Kỳ 01
Thường mình hay nghĩ rằng thiền tức là Phật giáo, chỉ đó đạo Phật mới có thiền là cứu cánh, và tất cả các loại thiền khác là ngoại đạo. Gần đây phát sinh ra nhiều pháp môn hay cách tu đốt giai đoạn, cách thiền làm sao để thấy Phật cho mau, điện chạy khắp người, hay làm sao khống chế não bộ cho không có tư tưởng... Có đủ loại thiền, người nào cũng nói tới thiền. Cho nên thiền cần được đề cập rõ ràng để mọi người, trong thời đại này, đều có thể học được mà không bị tẩu hỏa nhập ma. Tẩu hỏa nhập ma là một vấn đề khiến nhiều người không dám tu thiền.
* Định nghĩa Thiền
Trước hết nên minh định lại là thiền không phải của duy nhất Phật giáo. Tất cả các tôn giáo đều có một phương pháp khiến tâm của người thực hành trở vào trạng thái vắng lặng.
Vậy thiền có làm cho mình tịnh tâm không? Nhiều người nói: “Thưa thầy, mỗi lần con ngồi là đầu óc tán loạn. Chừng nào đầu óc con nhẹ nhàng trở lại thì con sẽ ngồi thiền”. Thật ra không phải chờ đến lúc óc hết tán loạn rồi mới ngồi thiền, mà vì tư tưởng mình không rõ ràng, đầu óc đầy dẫy vô minh, nên mình mới phải ngồi thiền. Thiền có phải là sự lắng đọng của tâm không? Thiền để tâm mình không vọng tưởng có phải là mục đích đầu tiên và cuối cùng của thiền hay không? Điều này không nhất thiết.
Mỗi tôn giáo đều có phương pháp thiền riêng và thực ra, mỗi chúng ta ai cũng thiền hàng ngày mà mình không biết đó thôi. Như vậy, mình phải định nghĩa thiền như thế nào đây?
Nếu dùng ngôn ngữ của thời đại thì thiền là phương pháp khiến cho tâm mình vắng lặng nhưng cởi mở, không khoáng, thoáng. Nói cách khác, thiền là làm cho tâm mình không ngừng khai mở. Tại sao? Nếu đi sâu vào triết lý của thiền - không phải phương pháp - thì đạt được trạng thái giác ngộ, sẽ rỗng lặng vô cùng. Trạng thái rỗng lặng này gọi là như thị như thị, vượt ra ngoài mọi thế tục trần gian, nhưng đồng thời lại bao hàm tất cả chuyện của trần gian mà không bị ô nhiễm. Nói vậy, các bác nghe khó hiểu. Nhưng đó là định nghĩa mà người ta thường nghe nói tới.
Bây giờ mình chỉ cần biết một chuyện vô cùng quan trọng: càng ngồi thiền tâm mình càng khai mở, càng tiến hóa hơn. Nếu mình đi tới trạng thái vắng lặng lúc ngồi thiền, nhưng khi xả thiền thì vợ, mình không muốn nói chuyện cùng; cha, mình cũng thèm chào; con, mình cũng mặc kệ; trạng thái như vậy là hư rồi. Còn nếu mình là một đạo nhân bỏ lên núi ngồi tu hành một mình, cho rằng dưới này là địa ngục trần gian, tôi lên niết bàn tu, thì cũng trật luôn. Người tu thiền phải có một sự khai mở gì đó, phải là một người đầy tình thương, đầy lòng từ bi, một người có trí huệ siêu việt, có thể cống hiến tích cực trong xã hội. Nếu tu thiền chỉ để trở thành một đám mây bay lơ lửng trên trời, thành một hòn đảo không ai đụng tới, thì tu như vậy là không đúng. Nếu vì đời này có nhiều chuyện khổ, mình muốn tu tới chỗ hoàn toàn yên tịnh, vắng lặng; như vậy cũng không có ý nghĩa gì trong vũ trụ nhân loại này.
