Bản
ngã tự thấy mình là trung tâm của vũ trụ, và vị trí của nó là thường
hằng. Làm sao chúng ta phản đối tri giác sai lầm này? Hãy tranh luận với
bản ngã. Tranh luận về việc nó nhìn nó và nhìn người khác như thế nào. 1. Tất cả chúng ta đều mong muốn điều giống nhau. Có những người bạn thích, có người bạn không thích, có người bạn không thích cũng không ghét. Sự thật là mọi người trong số đó, bất kể bạn thích hay không, đều mong muốn giống y như bạn vậy, đều mong muốn hạnh phúc. Họ muốn không bị đau khổ, cũng như bạn vậy. Bạn có thể nêu ra người nào xứng đáng chịu đau khổ hay không? Làm sao bạn phân biệt ra được?
Mọi
người đều muốn tinh thần sảng khoái, có những giấc mơ đẹp, muốn bình
an, giống như bạn vậy. Họ có những ước muốn bất thành, cũng như bạn, họ
xứng đáng thành tựu những ước mơ đó. Hạnh phúc của họ cũng quan trọng
như hạnh phúc của bạn.
2. Nhãn hiệu “bạn bè” đáng tin cậy tới mức nào? Nhãn hiệu “kẻ thù” đáng tin cậy tới mức nào?
Giả sử chúng ta đang băng qua đường và
một chiếc xe sắp đụng chúng ta. Trong giây phút ấy, khi biết rằng sự
sống của chúng ta sắp sửa biến đi như một giấc mơ thì có đáng để chúng
ta nuôi giữ lòng ghét bỏ ai đó không? Hay lòng luyến ái với người nào
đó? Khi đối mặt với thần chết mọi thành kiến hay sự cãi vả của chúng ta
thường trở nên vô nghĩa. Sự khác biệt giữa chúng ta và người sắp bị xe
đụng là họ có ý nghĩ rõ ràng hơn về lúc nào họ sẽ ra đi. Còn ta thì
không chóng thì chầy cũng ở trong vị thế tương tự. Có thể là ngày mai,
hay vài năm nữa. Ta sẽ phải lìa bỏ mọi người và mọi thứ, vậy thì có đáng
để nuôi giữ lòng ghét bỏ hay luyến ái không?
3. Chúng ta sống dựa vào lòng tốt của người khác.
Mọi người, dù chúng ta có biết họ hay
không, đều có ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta theo một cách nào đó –
hoặc là họ sản xuất một đồ phụ tùng để sửa xe cho chúng ta, hay trồng
lúa mì để làm bánh cho chúng ta ăn. Nếu bạn nhìn mọi sự vật dưới góc độ
tái sinh, thì chúng ta đã hiện hữu tự thuở nào, dưới dạng này hay dạng
khác, thế nên mọi chúng sinh vào lúc này hay lúc khác đều có liên hệ với
chúng ta. Mọi chúng sinh đều đã từng là người gần gũi và thân yêu nhất
của ta, đã từng gặp gỡ ta trên đường đời, đã từng là mẹ của ta, tắm rửa
và cho ta ăn. Họ cũng đã từng sỉ nhục và gây tổn hại cho ta, nhưng thông
thường hơn là họ làm gì đó để duy trì cuộc sống cho ta. Và bất kỳ tổn
hại nào họ gây ra cho ta đều do lòng sợ hãi. Kẻ thù hôm nay có thể là
người yêu hôm qua. Chúng ta không biết. Đó là điều có khả năng xảy ra.
Hãy ghi nhớ điều này một cách sâu sắc.
Nếu tôi quyết định dẹp bỏ bản ngã của
tôi, thì tôi không thể làm như vậy mà không có người khác: Khi tôi cố
gắng thực hành kham nhẫn, nếu tôi cố giữ mình không gây tổn hại người
nào đó, thì chính người làm tôi giận dữ đã cho tôi cơ hội để thực tập
kham nhẫn. Khi tôi cố biến lòng luyến ái thành tình thương thuần khiết
thì người làm tôi bị ám ảnh đã cho tôi cơ hội để cố gắng. Tôi không thể
nào sống còn mà không có lòng tốt và sự hào phóng của người khác.
