KHÁI NIỆM
Người – Sở dĩ trở thành người – bởi có thể giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ. Xã hội con người phát triển được nhờ sự phong phú hoá của ngôn ngữ, ngôn ngữ phát triển được nhờ sự tiến hoá của xã hội. Có ngôn ngữ để trao đổi, để hiểu nhau, đó chỉ là bước khởi điểm của Ứng Dụng Ngôn Ngữ. Trong quá trình sống, con người phải luôn hoàn thiện khả năng thông tin bằng ngôn ngữ của mình để kiến tạo những bước tiến bộ chung cho nhân loại.
Trong xã hội chưa phát triển, đời sống còn đơn giản, con người chủ yếu trao đổi với nhau những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất; ngôn ngữ của họ không nhiều, việc thông tin cho nhau dễ đạt hiệu quả cao. Khi xã hội tiến hoá hơn, đời sống tinh thần và tư duy trong cuộc sống phức tạp hơn, tất nhiên ngôn ngữ ngày càng
phong phú hơn, việc thông tin dần trở nên khó khăn, kém hiệu quả hơn, vì người ta không thể hiểu nhau một cách chính xác dễ dàng như xưa nữa. Vả chăng, xã hội phát triển, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện trao đổi thông tin đơn thuần mà nó còn mang ý nghĩa quan trọng là cầu nối tình cảm giữa người với người trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là sự thành công hay thất bại của bạn trong quan hệ với mọi người phụ thuộc một cách gần như tuyệt đối vào cách nói năng của bạn.
Chiêm nghiệm cuộc sống cho chúng ta thấy rằng khi chúng ta nói chuyện không khéo làm người nghe bực mình, khó chịu, kết quả sẽ không khác gì mấy so với một cuộc chửi lộn hoặc cãi nhau. Từ đó, chúng ta có thể đánh mất nhiều thứ trong cuộc sống một cách oan uổng và không đáng.
Nói cho người khác hiểu và tạo được tình cảm tốt đẹp với họ đó là Kỹ Năng Nói Chuyện. Nhưng khi bạn cần phải thuyết phục một ai đó để họ đồng tình với bạn về một điều gì, bạn cần phải có Nghệ Thuật Nói Chuyện.
Trong trang mục này, chúng ta sẽ đề cập đến Kỹ Năng Nói Chuyện trước khi nâng cấp nó lên thành Nghệ Thuật Nói Chuyện.
NÓI CHUYỆN LÀ MỘT KỸ NĂNG
Hầu hết chúng ta không để ý đến những gì quá bình thường, quá hiển nhiên, quá đơn giản trong cuộc sống. Chúng ta không quan tâm đến không khí cho đến khi chúng ta bị ngạt. Chúng ta không thấy cần phải học ăn, nếu nó không ảnh hưởng đến sức khoẻ và giao tế xã hội. Chúng ta không thấy cần học nói nếu nó không gây phiền phức, thiệt hại cho ta trong sinh hoạt và các mối quan hệ trong cuộc sống. Nói chung, thông thường, chỉ đến khi gặp rắc rối với việc nói chuyện, chúng ta mới nghĩ đến việc cần phải có kỹ năng nói chuyện để việc giao tiếp của chúng ta được tốt đẹp hơn.
Giống như tất cả các bộ môn khác, chúng ta khởi sự việc học bằng những kỹ năng cơ bản và đơn giản nhất.
Mục đích của việc nói chuyện là làm cho người khác hiểu được :
- Nội dung mình muốn nói
- Ý kiến công khai hoặc kín đáo ( ngụ ý, ẩn ý hay “hiểu ngầm”) của mình thông qua câu chuyện.
Nếu người nghe nhận biết rõ hai mục đích trên theo đúng ý mình, vậy là mình đã thành công trong việc trình bày những điều muốn nói.
. Cần biết thêm rằng :Làm cho người khác hiểu những gì mình muốn nói chỉ là mục đích ban đầu, sau đó chúng ta tiến tới mục đích tiếp theo là làm cho người đó tiếp thu ý kiến của mình, đồng thuận với mình, hoặc cố ý để họ phản bác mình hoặc đưa ra ý kiến khác v.v…Nói tóm lại, nếu chúng ta muốn đối tượng của ta phản ứng đúng như ý muốn của mình thì ta phải có “Nghệ Thuật Nói Chuyện”. Chúng ta chỉ có thể làm được điều này khi ta đã thành công với Kỹ Năng Nói Chuyện.
NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN
Chúng ta, ai cũng muốn người khác tôn trọng ý kiến của mình và nghe theo, trừ khi vị trí hoặc tình thế của chúng ta thấp kém hoặc bất lợi hơn so với đối tượng, hoặc trừ khi chúng ta chủ động lắng nghe, học hỏi từ ai đó, điều gì đó. Muốn người khác nghe theo, hay nói cách khác là thuyết phục người khác, điều trước tiên là chúng ta phải hiểu đúng và tương đối đủ (ở mức cần thiết ) để nói những gì cần nói và không nói những gì tránh nói. Như thế may ra ta mới thành công trong việc thuyết phục người khác bằng lời nói.
Tâm lý con người đa dạng, phức tạp, và mỗi cá nhân lại có một tâm lý riêng, đặc thù. Ngay cả trong chính mỗi cá nhân, tâm lý của họ cũng có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh, thời điểm khác nhau… Vì thế, để hiểu chính xác một con người vào lúc mà mình đang trò chuyện với họ là điều không đơn giản chút nào. Ta phải hiểu được tâm lý chung nhất của con người, sau đó là tâm lý cá nhân của đối tượng và quan sát để hiểu đối tượng vào thời điểm nói chuyện.
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CON NGƯỜI
Con người, với nhu cầu sống, tồn tại và phát triển như nhau, nên có những tâm lý giống nhau ở những nét khái quát nhất. Trước tiên, con người muốn được đồng loại yêu thương một cách bình đẳng, giúp đỡ họ càng nhiều càng tốt các điều kiện tinh thần và vật chất để sinh tồn trên cơ sở tôn trọng họ như một con người.
