Monday, April 16, 2012

Lhasa đang trở thành địa ngục cho người dân Tây Tạng


Một nhân chứng hiếm hoi, ẩn danh vì lý do an ninh, đã tường thuật về đời sống tại thủ đô Tây tạng cho biết sự thực về Tây tạng: “Người dân Tây tạng đang biến mất, các tu viện bị rào lại và một chung cư riêng của đức Đạt lai lạt ma đã bị bán cho một thương gia Trung cộng. Binh lính ở khắp mọi nơi và họ làm bất cứ điều gì họ muốn. Chư Tăng đang sẵn sàng tuyệt thực cho đến chết để chống lại sự bạo động này.”
Tại Tây tạng người dân Tây tạng đang biến mất: họ sống trong các khu vực bị bao quanh bởi vách tường và dây kẻm gai, bị ép buộc phải nghe và hát quốc ca cộng sản, bị theo dõi bởi quân đội Trung cộng. Hơn 7 ngàn người đang bị đánh đập tại trại lao động cải tạo, và chư Tăng đang tuyệt thực. Đây là câu chuyện của một người ẩn danh vì lý do an ninh vừa thoát khỏi Lhasa. Ông kể lại tình trạng thực tế của tỉnh đang bị chiếm đóng bởi Hán cộng.
Lời khai của ông rất quan trọng vì chính quyền trung ương Trung cộng ngăn các phóng viên và du khách đến Tây tạng và thủ đô Lhasa. Các vụ tự thiêu của chư Tăng chống lại Bắc kinh và bạo quyền đã đưa vấn đề Tây tạng trở thành vấn đề chính trong sự lảnh đạo cộng sản, tạo nên phản ứng dữ dội bởi dân địa phương. Hôm là ngày lễ Losar, năm mới của Tây tạng, nhưng tại Tây tạng không có ăn mừng. Có quá nhiều đau khổ! Đây là nguyên văn của bài tường thuật.
Tôi vừa mới trở về từ Lhasa. Người Tây tạng đang biến mất. Mọi người đều kinh hãi về việc đổ máu có vẻ không thể nào tránh khỏi. Lhasa có khoảng 1.2 triệu người Hán và khoảng 200 ngàn dân Tây tạng. Phần lớn những người Tây tạng này sống tại một khu vực mà hiện nay hầu như hoàn toàn bị vây bủa bởi doanh trại quân đội với tường cao 2 mét, một số có rào kẻm gai. Sự cô lập này gây ấn tượng giống như khu tập trung của người Do thái.
Bên trong khu bị bao vây là các nhóm binh sĩ võ trang S.W.A.T. và cảnh sát đi tuần đường phố 24 giờ một ngày. Các bài ca quân đội được nghe suốt cả ngày. Xe vận tải và xe thiết giáp đến hàng ngày, trang bị súng trường và súng máy, nhắm vào người Tây tạng.
Tất cả dân Tây tạng lúc nào cũng phải mang theo căn cước. Dân Tây tạng cư ngụ tại Lhasa bắt buộc phải đăng ký với cảnh sát. Có khoảng 134 trạm cảnh sát mới tại Lhasa để kiểm soát khách bộ hành và xe cộ. Thêm vào các trại lính trong và chung quanh Lhasa, các trạm quân đội thường trú với binh sĩ võ trang được dựng lên trong toàn thành phố.
Lễ hội Kalachakra (Lễ Pháp Hội Thời Luân Kim Cang) vào tháng giêng năm 2012 tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn độ do đức Đạt lai lạt ma, đã có khoảng 10 ngàn người dân Tây tạng đến từ Tây tạng. Trong số này có khoảng 3 ngàn là mật thám. Con số 7 ngàn còn lại trong khi trở về Tây tạng xuyên qua ngõ Ấn độ, Nepal, Hong kong, v.v.  đều bị đưa vào trại cải tạo ít nhất là 3 tháng. Do lạnh lẽo, những người lớn tuổi van xin được trở về nhà vào ban đêm nhưng bị từ chối.
bp39
Một nhà sư Tây Tạng mang khẩu trang “SAVE TIBET” tại Lễ hội Kalachakra
Trong nhiều trường hợp, khi gia đình đem mền vào cho thân nhân lớn tuổi, họ được báo là những người này không còn ở đây và chính quyền không biết họ ở đâu. Trong 7 ngàn người ở trại cải tạo, việc thẩm vấn bởi cảnh sát Trung cộng là thường xuyên. Họ bị ép buộc phải khai ra công việc làm của họ (việc này khiến họ bị sa thải) mất tiền hưu trí hoặc các phúc lợi tương tợ, phải khai báo tên tuổi của bà con và những người liên hệ gồm cả địa chỉ và nghề nghiệp. Kiểm tra bừa bãi lý lịch và nhà cửa được thực hiện; thân nhân bị mời đến để thẩm vấn.
Khoảng 50 tu nữ đi đến một khóa tu bằng xe buýt đã bị gắt giữ để thẩm vấn sau khi một mật thám buộc tội họ phát ngôn chống lại chính quyền. Hiện họ đang ở đâu không ai biết. Một họa sĩ Tây tạng vẽ hình một người Tây tạng nhìn lên cái đồng hồ phía trên đầu với tựa đề “Đợi Chờ” đã bị bắt do biểu tượng dùng trong tranh vẽ. Tôi được báo nhiều người bị an ninh quốc gia bắt đem đi và không trở lại. Họ hoàn toàn biến mất.
Các chốt kiểm soát dọc đường trong khu Tây tạng tự trị được dùng để ngăn chận những người Tây tạng không phải là cư dân của Lhasa đến gần thành phố. Lại nữa, nếu một nhà sư hay một tu nữ đi trên xe, cảnh sát hoặc binh sĩ sẽ bắt họ đi bộ trở về ngôi chùa của họ. Tất cả những người Tây tạng di chuyển bằng xe như thế đều bị ghi rõ danh tánh. Điện Potala là địa điểm hành hương của người Tây tạng đặc biệt là trong ngày lễ hội Losar (Tết Tây tạng) nhưng các chốt kiểm soát ngăn chận sinh hoạt này và hạn chế số người Tây tạng tại Lhasa.
Trước đây có khoảng 300-400 tu sĩ ngụ tại đền Potala. Hôm nay con số chỉ vào khoảng 36. Binh sĩ và nhân viên quân đội khác hiện sống tại các phòng mà chư Tăng ngụ trước đây. Dù được kể là một di sản quốc tế, chính quyền Trung cộng hiện nay đang sử dụng nó như một cơ sở quân đội.
Các tu viện lớn như Jokhang, Drepung, Sera, Norbulingka, trước đây có hàng ngàn hoặc hàng trăm tu sĩ, nay chỉ còn lại khoảng 6-10 vị.
Được biết một cuộc tuyệt thực của khoảng 100 tu sĩ sẽ xảy ra.
Như Quang dịch

0 comments:

Post a Comment