Saturday, July 17, 2010

Nẻo chánh để Tu hành (sửa mình)

Hỏi: Thưa Thầy , khi thực hành mới thấy không giản dị !
Đáp: Đừng nói không giản dị , hãy cứ làm thì sẽ thấy hết sức giản dị !
Hỏi: Song con là kẽ phàm phu cho nên ..
Đáp: Nói mình phàm phu tức là chấp trước !alt
Hỏi: Song con không có tu hành gì …
Đáp: Đừng nên nói không có tu hành ( rồi không tu ) Bạn cần phải có lòng tin rằng :” Tôi cũng có khả năng thành Phật. Tôi cũng có khả năng tu tới nơi tới chốn .” Nghĩ như vậy thì bạn mới tinh tấn hơn. Đừng nên cứ thường nói “ Tôi ..tôi ..” bởi chính “ nó “ quan niệm về cái “ tôi “ hay tác oai tác oái, làm chướng ngại bạn đấy ! Hãy cố gắng trừ sạch ngã tướng “ cái tôi “ của mình, chừng đó trí huệ mới được khai phá , khai ngộ. Người quyết sữa mình thì không chấp trước. Không chấp trước sẽ không sanh phiền não. Tiếp theo là nhẫn , nhẫn nại , nhẫn nhục đó chính là gốc rể của việc tu. Nếu mình thấy mình lúc nào cũng đúng thì lúc đó mình đã “ bịnh “ rồi mà mình không hề hay biết. Không kể chuyện mình hồi xưa , học thế nầy ; làm thế nọ ..mà phải buông bỏ mọi thứ, chỉ nhớ mỗi một chuyện là “ Quyết chí tu thân, nhứt quyết tu tâm, sửa tướng hằng ngày, hằng giờ ngay trong hiện tại “.
Hỏi: Thưa Thầy ! Tốt mỉm cười , xấu cũng mỉm cười ?
Đáp: Đúng vậy , bởi tốt do tâm mà xấu cũng do tâm phân biệt bày ra. Do đó , đừng phân biệt !
Hỏi: Thưa Thầy ! Khi gặp việc cao hứng vui vẻ …
Đáp : Hãy tự hỏi “ Ai đang vui ? “ Cũng vậy , khi có phiền não hãy hỏi “. Ai phiền não ? “ và nói “ Phiền não ! Hãy mau đi khuất ! “
Hỏi: Thưa Thầy ! Như vậy lúc nào cũng thua thiệt trước những ham muốn phân biệt phải quấy của người đời…
Đáp: Người tu ( quyết sửa mình ) phải chịu thiệt thòi thua lỗ mới tiến bộ. Thích và vui sướng làm những việc mà ít ai chịu làm: luôn dũng mãnh , tinh tấn, chứ không phải tính toán, so đo , rằng “ Việc nầy đâu phải để tui làm ! Hay làm những việc có ích cho người cho đời mà không mang về cho riêng mình mối lợi nào đó là một trong những cách tu phước huệ. Điều tốt góp nhặt để học , điều chưa tốt để qua một bên, biết đúng biết sai để tự sửa mình mà không phân biệt đúng sai để tranh cãi hơn thua. Xưa có hai người đồ đệ cùng tọa thiền, một người ngồi rất nghiêm trang , một người ngồi lúc nào cũng nghiêng qua ngả lại Nhưng sư phụ của họ lại lấy roi quất người ngồi nghiêm trang. Nếu là người đời nay thì chắc đã nổi giận sân sanh phiền não mà bỏ tu rồi , song người đệ tử ấy vô cùng xấu hổ, thỉnh vấn sư phụ khai thị dạy bảo : “ Tu hành không phải tranh chấp “ Đúng với sai ! “ Tu hành cần công phu nhẫn nhục, dù mình đúng mà bị trách oan là sai, mình cũng tập nhận chịu một cách vui vẻ. Nếu thật có lòng muốn tu học để tự sửa mình thì những lúc như vậy chính là lúc phước huệ của bạn tăng trưởng hơn bao giờ hết.
Hỏi: Khờ khạo mà tu hành, ngốc nghếch mà ăn uống, niệm Phật cho nhiều. Thưa Thầy ! Thầy đã dạy như thế !
Đáp: Đúng vậy. Hôm nay là hôm nay , ngày mai là ngày mai ! Khi tu thì cứ tu, cần gì phải suy nghĩ , tính toán nào là học Phật lấy bằng cấp, làm chuyện nầy không làm chuyện nọ . Những thứ đó đều không phải chuyện tu hành. Áo quần , ăn uống, chỗ ở cần giản dị , áo thô , cơm lạt..Khi nào coi nhẹ việc ăn, mặc , ở , thì mới trừ nổi tham , sân , si !
Hỏi : Thưa Thầy ! Những thứ ăn , mặc , ở quá sung túc thì sẽ thế nào ?
Đáp : Sẽ là đầu mối của dục vọng bùng lên không kếm chế nổi, lòng tham muốn ngày càng cao ngất. Nhất là phải chú ý nhắc nhở mình gặp chuyện tốt hay xấu cũng không để hiện ra ngoài mặt. Như bạn sanh bệnh thì cứ lo trị nhưng đừng để kẻ khác biết mình bệnh mà khiến cho người lo lắng . Lúc nào cũng giữ Trung Đạo. Đừng quá gấp, đừng quá chậm. Phải như “ thế thủy trường lưu”. Nước chảy từ từ mà không chỗ nào ngừng !

HT Quảng Khâm
Khánh An góp nhặt
08/2008

0 comments:

Post a Comment