Broca thuộc tiền trán não trái, không hoạt động khi vào định, hiện ra màu xanh. Đồng thời, Vùng Dưới Đồi (Hypothalamus) bên trong giữa não, cũng không động khi vào định, và hiện ra màu xanh. * Đây là hình số 3 gồm có hai hình : hình bên trái, chụp từ sau ót, chúng ta nhìn thấy đốm màu đỏ, đó là vùng nhận thức biết không lời hoạt động khi vào định sâu. Nó nằm ở phía sau bán cầu não trái. Hình bên mặt : chụp ngang, chúng ta cũng nhìn thấy đốm màu đỏ nằm bên trong não thuộc hệ thống viền não, là vùng nhận thức biết không lời. * Đây là hình số 4: Chúng ta nhìn thấy vùng Wernicke, là vùng ngôn ngữ thứ nhất, và vùng Broca là vùng ngôn ngữ thứ 2, đều không động khi vào định sâu, hiện ra màu xanh. Đồng thời vùng phía sau bán cầu não trái hoạt động hiện ra màu đỏ. * Sau cùng là hình số 5 : Bằng kỹ thuật chú ý trống rỗng, chúng ta nhìn thấy tánh xúc chạm tại thùy đỉnh hoạt động hiện ra màu đỏ. Tóm lại, chúng tôi vừa giới thiệu vài hình ảnh được chụp khi vào định để chứng minh rằng khi ta vào định sâu, những vùng phát ra ý ngôn và tâm ngôn, thuộc vùng tiền trán, đều yên lặng, đồng thời ngay lúc đó, vùng phía sau bán cầu não trái hoạt động , đó là vùng tánh nhận thức biết không lời của tánh giác. Xen kẻ giữa phần nói chuyện của các diễn giả là phần văn nghệ với chủ đề Vườn Thiền Tánh Không được điều khiển bởi nữ ca sĩ Bích Ngọc, một tiếng hát quen thuộc, rất được ái mô tại miền Bắc Cali, mà trong vài năm qua đã giả từ vườn hoa văn nghệ để đi vào Vườn Thiền Tánh Không.


http://www.tanhkhong.net/RaMatSach_BacCali.aspx

0 comments:

Post a Comment