Thời đức Phật, lúc đầu ngài dạy về Khổ, Tập, Diệt, Đạo: thế giới này là khổ, nguyên nhân của khổ từ đâu, làm sao giải được khổ, trạng thái cuối cùng khi không còn khổ nữa được gọi là Niết Bàn. Nhưng đến cuối đời ngài, khi giảng về Pháp Hoa và Niết Bàn thì ngài lại nói như vầy: “Mỗi người đều có một đặc tính gọi là Phật tánh. Làm sao khai mở Phật tánh đó ra, như thị như thị, Phật tánh đó làm cho mình có con mắt nhìn mọi sự là như vậy. Nếu có con mắt đó thì mình thực sự giải thoát và nếu có con mắt đó thì cái khổ cũng tương đối. Khổ đó chỉ là một ảo ảnh do bản ngã của mình nhận ra và chấp trước vào mà thôi”.
Nói một cách khác, tu thiền là sự không ngừng khai mở chân tâm. Do đó, người ta thường nói “kiến tánh thành Phật”. Cũng thường nói “khai ngộ”, khai là mở ra, ngộ là giác ngộ. Ngay chữ khai ngộ đã nói lên mục đích và phương pháp của thiền. Nếu các bác đồng ý như như vậy thì sẽ thấy rằng, té ra mỗi ngày mình cũng có thiền rồi. Có bác nọ, thầy gặp trên đường đi ở Mile Square Park, ngồi co tay chân lên xuống, thầy mới hỏi: “Bác làm chi đó?”
“Tôi tập thể thao hàng ngày”
“Bác tập môn gì đây?”
“Tui tập sao cho tay tui mở ra, chân tui mở ra, người tui cũng mở ra, là tui thấy khỏe rồi”.
“Ồ, vậy môn tập này có tên gì không?”
“Dạ không, chỉ có chừng ấy thôi”.
Thầy mới hỏi tiếp:
“Vậy bác ở đó tập như vậy có vui không?”
“Có, đây là hạnh phúc lớn nhất của tui hàng ngày. Tui tới đây hàng ngày, ngồi dở tay chân lên xuống, mà không ai quấy rầy. Tâm tôi hân hoan vì bầu trời xung quanh tôi rộng mở, tâm tôi cũng rộng mở, nên tui cảm thấy sung sướng”.
Đương nhiên là lời nói của bác đó không như vậy nhưng ý của bác là vậy. Thưa các bác, vị cao niên này đang làm gì đây? Ông đang thiền. Ông mở tay mở chân, rồi ông mỉm cười, ông nhìn bầu trời bát ngát, tâm ông rộng mở: đó là thiền. Các bác có thể hỏi:
“Trời ơi, thiền kiểu đó làm sao giác ngộ được?”
Thiền không phải là sự giác ngộ, thiền là sự khai mở để giác ngộ từng tầng tâm thức một. Nếu tầng tâm thức của bác cao niên này ở chỗ đó, thì đó là sự giác ngộ của bác.
Đôi khi mình có những truy cầu rất lạ lùng. Mình muốn làm sao được khai ngộ bằng như Phật và mình cố chạy đua làm sao để tới được mục đích đó. Mình còn thi đua với nhau như tôi ngồi thiền được ba giờ, cô ngồi được bao lâu? Tôi thấy được năm ông Phật, còn bác thấy được bao nhiêu? Tôi chuyển được luân xa trong người tôi như vậy đó, còn bác chuyển được bao nhiêu luân xa rồi?
Thành ra, tu hành nay biến thành một sự tranh đua. Tranh đua thì tâm đóng lại. Tâm đóng lại thì làm sao gọi là khai mở được. Cho nên, mình thường mắc vào trong cạm bẫy của bản ngã: mình so sánh với nhau, đố kỵ với nhau, mình ghen với nhau mà quên rằng thiền là sự chấm dứt của đố kỵ, ghen tuông. Khi mình không đóng tức là mở, khi mở tức là thiền. Do đó, nếu mở một lần thì chỉ thiền một lần thôi. Còn khai mở không ngừng thì tức là thiền.
Như vậy, thiền là cách làm sao cho tâm mình không bị đóng lại. Nhiều khi không phải vì lý do tôn giáo mà là do bản năng con người, mình không muốn nói chuyện với ai cả, mình ngồi đó nhắm mắt lại để cõi lòng mở ra. Nhưng nhiều khi mình phải làm ngược lại, phải ra nói chuyện với người này, người nọ để tâm mình mở ra. Nói một cách khác, bản năng muốn khai mở là động lực sống của con người chớ không phải thiền là ngồi khoanh chân lại. Thiền là khả năng khai mở không ngừng.