4. Tất cả chúng ta đều ở trong cảnh ngộ giống nhau.
Tất cả chúng ta đều đau khổ như nhau và
mọi người sinh ra đều sẽ chết. Nếu tôi là một bác sĩ và đứng trước ba
người sắp chết, tôi có thể nào nói, “Mình sẽ chữa trị cho người mình thích thôi?”. Có thể không có đủ thì giờ để chữa hết cho cả ba, nhưng nên có ý nghĩa như thế.
Vì tôi sẽ chết và bạn sẽ chết, điều đó
có nghĩa là mọi vật đều vô thường. Không có chuyện là một người nào đó
sẽ là bạn của mình mãi mãi hay người nào đó là kẻ thù mãi mãi. Chúng ta
có thể thấy điều đó ngay trong cuộc sống của mình. Người mà chúng ta thề
yêu thương suốt đời trở thành người bạn tốt nhất của ta. Xem người nào
đó là “bạn” hay “thù” luôn luôn, không thay đổi thì đó là sự mù quáng
của bản ngã. Nhưng “bạn” tùy thuộc vào “thù” cũng giống như phương Đông
tùy thuộc vào phương Tây, đêm phụ thuộc vào ngày, trên tùy thuộc vào
dưới. Những gì bạn làm đều ảnh hưởng đến tôi và ngược lại. Người ta nói
rằng, chuyển động của một con bướm ở Trung Quốc ảnh hưởng đều chiều gió ở
Mỹ. Cơ thể của chúng ta, nhân thân, và cuộc sống của chúng ta đều quyện
chặt vào nhau. Chúng ta không thường hằng, chúng ta không tồn tại biệt
lập, và không ai tự bản chất là bạn hoặc thù.
5. Hãy noi gương những bậc giác ngộ.
Khi bạn nhìn những bậc vĩ nhân như đức
Phật hay chú Jesus, nhìn những bậc tiên tri hay bậc thánh, những vị ấy
có phân biệt giữa người này với người khác không? Không. Họ không có
thích hay không thích. Họ đều muốn giúp mọi người như nhau. Những bài
pháp xưa nay cho chúng ta biết rằng những bậc giác ngộ cư xử với người
khác như người mẹ đối xử với con một của mình. Các vị thầy cũng dạy rằng
đức Phật cảm nghĩ về người dâng cúng dầu thơm cho ngài cũng như người
chặt cánh tay ngài. Ngài thương tất cả và muốn giúp đỡ cho họ, bởi vì
mọi người đều đau khổ và mong muốn hạnh phúc. Điều này đối với chúng ta
dường như cực đoan, nhưng điều ấy là điều có thể. Tôi đã thấy các vị
thầy của tôi sống cuộc đời trong trạng thái thanh thản. Không ai đến để
chặt tay họ, nhưng tôi thấy họ cư xử với những người đối xử tệ với họ
cũng như cư xử với học trò thân cận.
Khi các bạn thấy được chân tướng của
“cái tôi, cái quý giá nhất” thì bạn bắt đầu phát triển tuệ giác. Khi các
bạn thực sự hiểu sự tương thuộc của tất cả mọi sự vật, bản chất của
thực tại, thì bạn có tuệ giác. Nhưng chừng đó có đủ để đạt được giải
thoát khỏi khổ đau? Có lẽ là chưa. Cái bất thiện cần phải được thay thế
bằng cái thiện. Sân hận cần phải được thay thế bằng sự kham nhẫn hay
hiểu biết. Luyến ái cần được thay bằng tình thương thuần khiết. Sự ghen
ghét cần phải được thay thế bằng sự thương yêu, chăm sóc. Tuệ giác không
thôi chưa đủ. Tình thương và từ bi sẽ dẫn đến sự phát triển khả năng
lựa chọn cuộc sống mà chúng ta mong muốn. Khi chúng ta từ bỏ bản ngã,
thì chúng ta thay thế nó bằng cái gì? Chúng ta thay “cái tôi, cái quý
giá nhất” bằng việc xem người khác là quý giá nhất.
Chiêu thức cuối cùng để dẹp trừ "cái
tôi, cái quý giá nhất” là bắt đầu công việc cho người khác hạnh phúc và
nhận đau khổ cho người. Bản ngã nghĩ rằng mình nên có cái gì tốt nhất,
cho nên nếu như cho nó cái tệ nhất thì nó sẽ rút lui. Phương pháp thực
tập này gọi là tonglen – cho và nhận.
