Cách giải quyết mâu thuẫn này nói lên sự việc rằng chỉ phê bình mà không có đường hướng để giúp đỡ người nghe thì sẽ thất bại. Một số người có khuynh hướng tìm lỗi của người kia chỉ để phê phán. Nhận thấy thói quen nguy hại đó, Đức Phật dạy: “Một người luôn luôn phê phán người bạn của mình, việc đó không chứng tỏ một tình bạn chân thật”(9). Khi nhận ra động cơ thúc đẩy của người nói, theo bản năng, người nghe sẽ phản bác những lời phê bình của người nói. Với một hướng giải quyết được chuẩn bị sẵn, người nói có thể làm cho người nghe chú ý lắng nghe.
Sự rõ ràng rành mạch của người nói về những hiệu quả tích cực của giải pháp thuyết phục người nghe chấp nhận cách giải quyết. Người nói cần giải thích cho người nghe lý do vì sao vấn đề cần được giải quyết, và sự giải quyết đó sẽ có lợi cho người nghe như thế nào. Người nghe có thể hiểu sai lạc việc phê bình xây dựng khi người nói không nói rõ mục đích và những kết quả tích cực trong những đề nghị của mình.
5. Nói với lòng từ bi
Sau cùng, lòng từ bi có thể hướng dẫn toàn bộ tiến trình đối thoại. Những người có ý tưởng, lời khuyên và giải pháp phát xuất từ lòng từ bi thường dễ giải quyết tốt đẹp những mối bất hòa. Người nói nên tâm nguyện rằng “Tôi nguyện nói với lòng từ bi, không nói với lòng tức giận”(10).
Bốn phương pháp đề cập ở trên - đúng thời, chỉ đề cập đến sự kiện, sử dụng ngôn ngữ ôn nhu, và nhắm vào lợi ích của người nghe - là những phương pháp thuộc phạm vi hùng biện, ở bên ngoài. Từ bi, thuộc tình cảm, ở bên trong và dĩ nhiên là thiết yếu.
Những phương pháp hùng biện bên ngoài là cần thiết nhưng có thể là những kỹ thuật không thích hợp trong việc sửa đổi một cá nhân. Sự nguy hiểm nằm ở chỗ người nghe có thể cảm nhận sự “thiếu tấm lòng” nơi người nói. Câu “Tôi thương anh do đó tôi muốn anh được tốt đẹp” có sức mạnh lớn trong việc ảnh hưởng một người, nhưng sự bày tỏ không bằng lời nói còn có sức mạnh lớn lao hơn.
Đôi khi chúng ta cần tự hỏi về ý hướng của chúng ta khi nói với người khác về những hành vi không đẹp của họ. Phải chăng có tác động tình cảm thật sự trong việc chăm sóc, giúp đỡ một người, hay một thứ gì khác đang giở trò? Vì sao một người vợ hay chồng luôn luôn nhắc nhở người kia về lỗi lầm mà người đó đã tạo ra trong quá khứ? Vì sao chúng ta luôn luôn sửa sai một người nào đó? Những sự việc này cần quan sát kỹ lưỡng. Một hành động sẽ có ý nghĩa và kết quả nếu nó được khởi động bằng lòng từ bi.
Những ngoại lệ
Năm bước giải quyết trong truyền thống Phật giáo không phải là những phương thuốc toàn hảo cho mọi xung đột giữa người và người. Chúng được coi như những phương pháp để có sự đối thoại khéo léo, thiện xảo, có thể dùng để giải quyết hầu hết những xung đột một cách có hiệu quả, nhưng lúc nào cũng có những ngoại lệ. Khi Ngài Xá Lợi Phất trình bày hiệu năng của năm phương pháp này, Đức Phật nêu lên một điểm quan trọng:
“Lại nữa, Xá Lợi Phất, dù ông theo năm phương pháp đối thoại này, vẫn còn một số người không tán đồng những điều ông nói”(11).
Lời nói này phản ảnh cái thấy sâu xa của Đức Phật rằng năm phương pháp ở trên không thể giải quyết tất cả mọi xung đột giữa con người, và theo đó, Ngài bảo Xá Lợi Phất giải thích vì sao có một số người quá cứng cỏi và làm thế nào để đối trị.
Trả lời Phật, Ngài Xá Lợi Phất thừa nhận có một số người luôn luôn phản kháng dù năm phương pháp khéo léo trong đối thoại đã được đem ra áp dụng; và Ngài nói rằng sở tri chướng được coi là một lý do tạo ra phản ứng nơi người nghe. Đức Phật khen ngợi Ngài Xá Lợi Phất và khuyến khích Ngài phát triển những kỹ thuật được dạy để làm lợi lạc cho những người sẵn sàng lắng nghe. Điều đáng chú ý là những phương pháp đối thoại mà Ngài Xá Lợi Phất trình bày giúp giải quyết những xung đột trong tinh thần hòa bình.
<> | | Next > |
---|
0 comments:
Post a Comment