Một ông thiền sư ngồi im lặng thiền suốt 7 giờ. Ông ở trong một trạng thái rất nhập định thâm sâu nhẹ nhàng, lỗ tai ông thính vô cùng. Ông vừa mới xuất định và đứng lên thì sư phụ cho người xuống gọi, bảo ông ra đồng làm việc. Khi làm việc, ông thấy tất cả mọi việc xung quanh đều im lặng và ông cũng thanh tịnh vô cùng. Sư phụ bắt ông làm tới tối mịt mới thôi. Ông mệt vô cùng, nhưng với công phu thiền 7 giờ, ông vui vẻ, yên tịnh nhắm mắt nằm nghỉ. Nhưng ngủ chưa được bao lâu, mới 3, 4 giờ sáng, ông sư phụ lại bảo ông ra ngoài giặt quần áo sớm. Cứ vậy, sư phụ quần thảo ông luôn 10 ngày khiến ông không có giờ rảnh để nghỉ ngơi hay ngồi thiền được. Sau 10 ngày thì chân tay ông rã rời, ông mệt không thể tưởng tượng được. Trí não ông không thể duy trì được trạng thái như trước đó 10 ngày. Ông nằm xuống ngủ và nghĩ 3 giờ sáng sẽ dậy. Nhưng vừa nằm xuống là ông sư phụ gọi và bảo ông:
“Mái ngói trên nóc nhà bị bể, con hãy lên đó thay giùm thầy”.
“Bây giờ là 11:30 đêm rồi, thưa sư phụ”. Ông lên giọng gắt gỏng, khó chịu, vì thiếu ngủ và mệt.
Thưa các bác, bao nhiêu công năng thiền định suốt 7 giờ biến đâu mất rồi. Sư phụ nói:
“Không sao, con cứ lên thay đi”.
Ông cũng leo lên thay nhưng trong miệng lầm bầm không vui. Khi ông trở xuống, sư phụ mỉm cười hỏi:
“Sao, con có muốn ngồi thiền chút xíu không?”
Ông đệ tử đáp:
“Thưa thầy, bây giờ con chỉ muốn nằm xuống ngủ thôi, không muốn ngồi thiền gì cả”.
Thường mình hay nghĩ rằng thiền tức là Phật giáo, chỉ đó đạo Phật mới có thiền là cứu cánh, và tất cả các loại thiền khác là ngoại đạo. Gần đây phát sinh ra nhiều pháp môn hay cách tu đốt giai đoạn, cách thiền làm sao để thấy Phật cho mau, điện chạy khắp người, hay làm sao khống chế não bộ cho không có tư tưởng... Có đủ loại thiền, người nào cũng nói tới thiền. Cho nên thiền cần được đề cập rõ ràng để mọi người, trong thời đại này, đều có thể học được mà không bị tẩu hỏa nhập ma. Tẩu hỏa nhập ma là một vấn đề khiến nhiều người không dám tu thiền.
* Định nghĩa Thiền
Trước hết nên minh định lại là thiền không phải của duy nhất Phật giáo. Tất cả các tôn giáo đều có một phương pháp khiến tâm của người thực hành trở vào trạng thái vắng lặng.
Vậy thiền có làm cho mình tịnh tâm không? Nhiều người nói: “Thưa thầy, mỗi lần con ngồi là đầu óc tán loạn. Chừng nào đầu óc con nhẹ nhàng trở lại thì con sẽ ngồi thiền”. Thật ra không phải chờ đến lúc óc hết tán loạn rồi mới ngồi thiền, mà vì tư tưởng mình không rõ ràng, đầu óc đầy dẫy vô minh, nên mình mới phải ngồi thiền. Thiền có phải là sự lắng đọng của tâm không? Thiền để tâm mình không vọng tưởng có phải là mục đích đầu tiên và cuối cùng của thiền hay không? Điều này không nhất thiết.
Mỗi tôn giáo đều có phương pháp thiền riêng và thực ra, mỗi chúng ta ai cũng thiền hàng ngày mà mình không biết đó thôi. Như vậy, mình phải định nghĩa thiền như thế nào đây?
Nếu dùng ngôn ngữ của thời đại thì thiền là phương pháp khiến cho tâm mình vắng lặng nhưng cởi mở, không khoáng, thoáng. Nói cách khác, thiền là làm cho tâm mình không ngừng khai mở. Tại sao? Nếu đi sâu vào triết lý của thiền - không phải phương pháp - thì đạt được trạng thái giác ngộ, sẽ rỗng lặng vô cùng. Trạng thái rỗng lặng này gọi là như thị như thị, vượt ra ngoài mọi thế tục trần gian, nhưng đồng thời lại bao hàm tất cả chuyện của trần gian mà không bị ô nhiễm. Nói vậy, các bác nghe khó hiểu. Nhưng đó là định nghĩa mà người ta thường nghe nói tới.
Bây giờ mình chỉ cần biết một chuyện vô cùng quan trọng: càng ngồi thiền tâm mình càng khai mở, càng tiến hóa hơn. Nếu mình đi tới trạng thái vắng lặng lúc ngồi thiền, nhưng khi xả thiền thì vợ, mình không muốn nói chuyện cùng; cha, mình cũng thèm chào; con, mình cũng mặc kệ; trạng thái như vậy là hư rồi. Còn nếu mình là một đạo nhân bỏ lên núi ngồi tu hành một mình, cho rằng dưới này là địa ngục trần gian, tôi lên niết bàn tu, thì cũng trật luôn. Người tu thiền phải có một sự khai mở gì đó, phải là một người đầy tình thương, đầy lòng từ bi, một người có trí huệ siêu việt, có thể cống hiến tích cực trong xã hội. Nếu tu thiền chỉ để trở thành một đám mây bay lơ lửng trên trời, thành một hòn đảo không ai đụng tới, thì tu như vậy là không đúng. Nếu vì đời này có nhiều chuyện khổ, mình muốn tu tới chỗ hoàn toàn yên tịnh, vắng lặng; như vậy cũng không có ý nghĩa gì trong vũ trụ nhân loại này.
Thời đức Phật, lúc đầu ngài dạy về Khổ, Tập, Diệt, Đạo: thế giới này là khổ, nguyên nhân của khổ từ đâu, làm sao giải được khổ, trạng thái cuối cùng khi không còn khổ nữa được gọi là Niết Bàn. Nhưng đến cuối đời ngài, khi giảng về Pháp Hoa và Niết Bàn thì ngài lại nói như vầy: “Mỗi người đều có một đặc tính gọi là Phật tánh. Làm sao khai mở Phật tánh đó ra, như thị như thị, Phật tánh đó làm cho mình có con mắt nhìn mọi sự là như vậy. Nếu có con mắt đó thì mình thực sự giải thoát và nếu có con mắt đó thì cái khổ cũng tương đối. Khổ đó chỉ là một ảo ảnh do bản ngã của mình nhận ra và chấp trước vào mà thôi”.
Nói một cách khác, tu thiền là sự không ngừng khai mở chân tâm. Do đó, người ta thường nói “kiến tánh thành Phật”. Cũng thường nói “khai ngộ”, khai là mở ra, ngộ là giác ngộ. Ngay chữ khai ngộ đã nói lên mục đích và phương pháp của thiền. Nếu các bác đồng ý như như vậy thì sẽ thấy rằng, té ra mỗi ngày mình cũng có thiền rồi. Có bác nọ, thầy gặp trên đường đi ở Mile Square Park, ngồi co tay chân lên xuống, thầy mới hỏi: “Bác làm chi đó?”
“Tôi tập thể thao hàng ngày”
“Bác tập môn gì đây?”
“Tui tập sao cho tay tui mở ra, chân tui mở ra, người tui cũng mở ra, là tui thấy khỏe rồi”.
“Ồ, vậy môn tập này có tên gì không?”
“Dạ không, chỉ có chừng ấy thôi”.
Thầy mới hỏi tiếp:
“Vậy bác ở đó tập như vậy có vui không?”
“Có, đây là hạnh phúc lớn nhất của tui hàng ngày. Tui tới đây hàng ngày, ngồi dở tay chân lên xuống, mà không ai quấy rầy. Tâm tôi hân hoan vì bầu trời xung quanh tôi rộng mở, tâm tôi cũng rộng mở, nên tui cảm thấy sung sướng”.
Đương nhiên là lời nói của bác đó không như vậy nhưng ý của bác là vậy. Thưa các bác, vị cao niên này đang làm gì đây? Ông đang thiền. Ông mở tay mở chân, rồi ông mỉm cười, ông nhìn bầu trời bát ngát, tâm ông rộng mở: đó là thiền. Các bác có thể hỏi:
“Trời ơi, thiền kiểu đó làm sao giác ngộ được?”
Thiền không phải là sự giác ngộ, thiền là sự khai mở để giác ngộ từng tầng tâm thức một. Nếu tầng tâm thức của bác cao niên này ở chỗ đó, thì đó là sự giác ngộ của bác.
Đôi khi mình có những truy cầu rất lạ lùng. Mình muốn làm sao được khai ngộ bằng như Phật và mình cố chạy đua làm sao để tới được mục đích đó. Mình còn thi đua với nhau như tôi ngồi thiền được ba giờ, cô ngồi được bao lâu? Tôi thấy được năm ông Phật, còn bác thấy được bao nhiêu? Tôi chuyển được luân xa trong người tôi như vậy đó, còn bác chuyển được bao nhiêu luân xa rồi?
Thành ra, tu hành nay biến thành một sự tranh đua. Tranh đua thì tâm đóng lại. Tâm đóng lại thì làm sao gọi là khai mở được. Cho nên, mình thường mắc vào trong cạm bẫy của bản ngã: mình so sánh với nhau, đố kỵ với nhau, mình ghen với nhau mà quên rằng thiền là sự chấm dứt của đố kỵ, ghen tuông. Khi mình không đóng tức là mở, khi mở tức là thiền. Do đó, nếu mở một lần thì chỉ thiền một lần thôi. Còn khai mở không ngừng thì tức là thiền.
Như vậy, thiền là cách làm sao cho tâm mình không bị đóng lại. Nhiều khi không phải vì lý do tôn giáo mà là do bản năng con người, mình không muốn nói chuyện với ai cả, mình ngồi đó nhắm mắt lại để cõi lòng mở ra. Nhưng nhiều khi mình phải làm ngược lại, phải ra nói chuyện với người này, người nọ để tâm mình mở ra. Nói một cách khác, bản năng muốn khai mở là động lực sống của con người chớ không phải thiền là ngồi khoanh chân lại. Thiền là khả năng khai mở không ngừng.
Một ông thiền sư ngồi im lặng thiền suốt 7 giờ. Ông ở trong một trạng thái rất nhập định thâm sâu nhẹ nhàng, lỗ tai ông thính vô cùng. Ông vừa mới xuất định và đứng lên thì sư phụ cho người xuống gọi, bảo ông ra đồng làm việc. Khi làm việc, ông thấy tất cả mọi việc xung quanh đều im lặng và ông cũng thanh tịnh vô cùng. Sư phụ bắt ông làm tới tối mịt mới thôi. Ông mệt vô cùng, nhưng với công phu thiền 7 giờ, ông vui vẻ, yên tịnh nhắm mắt nằm nghỉ. Nhưng ngủ chưa được bao lâu, mới 3, 4 giờ sáng, ông sư phụ lại bảo ông ra ngoài giặt quần áo sớm. Cứ vậy, sư phụ quần thảo ông luôn 10 ngày khiến ông không có giờ rảnh để nghỉ ngơi hay ngồi thiền được. Sau 10 ngày thì chân tay ông rã rời, ông mệt không thể tưởng tượng được. Trí não ông không thể duy trì được trạng thái như trước đó 10 ngày. Ông nằm xuống ngủ và nghĩ 3 giờ sáng sẽ dậy. Nhưng vừa nằm xuống là ông sư phụ gọi và bảo ông:
“Mái ngói trên nóc nhà bị bể, con hãy lên đó thay giùm thầy”.
“Bây giờ là 11:30 đêm rồi, thưa sư phụ”. Ông lên giọng gắt gỏng, khó chịu, vì thiếu ngủ và mệt.
Thưa các bác, bao nhiêu công năng thiền định suốt 7 giờ biến đâu mất rồi. Sư phụ nói:
“Không sao, con cứ lên thay đi”.
Ông cũng leo lên thay nhưng trong miệng lầm bầm không vui. Khi ông trở xuống, sư phụ mỉm cười hỏi:
“Sao, con có muốn ngồi thiền chút xíu không?”
Ông đệ tử đáp:
“Thưa thầy, bây giờ con chỉ muốn nằm xuống ngủ thôi, không muốn ngồi thiền gì cả”.