Những người lo lắng về các bệnh tim mạch, áp huyết cao và
tiểu đường có thể tự phát hiện ra nguy cơ mắc bệnh của mình đơn giản
bằng cách đo chiều cao và vòng eo của bản thân, theo các nhà khoa học
Anh.
Các nhà khoa học Anh phát hiện, đối với mọi người, lý tưởng nhất là giữ cho số đo vòng eo của họ nhỏ hơn ½ số đo chiều cao.
Điều đó có nghĩa là, một nam giới cao 1m8 cần giữ cho vòng eo của anh
ta nhỏ hơn 90cm, trong khi vòng eo lý tưởng của một phụ nữ cao 1m6 là
thấp hơn 80cm.
Theo nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Margaret Ashwell, - cựu trưởng ban khoa học của Hiệp hội dinh dưỡng Anh và hiện là một chuyên gia tư vấn độc lập - đứng đầu, tỉ lệ giữa số đo vòng eo và số đo chiều cao như trên là dấu hiệu dự đoán tốt hơn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường so với chỉ số khối cơ thể (BMI) vốn đang được sử dụng nhiều nhất để phát hiện bệnh béo phì ở người trưởng thành.
Mặc dù BMI là chỉ số thông dụng trong lĩnh vực y tế - chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới nhưng nhiều người vẫn cảm thấy rối rắm trong cách tính toán ra nó. Lí do là BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao), trong đó trọng lượng cơ thể tính bằng kg còn chiều cao x chiều cao tính bằng cm. Ngược lại, tỷ lệ giữa số đo vòng eo và số đo chiều cao dễ tính toán hơn nhiều.
Hơn thế nữa, chỉ số BMI không tính đến việc phân bố mỡ khắp cơ thể. Nhiều nghiên cứu từng chỉ ra rằng, mỡ bụng (gần vùng tim và bao quanh gan, thận) sẽ gây hại nhiều hơn mỡ ở đùi, mông xét về bệnh tim mạch và tiểu đường.
Chính vì lẽ đó, tiến sĩ Ashwell cho rằng tỉ lệ số đo vòng eo trên số đo chiều cao nên được coi là một thước đo phát hiện bệnh. Tờ Daily Mail dẫn lời chuyên gia này khuyên mọi người: “Hãy giữ chu vi vòng eo của bạn nhỏ hơn ½ số đo chiều cao. Điều đó có thể giúp tăng tuổi thọ của mọi người trên thế giới”.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet
Để phòng ngừa bệnh tim mạch và tiểu đường, các chuyên gia khuyên bạn hãy giữ số đo vòng eo của họ nhỏ hơn ½ số đo chiều cao. Ảnh: Pravda |
Theo nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Margaret Ashwell, - cựu trưởng ban khoa học của Hiệp hội dinh dưỡng Anh và hiện là một chuyên gia tư vấn độc lập - đứng đầu, tỉ lệ giữa số đo vòng eo và số đo chiều cao như trên là dấu hiệu dự đoán tốt hơn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường so với chỉ số khối cơ thể (BMI) vốn đang được sử dụng nhiều nhất để phát hiện bệnh béo phì ở người trưởng thành.
Mặc dù BMI là chỉ số thông dụng trong lĩnh vực y tế - chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới nhưng nhiều người vẫn cảm thấy rối rắm trong cách tính toán ra nó. Lí do là BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao), trong đó trọng lượng cơ thể tính bằng kg còn chiều cao x chiều cao tính bằng cm. Ngược lại, tỷ lệ giữa số đo vòng eo và số đo chiều cao dễ tính toán hơn nhiều.
Hơn thế nữa, chỉ số BMI không tính đến việc phân bố mỡ khắp cơ thể. Nhiều nghiên cứu từng chỉ ra rằng, mỡ bụng (gần vùng tim và bao quanh gan, thận) sẽ gây hại nhiều hơn mỡ ở đùi, mông xét về bệnh tim mạch và tiểu đường.
Chính vì lẽ đó, tiến sĩ Ashwell cho rằng tỉ lệ số đo vòng eo trên số đo chiều cao nên được coi là một thước đo phát hiện bệnh. Tờ Daily Mail dẫn lời chuyên gia này khuyên mọi người: “Hãy giữ chu vi vòng eo của bạn nhỏ hơn ½ số đo chiều cao. Điều đó có thể giúp tăng tuổi thọ của mọi người trên thế giới”.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet
0 comments:
Post a Comment