Lúc đầu, nếu như bạn thật sự thực tập,
không cần phải hướng đến nhiều người, một người thôi cũng được, có thể
là người bạn yêu mến, con của bạn, hoặc bất kỳ người nào bạn rất quan
tâm. Hãy hình dung người ấy ngồi bên cạnh; bạn hãy thở ra bằng lỗ mũi
bên phải, và đi ra cùng với hơi thở ấy là tất cả nghiệp thiện và tình
thương của bạn. Hãy cho người ấy mọi sự tốt đẹp không chút do dự. Đó là
thực tập tình thương. Rồi hít vào bằng lỗ mũi bên trái và nhận tất cả
nguồn gốc gây đau khổ cho người ấy – đó là thực hành từ bi – và để cho
nó đánh ngay vào đầu bản ngã.
Lúc này có lẽ có một sự do dự - chắc
chắn là như vậy – khi nhận vào sự đau khổ của người khác. Nếu ý nghĩ này
làm bạn sợ thì hãy bắt đầu bằng cách nhận lấy mọi đau khổ trong tương
lai của bạn, những khổ đau mà bạn sẽ trải qua vào ngày mai, vào những
tuần lễ sắp đến, tháng, năm sắp đến, những kiếp sắp đến. Hãy nhận hết
ngay bây giờ và để nó hòa tan trong trái tim của bạn và đi vào bản chất
của thực tại.
Chúng ta có thể dùng sự thực tập này để
lợi dụng những khó khăn của chúng ta thay vì để cho chúng làm cho chúng
ta điên đảo. Chúng ta đang nhận lãnh quả của những gì chúng ta đã gieo
nhân trong quá khứ, và chúng ta lấy làm sung sướng rằng nó sẽ qua đi,
biến khỏi cuộc đời của chúng ta và chúng ta sẽ vượt qua nó. Rồi chúng ta
có thể nhớ thật sự cầu nguyện rằng một chút đau đớn hoặc sợ hãi, hay là
gì đó đi nữa, cũng có thể làm cho người khác đỡ phải gánh chịu một sự
đau khổ như thế hoặc hơn thế. Các bậc tôn đức xưa nay dạy rằng bằng vào
năng lượng của từ bi thì một chút đau khổ có thể cứu chúng ta khỏi sự
khổ đau tệ hại hơn rất nhiều trong tương lai. Một chút khó khăn về tài
chính có thể thay thế cho một triệu năm làm con ma đói. Một chút nhức
đầu có thể thay cho một thời khù rất dài ở chốn địa ngục. Nếu chúng ta
nhìn nó theo cách: “Ừ mình bị tai nạn, nhưng mình vẫn còn sống”, hoặc “Ừ, thì mình bị thương, nhưng ít ra là không ai làm cho vết thương tệ hại hơn,” thì vấn đề sẽ trở thành không có gì lớn như mình vẫn nghĩ.
Sau một thời gian hãy thực tập với người
khác, người mà bạn thật sự yêu thương, những người mà bạn sẵn sàng làm
mọi việc để cho họ khỏi đau khổ. Tất cả mọi đau khổ sẽ ở dưới dạng một
đám mây đen trong tim. Hơi thở của bạn kéo đám mây đen ấy ra khỏi người
họ hay khỏi người của bạn. Ở bên trong trái tim, bản ngã là một ngọn đèn
nhỏ đang cháy. Đám mây đen đi vào và thổi tắt ngọn lửa ấy. Phù, thế
là nó đã tắt, đã bị tiêu diệt. Và những người ấy, do bạn đã hút ra
nguyên nhân bất thiện gây ra đau khổ và cả sự đau khổ, đều sẽ giải thoát
khỏi cả hai. Thay vào đó bạn cho họ sự may mắn, niềm vui, phúc lành, và
tuệ giác của bạn dưới dạng ánh sáng. Và họ sẽ ngập tràn ánh sáng đó và
trở nên sung sướng.
Trích: Sống Chết An Lành
Tác giả: Gehlek Rimpoche
Việt dịch: Trần Ngọc Bảo
|
Wednesday, September 5, 2012
Bản Ngã Sai Lầm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment