* Sử dụng cứ mỗi một kg đường mật thì cần khoảng # 300gr muối hột. Bắc đường mật lên bếp, nấu với lửa nhỏ, cho muối vào, khuấy đều tay cho tan muối, nếm thử hỗn hợp có vị mặn là chính, hơi nhân nhẫn ngọt là được, để nguội hoàn toàn, châm vào hũ dưa đã cài chặt, châm vào từ từ, hỗn hợp đường muối sẽ ngấm chậm vào dưa, có thể đến ngày hôm sau mực nước đường muối mới cạn xuống, cứ phải châm thêm cho đến khi đường muối không còn thấm hút nữa và phải cao hơn mặt dưa ít nhất 5cm, đậy kín lu dưa. Cần làm ít nhiều cứ nấu thêm cho đủ lượng đường muối cần dùng. Làm dưa mắm tuy đơn giản nhưng ở khâu nấu đường muối cần có kinh nghiệm nếm cho chính xác vì độ ngọt của đường, muối không bao giờ giống nhau. Chính người nấu phải nêm nếm rồi dựa trên kinh nghiệm của mình để gia giảm, cho nên Cẩm Tuyết phải đưa ra con số gần bằng 300gr chứ đây không phải là thông số tuyệt đối đúng.
- Trong khoảng 15 đến 20 ngày sau khi ngâm dưa trong muối đường, lấy ra một miếng dưa, nhấm thử xem dưa đã hoàn toàn ngấm muối đường chưa. Vớt dưa ra, cho vào vật chứa có lổ thoát nước như rổ rá thưa để chảy hết nước muối đường cho thật ráo miếng dưa, thời gian làm việc này mất nhiều giờ cho
đến cả ngày. Sau đó xếp dưa vào lại một cái lu, hũ khác, cũng cài chặt rồi dùng nước mắm 40 độ đạm (như nước mắm cá linh, cá sặc)(nước mắm có thể thay thế chao hoặc tương cự đà )châm vào đầy lu, đậy kín. tùy thời tiết, để qua 15 - 20 ngày sau là dùng được, nếu trời nắng nóng, dưa mau ăn được hơn.
- Khi dưa đã ăn được, lấy ra từng ít một, tùy ý chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, có người lấy dưa mắm ra, trụng qua lại chút nước nóng cho bớt mặn rồi mới chế biến. Có thể làm vài món như sau:
* Cắt lát mỏng, trộn với ít tỏi ớt giả nhỏ, nâm lại với đường...để qua chừng 30 phút là dùng được.
Thursday, January 22, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment