Saturday, July 3, 2010

HÃY NHÌN LẠI ......!

Phần lớn những khổ đau của ta phát sinh từ liên hệ giữa ta với người thân hoặc những người xung quanh. Người đó có thể là người bạn hôn phối của ta hay là con của ta, hoặc cha mẹ, anh, chị, em, thầy hay là huynh đệ của ta.... Nguyên nhân nào đã gây nên khó khăn trong những mối quan hệ ấy?

Mất chánh niệm. Do không giữ được niệm mà ta cứ sống nông nổi, không tiếp xúc sâu sắc với những gì xung quanh ta trong mỗi phút giây của đời sống. sống trong quên lãng, không duy trì được sự thực tập miên mật. Ta quên bẵng đi sự có mặt của những người thương, những người xung quanh ta. Sống với ta mà họ có cảm tưởng như đối diện với một bức tường, hoặc còn tệ hơn sống với người dưng nước lã. Hoặc ta có quan tâm, nhưng chỉ để lấy chiếu, lấy lệ, chưa được sâu sắc lắm. Quan tâm kiểu như vậy, chẳng thà đừng quan tâm. Càng quan tâm càng khiến người khác tổn thương. Thiếu nội dung của sự quan tâm, ta đâu thấy được những vết thương của những người bên cạnh. Ta cứ ngang nhiên chọc vào vết thương ấy bằng lời nói, hành động theo tập khí của mình. . Thử hỏi hạnh phúc và bình an làm sao có được nơi ta, nơi người. Chẳng những hạt giống tốt mỗi ngày mỗi lụi tàn, mà hạt giống xấu thì tha hồ mà “tươi tốt”. Nhưng vì thiếu chiều sâu của đời sống tâm linh, chẳng thấy được “công đóng góp phần lớn” vào đổ vỡ ấy là của mình. Ta tiếp tục lý luận theo thói quen để đổ lỗi cho người
kia. Dù vẫn biết lý luận có hay đến mấy cũng chẳng đem lại kết quả gì mà càng làm cho hố ngăn cách giữa ta với người thêm rộng, nhưng ta vẫn tiếp tục lý luận. Hiển nhiên là nội kết sẽ hình thành nơi ta và nơi người - Nội kết là những khổ đau do lâu ngày không chuyển hoá được, kết lại thành khối trong chiều sâu tâm thức; nó thầm điều khiển mọi hoạt động của chúng ta. Và ta không muốn nhìn mặt người, người cũng không muốn thấy mặt ta. Sự chán ghét thể hiện rõ rệt trên khuôn mặt của cả hai. Không hạnh phúc khi gặp nhau thì đâu muốn gặp nhau. Cũng như không biết sử dụng ái ngữ khi nói chuyện với nhau nên ta cảm thấy không có hạnh phúc. Không có hạnh phúc thì sẽ không có mong muốn, hứng thú lắm để nói chuyện với nhau.

Có đôi lúc chúng ta cũng biết nhìn lại những lỗi lầm của chính mình, nhưng lại để cho tâm mình rơi vào trạng thái dằn vặt bởi mặc cảm tội lỗi mà không phải là sự ăn năn. Dằn vặt là thứ hối hận không có lợi. Trong 51 tâm sở, có tâm sở gọi là hối. Đây là tâm sở bất định, vì nó có thể xấu hoặc tốt. Nó là tâm sở thiện khi nó có nghĩa là sám – là khả năng nhận diện được những lỗi lầm và quyết tâm không lập lại. Còn nếu chỉ là mặc cảm tội lỗi, luôn đeo sát mình thì nó là tâm sở bất thiện. Dằn vặt tạo ra sự khổ đau. Dằn vặt tạo ra sự dày vò. Cụ thể trước thực trạng khó khăn của bản thân và mối quan hệ với người khác ngày thêm xấu, ta nghĩ rằng, không còn cách để chuyển hoá, để vượt thoát lên được. Ta hết hy vọng. Tâm tư ta bị tràn ngập bởi cái buồn, cái chán và cái lo âu. Buồn vì không thấy được niềm vui trong cuộc sống, ta sinh ra chán nản không còn nghị lực để đi tới. Buồn và chán là năng lượng tiêu cực làm ta khổ đau và không còn muốn sống. Lo âu vì chưa biết cách chuyển hoá nghiệp cũ .Thế nên .



Người biết cười là người biết nghệ thuật sống vui. Hẳn nhiên không phải chỉ có nụ cười mới tạo nên nghệ thuật sống vui. Nhưng nó là công cụ rất đắc lực giúp cho đời sống mỗi người thêm đẹp. Một ánh mắt, cái nhìn kèm theo nụ cười dễ thương luôn tạo được thiện cảm. Ta đang mơ màng, phiêu lãng, nụ cười ý thức giúp ta quay về hiện tại, quay về với chính ta. Nụ cười ý thức là niềm vui, là tình thương, là hạnh phúc. Nếu nụ cười kết hợp với hơi thở ý thức thì nụ cười sẽ thật hơn, nhẹ nhàng hơn và bền bỉ hơn. Nụ cười như vậy làm ta vui lên lập tức. Những căng thẳng trên khuôn mặt được thư giãn, những nếp nhăn trên trán được xoa dịu. Những phiền muộn trong tâm được vơi bớt. Nếu ta thường xuyên đem tặng nụ cười ấy cho những người thương của mình, những người xung quanh mình thì chắc chắn khoảng cách giữa ta và người sẽ được rút ngắn lại.


http://my.opera.com/DANGLAM/blog/hay

0 comments:

Post a Comment