Muốn chiếm cảm tình của người khác, để họ sẵn lòng ủng hộ mình, nghe theo ý kiến của mình, chúng ta luôn thể hiện sự quan tâm của mình đối với ba nhu cầu cơ bản trên của họ ít nhất bằng lời nói (và tốt hơn nếu kèm theo hành động). Bạn hãy dùng tấm lòng chân thật để nói năng, hành động, vì nếu bạn chỉ muốn dùng “xảo thuật” để được việc cho mình thì cuối cùng chắc chắn bạn sẽ chẳng được việc gì cả. Không ai có thể mua được một giá trị thật bằng tiền giả !
Đặc điểm thứ hai trong tâm lý con người là “Ý Thức Tự Quy”. Mỗi người luôn nghĩ về chính bản thân họ. Trong tất cả mọi mối quan hệ, mọi sinh hoạt trong cuộc sống. Mỗi người đều (tự động) coi mình là nhân vật trung tâm. Trước bất kỳ sự vật, sự việc gì họ đều nghĩ đến “cái Tôi” của họ trước tiên, đại loại như :
- Điều này ảnh hưởng đến tôi như thế nào, tốt hay xấu cho tôi, có lợi cho tôi hay không, tôi có thích nó hay không v.v….
Bạn sẽ muốn biết cụ thể hơn những ứng dụng của Tâm lý Con Người vào việc nói chuyện thuyết phục người khác .
Trong xã hội hiện nay, một kỹ năng rất được quan tâm được đặt tên là THUẬT HÙNG BIỆN. Đó là năng lực thuyết phục người khác chấp nhận quan điểm, ý kiến của mình. Nhưng trước khi muốn có được khả năng hùng biện, bạn cần phải có năng lực nói chuyện dễ mến, có cảm tình và để lại ấn tượng tốt đối với người mình quan hệ. Đó là điều tất cả mọi người chúng ta cần có trong cuộc sống. Điều này ta gọi là
NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN THUYẾT PHỤC
Khi nói chuyện với người khác với mục đích xã giao, bạn hãy nghĩ rằng mình giống như một lái đò đang chèo thuyền trên một dòng sông lạ. Nếu bạn muốn thuyền mình “xuôi chèo mát mái” bạn phải lựa theo con nước và hướng gió; bạn không nên bơi ngược dòng, vì mục đích của bạn là “đi cùng giòng sông”, làm bạn với giòng sông, chứ không phải là uốn giòng sông theo hướng của mình.
Nói chuyện xã giao, bạn cần lấy thiện cảm ở người mới quen. Đây là một việc làm khá khó khăn. Với một người xa lạ bạn phải dè dặt khi nói chuyện vì thật ra bạn không thể biết họ nghĩ gì, thích gì, có đồng cảm với những đề tài bạn nêu ra không, có khó chịu với những câu hỏi của bạn không, có sẵn lòng chia sẻ với bạn những điều bạn trao đổi không…Thật là khó khi đối tượng xã giao của bạn là một người xa lạ và im lặng. Bạn sẽ thấy bối rối vì không biết phải bắt đầu từ đâu, nói điều gì và nói ra sao. Trong một vài buổi sơ giao ban đầu, những người bạn gặp sẽ thuộc về hai nhóm : Thụ Động và Chủ Động.
Thụ Động thường là những người có tâm lý rụt rè, e ngại người lạ, hoặc thiếu tự tin trước mặt người đối diện. Tuy nhiên đó cũng có thể là những người không thích giao tiếp với người lạ,( hoặc một người cụ thể nào đó). Nếu bạn gặp một đối tượng “im lìm”, có thể đó là vì bản tính nhút nhát của họ, có thể họ không thích bạn nên muốn xa lánh, có thể người đó đánh giá bạn quá cao nên họ ngại ngùng, có thể họ chờ đợi bạn hỏi han giao tiếp trước, cũng có trường hợp họ quá thích bạn nhưng lại muốn che dấu tình cảm ấy hoặc quá xúc động nên sượng sùng bối rối đành phải…im lìm !
ĐỐI VỚI NGƯỜI THỤ ĐỘNG
Đứng trước một người im ắng, bạn sẽ có cảm giác như đang đối diện với một bức tường bê tông cao mút tầm mắt, không lối vào, không biết đằng sau ấy là những cái gì . Có thể bạn cũng sẽ cảm thấy khó mở miệng và bạn cũng sẽ làm thinh để đáp lại sự im lặng của họ, cho đến khi đứng dậy chia tay, họ và bạn vẫn coi như…chưa quen biết.
Để thiết lập mối tương giao với một người xa lạ, một đối tượng “đóng cửa” trước bạn, bạn phải biết cách …gõ cửa nhẹ nhàng, thành công hay không điều đó tuỳ thuộc vào khả năng của bạn.
LÀM QUEN
Bạn sẽ có những hướng dẫn cụ thể ở đây giúp bạn làm quen người lạ một cách nhanh chóng và khó bị chối từ.
1. Địa điểm, vị trí : Bạn nên tìm một địa điểm và một vị trí thích hợp để trò chuyện. Tốt nhất là nên đứng hay ngồi đối diện để nhìn mặt nhau, tránh nhìn đi chỗ khác khi nói chuyện.
2. Xưng hô : Tuỳ theo mối tương quan hoặc tuổi tác mà bạn xưng hô cho phù hợp. Cũng có khi bạn nên hỏi thẳng đối tượng xem họ muốn xưng hô như thế nào.
3. Nội Dung : Bạn nên bắt đầu trao đổi bằng những câu chuyện bâng quơ về thời tiết, giá cả, hoặc những gì gần gũi nhất đang xảy ra trong môi trường bạn đang hiện diện với đối tượng ấy (ví dụ trong bàn tiệc bạn có thể trao đổi đôi câu về các món ăn) đó là cách nhập đề “lung khởi” để tiếp cận đối tượng một cách tự nhiên và dễ mở ra những đề tài khác. Sau đó, nếu đối tượng vẫn “không có gì để nói”, bạn có thể thăm hỏi một số thông tin cá nhân liên quan. Ví dụ : Tên, tuổi, ở vùng nào, quê quán, nghề nghiệp, sức khoẻ, sở thích, thói quen, gia đình v.v …Sau đó bạn có thể trao đổi số điện thoại và/hoặc địa chỉ với đối tượng(nếu bạn muốn) như vậy là giao tiếp ban đầu của bạn thành công.
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHỦ ĐỘNG
Trong trường hợp đối tượng của bạn là người hoạt bát, nhanh nhạy, chủ động trong việc giao tiếp với bạn, bạn sẽ có một cuộc nói chuyện dễ dàng hơn. Đối tượng tự bộc lộ mình qua cách nói chuyện và đề tài nói. Bạn có thể nhận xét, đánh giá nhanh chóng, dễ dàng để quyết định có nên tiếp tục giao tiếp nữa hay không. Dù sao thì giao tiếp với người chủ động sẽ nhẹ nhàng hơn cho bạn rất nhiều; bạn còn có thể học ở họ những ưu, khuyết điểm của người trong vai trò chủ động.
LƯU Ý
*Trong cách nói chuyện xã giao, bạn cần bầy tỏ sự tôn trọng đối tượng qua cách xưng hô, lối nói chuyện lịch sự (có chủ ngữ, vị ngữ) và dĩ nhiên là tuyệt đối tránh chửi thề, nói tục, (vốn nó đang thịnh hành trong giới trẻ hiện nay).
* Giữ những câu chuyện ở một khoảng cách nhất định cần có của sự quan tâm, thăm hỏi. Đối với vấn đề cá nhân không nên quá đi sâu vào chi tiết để trở thành tò mò, soi mói, điều tra…
* Thân mật, cởi mở, gần gũi nhưng vẫn phải giữ một khoảng cách cần thiết trong mối quan hệ sơ giao.
*Nên gợi ý, gợi đề tài ưa thích của đối tượng để lắng nghe họ nói
* Nên đặt những câu hỏi mở để họ trả lời nhiều hơn là những câu hỏi “Đúng- Sai” hoặc “Có- Không”
NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ
*Nhận xét, phê bình đối tượng mang tính chê bai, hoặc khen ngợi thái quá, không đúng thật khiến người nghe khó chịu.
*Với phụ nữ lớn tuổi, tránh hỏi tuổi tác một cách trực tiếp
*Không hỏi thăm về lương bổng và thu nhập của đối tượng
* Tránh nói về những đề tài nhậy cảm như Tôn Giáo, Chính Trị hay Triết Học
* Tránh đề cập đến những quan điểm mà ta và đối tượng không thống nhất hoặc ngược ý nhau.
*Không cắt ngang lời, không cướp lời đối tượng
*Không bày tỏ sự bất đồng hay tranh cãi
*Không tỏ ra “cao” hơn đối tượng hoặc hơn thua với họ
*Không nói về “Cái TÔI” của mình quá nhiều
*Không “độc diễn” một mình, nghĩa là nói không có điểm dừng, nói không có khoảng trống để cho người khác “chen chân”
TỰ ĐÁNH GIÁ
Sau buổi tiếp xúc sơ giao, bạn có thể tự đánh giá mức độ thành công của mình trong giao tiếp bằng ngôn ngữ : Nếu người mới quen biết với bạn khá hứng thú với việc gặp lại bạn lần sau (Không phải vì tiền bạc, vị trí xã hội hay sắc đẹp của bạn), bạn có thể tự tin vào khả năng giao tiếp của mình. Nếu họ từ chối gặp lại, dù thẳng thắn hay khéo léo, bạn nên coi lại khả năng nói chuyện của mình. Tuy nhiên những đánh giá dựa trên kết quả như vậy chỉ có một ý nghĩa rất tương đối, vì kết quả ấy không phải luôn luôn là “ điểm số” chính xác cho tài ăn nói của bạn đâu.
Chúng ta vừa đề cập đến cách nói chuyện xã giao với một người xa lạ. Tuy nhiên thành công trong xã giao, ngoài việc nói chuyện có cảm tình, bạn còn cần phải kết hợp với cách hành xử khôn khéo để cho sự giao tiếp ban đầu của bạn thành công như ý.
NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG NHẤT TRONG THUẬT NÓI CHUYỆN
Giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương tiện trực tiếp nhất, rõ ràng nhất để mọi người có thể hiểu nhau. Thành công trong mối quan hệ giữa người và người, trong gia đình, ngoài xã hội, thân tình hay xa lạ công việc hay tình cảm, đều phụ thuộc phần lớn vào ngôn ngữ ứng xử của chúng ta. Để chiếm được cảm tình của mọi người và giữ vững mối thiện cảm ấy trong quá trình sống đối với tất cả các mối tương quan gia đình và xã hội, bạn phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc như sau
1. Mục đích quan trọng trước tiên của việc nói chuyện là THÔNG TIN. Nếu bạn không lưu ý đến cách nói chuyện của mình, bạn có thể tuỳ hứng nói rất nhiều, nhưng người nghe không hiểu được bao nhiêu, hoặc bạn nói quá nhiều chuyện lan man, đan xen nhau lẫn lộn giữa chuyện này với chuyện khác, nên việc đầu tiên bạn phải làm là xác định trong đầu số câu chuyện mình muốn nói (bao nhiêu nội dung), sau đó sắp xếp theo trình tự thời gian, trình tự quan trọng hoặc trình tự hợp lý, dễ hiểu (nếu các câu chuyện có liên quan) v.v...để trình bầy từng chuyện một. Sự chuẩn bị này rất cần thiết để bạn giao tiếp sau đó. Nếu bạn nói năng không rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu, người nghe sẽ khó chịu, bực mình, đánh giá năng lực của bạn và tất nhiên rất bất lợi cho bạn trong việc chiếm cảm tình của họ sau đó.
2. Để đạt yêu cầu về thông tin, bạn cần phải nói từng chuyện một rõ ràng theo các hướng dẫn tại trang mục KỸ NĂNG TRUYỀN ĐẠTTHÔNG TIN (trong website này). Ở đây, chúng ta có thể nhắc qua phần nội dung chính yếu nhất của kỹ năng này như sau:
QUY TẮC 6 W
Muốn truyền đạt một nội dung rõ ràng, ngắn gọn, đầy đủ, các bạn cần tuân theo quy tắc 6W là : WHO (ai), WHAT (cái gì), WHEN (khi nào), WHERE (ở đâu), WHY (tại sao) HOW (thế nào). Trình tự của các W này có thể sắp xếp lại tuỳ theo yếu tố nào là quan trọng hoặc nói thế nào cho dễ hiểu .
3. Lưu ý các bạn rằng , điều quan trọng nhất trong thuật nói chuyện là thuật lắng nghe. Bạn nên nhớ rằng mọi người đều chú ý đến mình nhiều hơn tất cả mọi thứ trên đời và tất nhiên người ta luôn muốn nói về thứ họ quan tâm. Vì thế, tâm lý chung ai cũng thích nói về mình. Cho nên trừ khi bạn là diễn giả thì mọi người đến nghe đều xác định là họ đến để nghe bạn nói, họ sẽ tập trung theo dõi câu chuyện của bạn. Nhưng, nếu bạn ngồi nói chuyện tay đôi với một ai đó, bạn hãy tin chắc rằng họ muốn nói về họ hoặc những điều họ đang quan tâm, đang bức xúc, cho bạn nghe, nhiều hơn muốn nghe bạn nói. Vì vậy, người nói chuyện khôn ngoan là người biết lắng nghe người đối diện một cách chân thành. Chỉ cần bạn chăm chú lắng nghe, theo dõi câu chuyện của họ, đồng cảm, chia xẻ ( hiện nay thường viết là “sẻ”) với họ những buồn vui, bạn có thể góp ý chân tình vì sự bình an, hạnh phúc hay quyền lợi của họ trong cuộc sống. Như thế bạn đã có thể trở thành “người nói chuyện hay” được ưa thích nhất. Đó bởi vì ai cũng có lúc muốn tìm một người nào đó “biết nói chuyện” để lắng nghe những điều họ muốn nói. Điều tối kỵ trong lúc đang nói chuyện là bạn làm một cái gì đó, ví dụ như đọc báo, chơi game, làm việc v.v… Cho dù lúc ấy bạn có chú ý đến câu chuyện của họ hay không thì người nói chuyện với bạn cũng rất “không hài lòng” với thái độ ấy. Nếu bạn nghĩ rằng mình chiếm được cảm tình với cách nói chuyện như vậy thì…hãy quên đi !
4. Luôn biết khen ngợi người đối diện một cách thành thật và tế nhị. Điều này tuy không dễ, nhưng khi chúng ta quan tâm đến người đang nói chuyện với mình, bao giờ ta cũng tìm ra một điều gì đó nơi họđể khen ngợi, hoặc ở ngoại hình, hoặc sức khoẻ, hoặc tài năng, hoặc phẩm chất đạo đức v.v… Những lời khen ngợi thành thật và tế nhị của chúng ta làm vui lòng người đối diện, đó là một nét văn hoá đẹp trong giao tiếp, một hành động tốt mang tính đạo đức (vì đã tặng cho người khác một niềm vui), một cách rèn luyện phẩm hạnh cá nhân (vì thật sự nhìn nhận ưu điểm của người khác là một cách bào mòn tính ganh tị trong bản năng của mỗi người).
5. Vui vẻ luôn là chất dầu bôi trơn câu chuyện của mọi người. Mọi vấn đề dù căng thẳng đến đâu, nghiêm trọng thế nào, nhưng khi người ta trao đổi với nhau bằng sự cảm thông, cởi mở, tích cực và thiện chí thì câu chuyện luôn đi theo hướng tốt đẹp và mang lại hiệu quả tốt. Nếu bạn là người có năng khiếu hài hước thì điều đó thật là tuyệt vời. Bạn có thể làm cho mọi người quanh bạn trở nên vui tươi, yêu đời, hào hứng thì quả thật bạn là người vô cùng hấp dẫn và thú vị. Điều đó chẳng khác nào bạn may mắn sở hữu một kho tàng vô giá mà không phải ai muốn cũng có được. Hài hước là một năng khiếu tự nhiên, bẩm sinh và là một môn học “khó” vì nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo trong thực tế sinh động của cuộc sống . Tuy nhiên, nếu chúng ta tận tình muốn “học” thì dần dần những câu nói của chúng ta sẽ mang tính hài duyên dáng.
6. Góp ý chân thành, vì lợi ích chung và nhất là vì người mà ta đang giao tiếp sẽ làm cho ta trở nên bạn bè. Tiếng nói từ trái tim chân thành của ta sẽ khơi dậy phản ứng chân thành nơi người đối diện. Với nghệ thuật nói chuyện này, ta khéo léo giữ được thiện cảm với mọi đối tượng, cho dù họ có đang là đối thủ của ta ở mặt này hay mặt khác trong xã hội.
7. Không phê phán, chỉ trích bất kỳ ai nếu chỉ vì họ đi ngược lại với quan điểm hoặc ý kiến mình, nhất là ở các lãnh vực chính trị và tôn giáo. Điều đó có nghĩa là mình tránh đụng chạm khi còn có thể tránh được. Các bạn cứ nghĩ rằng một câu nói mích lòng cũng giống như một vụ va chạm giao thông, nhưng hậu quả của câu nói thì rất nhiều khi chúng ta không thể nhìn thấy “tai nạn” trước mắt, nhưng tai nạn do nó gây ra thì quả thật khó lường. Người xưa hay nói : “Hoạ tùng khẩu xuất” nguyên nhân là như thế
Tây phương có câu “ Sở thích và khẩu vị thì…miễn bàn”, điều đó có nghĩa Sở Thích và Khẩu Vị là hai lãnh vực không có đúng sai cho nên đừng có dại mà phê phán, vì bạn có ngồi phân tích đến …mai thì cũng chỉ có một mình bạn nghe mà thôi.
8. Thận trọng đối với người thân và thuộc cấp. Tâm lý chung của chúng ta là, khi ra ngoài, chúng ta chú ý đến mình rất nhiều, từ ngoại hình đến ngôn ngữ, tác phong, cử chỉ. Chúng ta ngại người bên ngoài đánh giá, ngại họ không nể nang, yêu mến, kính trọng ta. Ta quan tâm đến những người mình chỉ gặp thoáng qua giây lát, từ anh tài xế taxi đến cô tiếp viên nhà hàng…ta nói năng đúng mực, xử sự đàng hoàng, không làm điều gì, nói câu gì cho họ muộn phiền bực bội.
Nhưng đối với người thân trong gia đình, với thuộc cấp, những người có quan hệ gắn bó trong cuộc sống của chúng ta thì phần lớn chúng ta thả lỏng sự thể hiện cảm xúc của mình, chúng ta không cần quan tâm đến những điều mình nói năng hành động sẽ làm cho họ cảm thấy như thế nào, họ nghĩ gì về ta, họ đánh giá ta ra sao….
Cách xử sự của chúng ta như vậy là không đúng, vì những người gặp gỡ ngoài đường, thoáng qua giây lát không ảnh hưởng bao nhiêu đến cuộc sống của mình, thì sự tôn trọng và thiện cảm mà họ dành cho ta cũng là điểu đáng quý, còn những người chúng ta gặp gỡ hàng ngày, tham gia vào nhiều lãnh vực trong cuộc sống của ta, chi phối nhiều đến sự thành công, thất bại, buồn phiền hay hạnh phúc của ta trong cuộc sống (những thành viên trong gia đình, những người có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ công việc) thì tình cảm và ý nghĩ của họ về ta là điều vô cùng quan trọng .
Phần lớn chúng ta không quan tâm đến cảm xúc của người thân, bởi vì họ gặp gỡ ta cả đời, bởi vì họ thường hiện diện bên ta trong mọi lúc ta vui buồn; bởi vì ta có nói năng cư xử thế nào chăng nữa thì họ cũng chẳng thể nào bỏ ta. Sự ỷ lại một cách vô thức đó khiến ta hành xử sai lầm : Người thân và thuộc cấp là những đối tượng ta thường không e ngại khi trút bỏ cho họ những lời lẽ khó nghe, những cử chỉ khó chấp nhận những lúc ta đang khó chịu bực bội điều gì đó (giận cá chém thớt). Ta lại càng không kiêng nể, không “khách sáo” chút nào nếu những đối tượng đó làm cho ta bực mình phật ý. Sự nói năng, hành xử thẳng thừng theo cảm xúc làm tình cảm của ta và người thân (và/hoặc thuộc cấp) ngày càng sứt mẻ…
Hãy nghe vợ (chồng), con cái, anh chị em, thuộc cấp nhận xét về mình với người khác, ta sẽ biết thật sự họ nghĩ gì về mình. Thật sự hình ảnh mình trong trái tim họ ra sao.
Gia Đình là nơi ta nương tựa. Thuộc cấp là tay mặt tay trái của ta. Đó là những nơi quyết định thành công và hạnh phúc của ta. Sự đổ vỡ tình cảm của ta ở những nơi này sẽ dẫn đến những thất bại mà ta khó đoán.
9. Nguyên tắc “ Đắc Nhân Tâm” lớn nhất ở mọi nơi, mọi chỗ vẫn là : “ Nói những điều mà đối tượng muốn nghe” chứ không phải “Nói những điều mà ta muốn nói”. Tuy nhiên, nếu chỉ như vậy thì đó hoàn toàn là mối quan hệ xã giao thôi.
10. Khen và chê là điều không thể tránh khỏi trong các mối quan hệ lâu dài và có liên quan với nhau ở lãnh vực này hay lãnh vực khác. KHEN và CHÊ là một nghệ thuật, nếu ta thành công với nghệ thuật này thì có nghĩa là ta đạt điểm cao trong Đắc Nhân Tâm, như vậy mục đích ta muốn đạt nằm trong tầm tay không khó.
NÓI CHUYỆN XÃ GIAO
Nói chuyện xã giao, bạn cần lấy thiện cảm ở người mới quen. Đây là một việc làm khá khó khăn. Với một người xa lạ bạn phải dè dặt khi nói chuyện vì thật ra bạn không thể biết họ nghĩ gì, thích gì, có đồng cảm với những đề tài bạn nêu ra không, có khó chịu với những câu hỏi của bạn không, có sẵn lòng chia sẻ với bạn những điều bạn trao đổi không…Thật là khó khi đối tượng xã giao của bạn là một người xa lạ và im lặng. Bạn sẽ thấy bối rối vì không biết phải bắt đầu từ đâu, nói điều gì và nói ra sao. Trong một vài buổi sơ giao ban đầu, những người bạn gặp sẽ thuộc về hai nhóm : Thụ Động và Chủ Động.
Thụ Động thường là những người có tâm lý rụt rè, e ngại người lạ, hoặc thiếu tự tin trước mặt người đối diện. Tuy nhiên đó cũng có thể là những người không thích giao tiếp với người lạ,( hoặc một người cụ thể nào đó). Nếu bạn gặp một đối tượng “im lìm”, có thể đó là vì bản tính nhút nhát của họ, có thể họ không thích bạn nên muốn xa lánh, có thể người đó đánh giá bạn quá cao nên họ ngại ngùng, có thể họ chờ đợi bạn hỏi han giao tiếp trước, cũng có trường hợp họ quá thích bạn nhưng lại muốn che dấu tình cảm ấy hoặc quá xúc động nên sượng sùng bối rối đành phải…im lìm !
ĐỐI VỚI NGƯỜI THỤ ĐỘNG
Đứng trước một người im ắng, bạn sẽ có cảm giác như đang đối diện với một bức tường bê tông cao mút tầm mắt, không lối vào, không biết đằng sau ấy là những cái gì . Có thể bạn cũng sẽ cảm thấy khó mở miệng và bạn cũng sẽ làm thinh để đáp lại sự im lặng của họ, cho đến khi đứng dậy chia tay, họ và bạn vẫn coi như…chưa quen biết.
Để thiết lập mối tương giao với một người xa lạ, một đối tượng “đóng cửa” trước bạn, bạn phải biết cách …gõ cửa nhẹ nhàng, thành công hay không điều đó tuỳ thuộc vào khả năng của bạn.
LÀM QUEN
Bạn sẽ có những hướng dẫn cụ thể ở đây giúp bạn làm quen người lạ một cách nhanh chóng và khó bị chối từ.
1. Địa điểm, vị trí : Bạn nên tìm một địa điểm và một vị trí thích hợp để trò chuyện. Tốt nhất là nên đứng hay ngồi đối diện để nhìn mặt nhau, tránh nhìn đi chỗ khác khi nói chuyện.
2. Xưng hô : Tuỳ theo mối tương quan hoặc tuổi tác mà bạn xưng hô cho phù hợp. Cũng có khi bạn nên hỏi thẳng đối tượng xem họ muốn xưng hô như thế nào.
3. Nội Dung : Bạn nên bắt đầu trao đổi bằng những câu chuyện bâng quơ về thời tiết, giá cả, hoặc những gì gần gũi nhất đang xảy ra trong môi trường bạn đang hiện diện với đối tượng ấy (ví dụ trong bàn tiệc bạn có thể trao đổi đôi câu về các món ăn) đó là cách nhập đề “lung khởi” để tiếp cận đối tượng một cách tự nhiên và dễ mở ra những đề tài khác. Sau đó, nếu đối tượng vẫn “không có gì để nói”, bạn có thể thăm hỏi một số thông tin cá nhân liên quan. Ví dụ : Tên, tuổi, ở vùng nào, quê quán, nghề nghiệp, sức khoẻ, sở thích, thói quen, gia đình v.v …Sau đó bạn có thể trao đổi số điện thoại và/hoặc địa chỉ với đối tượng(nếu bạn muốn) như vậy là giao tiếp ban đầu của bạn thành công.
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHỦ ĐỘNG
Trong trường hợp đối tượng của bạn là người hoạt bát, nhanh nhạy, chủ động trong việc giao tiếp với bạn, bạn sẽ có một cuộc nói chuyện dễ dàng hơn. Đối tượng tự bộc lộ mình qua cách nói chuyện và đề tài nói. Bạn có thể nhận xét, đánh giá nhanh chóng, dễ dàng để quyết định có nên tiếp tục giao tiếp nữa hay không. Dù sao thì giao tiếp với người chủ động sẽ nhẹ nhàng hơn cho bạn rất nhiều; bạn còn có thể học ở họ những ưu, khuyết điểm của người trong vai trò chủ động.
LƯU Ý
*Trong cách nói chuyện xã giao, bạn cần bầy tỏ sự tôn trọng đối tượng qua cách xưng hô, lối nói chuyện lịch sự (có chủ ngữ, vị ngữ) và dĩ nhiên là tuyệt đối tránh chửi thề, nói tục, (vốn nó đang thịnh hành trong giới trẻ hiện nay).
* Giữ những câu chuyện ở một khoảng cách nhất định cần có của sự quan tâm, thăm hỏi. Đối với vấn đề cá nhân không nên quá đi sâu vào chi tiết để trở thành tò mò, soi mói, điều tra…
* Thân mật, cởi mở, gần gũi nhưng vẫn phải giữ một khoảng cách cần thiết trong mối quan hệ sơ giao.
*Nên gợi ý, gợi đề tài ưa thích của đối tượng để lắng nghe họ nói
* Nên đặt những câu hỏi mở để họ trả lời nhiều hơn là những câu hỏi “Đúng- Sai” hoặc “Có- Không”
NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ
*Nhận xét, phê bình đối tượng mang tính chê bai, hoặc khen ngợi thái quá, không đúng thật khiến người nghe khó chịu.
*Với phụ nữ lớn tuổi, tránh hỏi tuổi tác một cách trực tiếp
*Không hỏi thăm về lương bổng và thu nhập của đối tượng
* Tránh nói về những đề tài nhậy cảm như Tôn Giáo, Chính Trị hay Triết Học
* Tránh đề cập đến những quan điểm mà ta và đối tượng không thống nhất hoặc ngược ý nhau.
*Không cắt ngang lời, không cướp lời đối tượng
*Không bày tỏ sự bất đồng hay tranh cãi
*Không tỏ ra “cao” hơn đối tượng hoặc hơn thua với họ
*Không nói về “Cái TÔI” của mình quá nhiều
*Không “độc diễn” một mình, nghĩa là nói không có điểm dừng, nói không có khoảng trống để cho người khác “chen chân”
TỰ ĐÁNH GIÁ
Sau buổi tiếp xúc sơ giao, bạn có thể tự đánh giá mức độ thành công của mình trong giao tiếp bằng ngôn ngữ : Nếu người mới quen biết với bạn khá hứng thú với việc gặp lại bạn lần sau (Không phải vì tiền bạc, vị trí xã hội hay sắc đẹp của bạn), bạn có thể tự tin vào khả năng giao tiếp của mình. Nếu họ từ chối gặp lại, dù thẳng thắn hay khéo léo, bạn nên coi lại khả năng nói chuyện của mình. Tuy nhiên những đánh giá dựa trên kết quả như vậy chỉ có một ý nghĩa rất tương đối, vì kết quả ấy không phải luôn luôn là “ điểm số” chính xác cho tài ăn nói của bạn đâu.
Chúng ta vừa đề cập đến cách nói chuyện xã giao với một người xa lạ. Tuy nhiên thành công trong xã giao, ngoài việc nói chuyện có cảm tình, bạn còn cần phải kết hợp với cách hành xử khôn khéo để cho sự giao tiếp ban đầu của bạn thành công như ý.
NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG NHẤT TRONG THUẬT NÓI CHUYỆN
Giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương tiện trực tiếp nhất, rõ ràng nhất để mọi người có thể hiểu nhau. Thành công trong mối quan hệ giữa người và người, trong gia đình, ngoài xã hội, thân tình hay xa lạ công việc hay tình cảm, đều phụ thuộc phần lớn vào ngôn ngữ ứng xử của chúng ta. Để chiếm được cảm tình của mọi người và giữ vững mối thiện cảm ấy trong quá trình sống đối với tất cả các mối tương quan gia đình và xã hội, bạn phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc như sau
1. Mục đích quan trọng trước tiên của việc nói chuyện là THÔNG TIN. Nếu bạn không lưu ý đến cách nói chuyện của mình, bạn có thể tuỳ hứng nói rất nhiều, nhưng người nghe không hiểu được bao nhiêu, hoặc bạn nói quá nhiều chuyện lan man, đan xen nhau lẫn lộn giữa chuyện này với chuyện khác, nên việc đầu tiên bạn phải làm là xác định trong đầu số câu chuyện mình muốn nói (bao nhiêu nội dung), sau đó sắp xếp theo trình tự thời gian, trình tự quan trọng hoặc trình tự hợp lý, dễ hiểu (nếu các câu chuyện có liên quan) v.v...để trình bầy từng chuyện một. Sự chuẩn bị này rất cần thiết để bạn giao tiếp sau đó. Nếu bạn nói năng không rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu, người nghe sẽ khó chịu, bực mình, đánh giá năng lực của bạn và tất nhiên rất bất lợi cho bạn trong việc chiếm cảm tình của họ sau đó.
2. Để đạt yêu cầu về thông tin, bạn cần phải nói từng chuyện một rõ ràng theo các hướng dẫn tại trang mục KỸ NĂNG TRUYỀN ĐẠTTHÔNG TIN (trong website này). Ở đây, chúng ta có thể nhắc qua phần nội dung chính yếu nhất của kỹ năng này như sau:
QUY TẮC 6 W
Muốn truyền đạt một nội dung rõ ràng, ngắn gọn, đầy đủ, các bạn cần tuân theo quy tắc 6W là : WHO (ai), WHAT (cái gì), WHEN (khi nào), WHERE (ở đâu), WHY (tại sao) HOW (thế nào). Trình tự của các W này có thể sắp xếp lại tuỳ theo yếu tố nào là quan trọng hoặc nói thế nào cho dễ hiểu .
3. Lưu ý các bạn rằng , điều quan trọng nhất trong thuật nói chuyện là thuật lắng nghe. Bạn nên nhớ rằng mọi người đều chú ý đến mình nhiều hơn tất cả mọi thứ trên đời và tất nhiên người ta luôn muốn nói về thứ họ quan tâm. Vì thế, tâm lý chung ai cũng thích nói về mình. Cho nên trừ khi bạn là diễn giả thì mọi người đến nghe đều xác định là họ đến để nghe bạn nói, họ sẽ tập trung theo dõi câu chuyện của bạn. Nhưng, nếu bạn ngồi nói chuyện tay đôi với một ai đó, bạn hãy tin chắc rằng họ muốn nói về họ hoặc những điều họ đang quan tâm, đang bức xúc, cho bạn nghe, nhiều hơn muốn nghe bạn nói. Vì vậy, người nói chuyện khôn ngoan là người biết lắng nghe người đối diện một cách chân thành. Chỉ cần bạn chăm chú lắng nghe, theo dõi câu chuyện của họ, đồng cảm, chia xẻ ( hiện nay thường viết là “sẻ”) với họ những buồn vui, bạn có thể góp ý chân tình vì sự bình an, hạnh phúc hay quyền lợi của họ trong cuộc sống. Như thế bạn đã có thể trở thành “người nói chuyện hay” được ưa thích nhất. Đó bởi vì ai cũng có lúc muốn tìm một người nào đó “biết nói chuyện” để lắng nghe những điều họ muốn nói. Điều tối kỵ trong lúc đang nói chuyện là bạn làm một cái gì đó, ví dụ như đọc báo, chơi game, làm việc v.v… Cho dù lúc ấy bạn có chú ý đến câu chuyện của họ hay không thì người nói chuyện với bạn cũng rất “không hài lòng” với thái độ ấy. Nếu bạn nghĩ rằng mình chiếm được cảm tình với cách nói chuyện như vậy thì…hãy quên đi !
4. Luôn biết khen ngợi người đối diện một cách thành thật và tế nhị. Điều này tuy không dễ, nhưng khi chúng ta quan tâm đến người đang nói chuyện với mình, bao giờ ta cũng tìm ra một điều gì đó nơi họđể khen ngợi, hoặc ở ngoại hình, hoặc sức khoẻ, hoặc tài năng, hoặc phẩm chất đạo đức v.v… Những lời khen ngợi thành thật và tế nhị của chúng ta làm vui lòng người đối diện, đó là một nét văn hoá đẹp trong giao tiếp, một hành động tốt mang tính đạo đức (vì đã tặng cho người khác một niềm vui), một cách rèn luyện phẩm hạnh cá nhân (vì thật sự nhìn nhận ưu điểm của người khác là một cách bào mòn tính ganh tị trong bản năng của mỗi người).
5. Vui vẻ luôn là chất dầu bôi trơn câu chuyện của mọi người. Mọi vấn đề dù căng thẳng đến đâu, nghiêm trọng thế nào, nhưng khi người ta trao đổi với nhau bằng sự cảm thông, cởi mở, tích cực và thiện chí thì câu chuyện luôn đi theo hướng tốt đẹp và mang lại hiệu quả tốt. Nếu bạn là người có năng khiếu hài hước thì điều đó thật là tuyệt vời. Bạn có thể làm cho mọi người quanh bạn trở nên vui tươi, yêu đời, hào hứng thì quả thật bạn là người vô cùng hấp dẫn và thú vị. Điều đó chẳng khác nào bạn may mắn sở hữu một kho tàng vô giá mà không phải ai muốn cũng có được. Hài hước là một năng khiếu tự nhiên, bẩm sinh và là một môn học “khó” vì nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo trong thực tế sinh động của cuộc sống . Tuy nhiên, nếu chúng ta tận tình muốn “học” thì dần dần những câu nói của chúng ta sẽ mang tính hài duyên dáng.
6. Góp ý chân thành, vì lợi ích chung và nhất là vì người mà ta đang giao tiếp sẽ làm cho ta trở nên bạn bè. Tiếng nói từ trái tim chân thành của ta sẽ khơi dậy phản ứng chân thành nơi người đối diện. Với nghệ thuật nói chuyện này, ta khéo léo giữ được thiện cảm với mọi đối tượng, cho dù họ có đang là đối thủ của ta ở mặt này hay mặt khác trong xã hội.
7. Không phê phán, chỉ trích bất kỳ ai nếu chỉ vì họ đi ngược lại với quan điểm hoặc ý kiến mình, nhất là ở các lãnh vực chính trị và tôn giáo. Điều đó có nghĩa là mình tránh đụng chạm khi còn có thể tránh được. Các bạn cứ nghĩ rằng một câu nói mích lòng cũng giống như một vụ va chạm giao thông, nhưng hậu quả của câu nói thì rất nhiều khi chúng ta không thể nhìn thấy “tai nạn” trước mắt, nhưng tai nạn do nó gây ra thì quả thật khó lường. Người xưa hay nói : “Hoạ tùng khẩu xuất” nguyên nhân là như thế
Tây phương có câu “ Sở thích và khẩu vị thì…miễn bàn”, điều đó có nghĩa Sở Thích và Khẩu Vị là hai lãnh vực không có đúng sai cho nên đừng có dại mà phê phán, vì bạn có ngồi phân tích đến …mai thì cũng chỉ có một mình bạn nghe mà thôi.
8. Thận trọng đối với người thân và thuộc cấp. Tâm lý chung của chúng ta là, khi ra ngoài, chúng ta chú ý đến mình rất nhiều, từ ngoại hình đến ngôn ngữ, tác phong, cử chỉ. Chúng ta ngại người bên ngoài đánh giá, ngại họ không nể nang, yêu mến, kính trọng ta. Ta quan tâm đến những người mình chỉ gặp thoáng qua giây lát, từ anh tài xế taxi đến cô tiếp viên nhà hàng…ta nói năng đúng mực, xử sự đàng hoàng, không làm điều gì, nói câu gì cho họ muộn phiền bực bội.
Nhưng đối với người thân trong gia đình, với thuộc cấp, những người có quan hệ gắn bó trong cuộc sống của chúng ta thì phần lớn chúng ta thả lỏng sự thể hiện cảm xúc của mình, chúng ta không cần quan tâm đến những điều mình nói năng hành động sẽ làm cho họ cảm thấy như thế nào, họ nghĩ gì về ta, họ đánh giá ta ra sao….
Cách xử sự của chúng ta như vậy là không đúng, vì những người gặp gỡ ngoài đường, thoáng qua giây lát không ảnh hưởng bao nhiêu đến cuộc sống của mình, thì sự tôn trọng và thiện cảm mà họ dành cho ta cũng là điểu đáng quý, còn những người chúng ta gặp gỡ hàng ngày, tham gia vào nhiều lãnh vực trong cuộc sống của ta, chi phối nhiều đến sự thành công, thất bại, buồn phiền hay hạnh phúc của ta trong cuộc sống (những thành viên trong gia đình, những người có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ công việc) thì tình cảm và ý nghĩ của họ về ta là điều vô cùng quan trọng .
Phần lớn chúng ta không quan tâm đến cảm xúc của người thân, bởi vì họ gặp gỡ ta cả đời, bởi vì họ thường hiện diện bên ta trong mọi lúc ta vui buồn; bởi vì ta có nói năng cư xử thế nào chăng nữa thì họ cũng chẳng thể nào bỏ ta. Sự ỷ lại một cách vô thức đó khiến ta hành xử sai lầm : Người thân và thuộc cấp là những đối tượng ta thường không e ngại khi trút bỏ cho họ những lời lẽ khó nghe, những cử chỉ khó chấp nhận những lúc ta đang khó chịu bực bội điều gì đó (giận cá chém thớt). Ta lại càng không kiêng nể, không “khách sáo” chút nào nếu những đối tượng đó làm cho ta bực mình phật ý. Sự nói năng, hành xử thẳng thừng theo cảm xúc làm tình cảm của ta và người thân (và/hoặc thuộc cấp) ngày càng sứt mẻ…
Hãy nghe vợ (chồng), con cái, anh chị em, thuộc cấp nhận xét về mình với người khác, ta sẽ biết thật sự họ nghĩ gì về mình. Thật sự hình ảnh mình trong trái tim họ ra sao.
Gia Đình là nơi ta nương tựa. Thuộc cấp là tay mặt tay trái của ta. Đó là những nơi quyết định thành công và hạnh phúc của ta. Sự đổ vỡ tình cảm của ta ở những nơi này sẽ dẫn đến những thất bại mà ta khó đoán.
9. Nguyên tắc “ Đắc Nhân Tâm” lớn nhất ở mọi nơi, mọi chỗ vẫn là : “ Nói những điều mà đối tượng muốn nghe” chứ không phải “Nói những điều mà ta muốn nói”. Tuy nhiên, nếu chỉ như vậy thì đó hoàn toàn là mối quan hệ xã giao thôi.
10. Khen và chê là điều không thể tránh khỏi trong các mối quan hệ lâu dài và có liên quan với nhau ở lãnh vực này hay lãnh vực khác. KHEN và CHÊ là một nghệ thuật, nếu ta thành công với nghệ thuật này thì có nghĩa là ta đạt điểm cao trong Đắc Nhân Tâm, như vậy mục đích ta muốn đạt nằm trong tầm tay không khó.
KHEN có nghệ thuật là khen những gì mà đối tượng nghĩ đúng là mình đáng được khen như vậy. Đó là ưu điểm của họ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao. Nếu đối tượng được khen thấy họ không có những ưu điểm đó thì lời khen bị coi là Nịnh. Điều đó phản tác dụng một cách tệ hại.
CHÊ có nghệ thuật là những lời góp ý nhẹ nhàng sau khi đã khen những ưu điểm khác của họ một cách chân thành. Lời góp ý kèm theo một câu kỳ vọng rằng chắc chắn họ sẽ cải thiện được khuyết điểm đó, là một sự khích lệ khá cần thiết và hiệu quả. CHÊ bai không đúng khuyết điểm hoặc chỉ trích làm xúc phạm người khác, chẳng những không thay đổi được họ mà còn làm ta bị oán ghét hơn.
Nói chuyện là Nghệ Thuật Sống đầu tiên và quan trọng nhất. Nó khiến ta có thể được mọi người chung quanh chấp nhận hay không. Cuộc đời ta, sự thành công của ta, hạnh phúc của ta có thể như thế nào…cũng bắt đầu từ đó.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG TRONG NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN CỦA MÌNH.