Tuesday, August 21, 2012

Chế độ ăn uống chống ung thư

Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học đã biết thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc phòng chống ung thư. Qua đó nghiên cứu về những thực phẩm nào cần tránh sử dụng để khỏi bị ung thư và những thực phẩm nào có khả năng. Từ đó người ta đã phát hiện: một chế độ ăn giàu rau quả, ít chất béo, bão hòa, nhiều ngũ cốc, đậu đỗ có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tới 30%.phòng tránh được ung thư khi sử dụng.
Món ăn, thức uống ảnh hưởng đến việc gây ung thư
  • Các yếu tố độc hại trong thức ăn chính là yếu tố gây ung thư, như Nitrosamin gây nguy cơ ung thư ở dạ dày, ung thư đường tiêu hóa. Trong khi đó các thực phẩm có nhiều chất xơ, không tan, có tác dụng nhuận tràng, sẽ giảm thời gian tiếp xúc các yếu tố nguy hại gây ung thư với màng nhầy kết tràng, nên có khả năng phòng chống ung thư kết tràng.
  • Chế độ ăn thiếu cân bằng, nhiều chất béo, gây biến đổi về bài tiết hormone, kéo theo hậu quả xấu, gây ung thư, như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
  • Thức ăn thiếu vi chất dinh dưỡng: Như kẽm, Selen, vitamin, nhất là vitamin C và vitamin E sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và cơ chế sửa sai trong tế bào, từ đó ảnh hưởng đến việc tấn công tiêu hủy các tế bào ung thư.
Thực phẩm nào bảo vệ cơ thể chống ung thư?
  • Tới thập kỷ 80 của thế kỷ vừa qua, các nhà khoa học đổi hướng nghiên cứu, không tìm kiếm các thực phẩm gây ung thư, mà tìm kiếm những thực phẩm có khả năng bảo vệ cơ thể chống ung thư. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã đi đến kết luận: "Chế độ ăn càng giàu rau quả thì nguy cơ mắc ung thư càng ít.
Có thể kể những chất có trong rau quả có khả năng bảo vệ cơ thể chống ung thư:
Chất kháng ô-xy hóa:
Vitamin C:
  • Có trong cam, chanh, bưởi, quýt và các loại rau tươi khác trong bữa ăn hàng ngày, được điều trị, bổ sung trong ung thư khoang miệng, thực quản, dạ dày, kết tràng, phổi.
Beta caroten:
  • Có trong các loại rau quả màu vàng, cam, đỏ, lục đậm, có tác dụng bảo vệ tế bào, niêm mạc, ngăn ngừa các loại ung thư, như ung thư phổi, ung thư dạ dày.
Lycopen:
  • Có trong các loại quả màu đỏ, như cà chua. Cùng với caroten có trong cà-rốt có tác dụng chống ung thư tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.
Các loại Vitamin:
Vitamin E:
  • Chủ yếu dưới dạng alpha và gamma tocopherol, ngăn cản sự hình thành các gốc tự do, gây hủy acid béo chưa bão hòa ở màng tế bào. Chất này còn có vai trò trong hệ thống miễn dịch, đặc biệt chức năng của tế bào lympho T. Vitamin E có trong các loại hạt có dầu như lạc, vừng, đậu nành, giá sống, rau màu lục đậm.
Vitamin C:
  • Có trong các loại quả thuộc họ cam quít và nhiều loại rau xanh ăn thường ngày. Ngoài tác nhân kháng oxy hóa, vitamin C còn có vai trò trong việc tổng hợp collagen và hormone, trung hòa các gốc tự do dẫn đến ung thư.
Hợp chất có đặc tính bảo vệ cơ thể chống ung thư:
Carotenoid:
  • Có trong cà-rốt, cà chua, bắp cải xanh, rau dền, dưa hấu. Polyphenol (Flavonoid và Tanin): Có trong rau cải, cam, chanh, bưởi, quít, chè, cà phê. Hợp chất lưu huỳnh: Có trong cải xanh, cải bắp, hành, tỏi.
Khoáng chất:
  • Các khoáng chất bảo vệ chống ung thư như: Selen (Selenium): Có nhiều trong tỏi, nấm, măng tây, men bia, ốc biển. Kẽm (Zn): Có trong tỏi, đậu Hà Lan, thịt vịt, cá mòi.
Các Enzyme:
Protease:
  • Là một enzyme đang được nghiên cứu, có khả năng cắt phân tử protein, như vậy protease có thể biến đổi một hormone này thành một hormone khác, có thể gây ung thư. Nếu có được antiprotease thì có thể ngăn được các chất độc. Chất antiprotease có trong đậu xanh, đậu trắng.
Các Phytohormone
  • Là những chất trong thực vật, có tác dụng như hormone nhưng yếu hơn, rất cần cho sức khỏe, giảm được nguy cơ ung thư vú và ung thư tử cung. Chất này có nhiều trong đậu nành, cà chua, sà lách.
Chất xơ:
  • Là chất không được ruột non hấp thu. Nếu sử dụng nhiều rau quả có nhiều chất xơ sẽ giảm nguy cơ ung thư kết tràng.
Tóm lại để giảm nguy cơ ung thư nên có một chế độ ăn giàu rau quả, đặc biệt rau xanh, một chế độ ăn đa dạng, cân bằng, hợp lý.
Những lời khuyên trong ăn uống để phòng ung thư
*Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Không dùng thực phẩm nhuộm màu lòe loẹt, có phụ gia không biết nguồn gốc.
*Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, ăn uống hợp lý.
*Tránh uống rượu, hút thuốc lá, bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
*Tránh uống nước hoặc ăn thức ăn quá nóng hay cháy đen.
*Không ăn thức ăn quá mặn, quá chua, khó tiêu.
*Không ăn thức ăn nghi ngờ bị nhiễm nấm mốc hay độc tố vi nấm.
*Ăn nhiều rau có màu xanh, vàng, giàu chất kháng ôxy hóa thiên nhiên như beta caroten, nhiều vitamin C, vitamin E và chất xơ.
*Ăn rau quả sạch, không dùng rau quả vừa phun thuốc trừ sâu hay để cách ly không đảm bảo thời gian.
*Hạn chế các món ăn chiên (xào, rán) hay nướng trên than.
*Tránh phơi nắng quá lâu dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
*Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm ung thư nếu có.

0 comments:

Post a Comment