Tuesday, November 5, 2013

Cúng Dường Là Phụng Sự

"Cúng dường chúng sanh tức cúng dường chư Phật."
Câu kinh này ngày nay được chuyển ngử là Phụng sự chúng sanh là phụng sự chư Phật. Vì từ cúng dường chính là phụng sự. Cúng là cung cấp, dường là nuôi dưỡng, cung cấp và nuôi dưỡng thì chính là phụng sự. Khi người ta dâng lễ vật tứ sự ( Ăn, Ở, Mặc và Bệnh là tứ sự, các lể vật đóng góp phuc vụ cho cái ăn, chổ ở. Y-phục và thuốc men chính là lể vật phụng sự cho 4 nhu cầu căn bản của con người ) đến với chư tăng thì gọi là cúng dàng (cúng dường) . Sự cúng dường này mang tính vật chất nuôi dưỡng thân mạng. Còn cúng dường cao hơn là cúng dường PHÁP. Dù là cúng dường cái gì thì cũng phải thanh tịnh thì mới đúng pháp. Có cúng thì phải dùng tịnh tài để cúng, tịnh tài là tiền bạc và vật phẩm phải trong sạch, do đó những đồng tiền và vật phẩm bất tịnh thì có hậu quả không tốt, ví như mình đem tài sản trộm cướp được mà cúng cho nhà chùa thì nhà chùa trở thành nơi chứa đồ gian ! Nếu nhà chùa chứa chấp kẻ bất lương thì rỏ ràng là tai họa khôn lường. Nếu vật phẩm không trong sạch thì chỉ giết mạng người hoặc làm cho đau bệnh thân xác. Nhưng cúng dường pháp bất tịnh không như chánh pháp của Phật dạy thì biến đạo Phật thành ngoại đạo tà giáo. Trong kinh Duy Ma Cật có câu chuyện ngài Trì Địa Bồ-tát ở trong rừng tu hạnh thanh tịnh, đột nhiên có Thiên ma vua cỏi trời của Ma vương ba tuần hiện đến giả dạng là Thiên vương Đế thích để ca ngợi Ngài Trì Địa, Ngài  không biết là Ma vương nên cứ nghĩ là trời Đế Thích. Thiên Ma liền cúng dường cho Ngài Trì Địa 500 thiên nữ để hầu hạ cho Ngài. Trì Địa bồ-tát hết lời từ chối vì ngài tu hạnh Thanh tịnh đạo nên không nhận vật phi pháp, vì giữ đúng pháp nên không nhận vật phi pháp. Nhưng Thiên ma cứ nhất định nài ép Ngài phải nhận, hai bên còn đang dằn co qua lại không ai phân xử, thì Ngài Duy Ma Cật cư sỹ xuất hiện nói rằng : Đây là Thiên Ma chứ không phải Đế Thích, này Thiên Ma ông nên cúng 500 thiên nữ cõi ma này cho ta.!...Thiên ma sợ quá toan biến mất nhưng không đi được. Duy ma cư sỹ nói rằng : Nếu Thiên Ma muốn đi thì phải để lại 500 thiên nữ của Ma cho Duy Ma thì mới được đi, vì Thiên nữ này chỉ có Duy Ma mới có khả năng giáo hóa và nhận lảnh.Vậy là Ma vương đành bỏ lại 500 ma nữ để thoát chạy. Lúc đó Duy Ma liền nói Phật pháp cho 500 thiên ma nữ nghe và 500 vị này đắc ngộ pháp môn bất nhị của ngài giáo hóa. Lúc đó Duy Ma cư sỹ liền bảo các thiên nử đắc pháp trở về cung ma như cũ. Các thiên nữ thưa rằng chúng con đã tu theo Ngài nay làm sao có thể về với ma được nửa ? Duy Ma lại dạy rằng : Có một pháp gọi là Vô tận đăng, ví như ngọn đèn mồi lửa qua ngọn đèn khác làm thành một chuổi đèn vô tận, các cô về cung ma và truyền ánh sáng này cho Ma làm cho tất cả đều trở thành những ngọn đèn nhiều đến vô tận. Các thiên nữ liền tỏ ngộ và lui về cung ma để làm Phật sự. Qua câu chuyện này chúng ta thấy rằng nếu đã thật là ánh sáng, là ngọn đèn rỏ ràng như thật thì sẽ truyền được ánh sáng cho ngọn đèn khác. Nhưng nếu chưa có ánh sáng của ngọn đèn thì phải giử chắc giới pháp như Ngài Trì Địa chứ không thể bỏ pháp mà nghe theo người khác, dù người đó có hảo tướng và đẹp đẻ oai vệ như Đế thích.
Phụng sự chúng sanh thì phải thật sự giác ngộ và có khả năng truyền đăng như Ngài Duy Ma thì mới nên chơi với ma, còn như Ngài trì Địa chưa có khả năng đó thì Ngài cứ giữ chặc thanh tịnh đạo của ngài thì mới xứng đáng là người tu đạo Phật. Nếu không biết nhận của cúng dường đúng pháp phật dạy thì thế nào cũng rơi vào đường ma. Những người con Phật khi cung dưỡng chúng sanh và nhận sự cung dưỡng của ai thì phải xem xét xem có thanh tịnh hay không. Nếu bất tịnh thì có hậu quả bất tịnh. Cúng dường chúng sanh là phụng sự chư Phật, nhưng nếu không khéo léo thanh tịnh thì phụng sư cho ma hoăc nhận sự cung dưỡng không đúng pháp thì đem lại cái tai hại không lường hết được. Ngày nay chúng sanh không ở đâu xa, chính là những người có duyên với nhau, có thể là con cháu, có thể là bạn bè hay những người trên hoặc kẻ dưới của mình, đều do sự cung dưỡng của mình mà có thể thành ma hay Phật là do cái căn thân chủng tánh của họ phát triển lên , do sự tưới tẩm của thân bằng quyến thuộc mà nảy sanh. Nếu một người có ánh sáng của Phật, thì tất cả việc làm của họ đều là Phật sự, dù là việc quét dọn nhà cửa hay chà cầu tiêu đều là Phật sự. Bởi vì làm với tâm trong sáng thanh tịnh thì không có việc nào làm mà không vì nhiêu ích hửu tình chúng sanh. Đánh răng rửa mặt hay tắm rửa cho chính mình cũng là nhiêu ích hửu tình. Đại thừa thì lấy nhiêu ích hửu tình làm giới đức nên từ giới mà sanh định, do có định nên có tuệ làm ngọn đèn soi đường. Mình phải làm ngọn đèn soi đường cho mình đứng, mình  đi chứ không thể có ai làm cho mình được, mình chính là chúng sanh, mình chưa soi sáng cho chúng sanh của mình được thì làm gì có ánh sáng để mồi sang ngọn đèn khác. Tinh tấn như Ngài trì địa còn không phân biệt được thiên Đế Thích và thiên ma, lấy đâu ra ánh sáng để mồi cho ngọn đèn khác. Duy Tuệ thị Nghiệp, nhưng chưa có tuệ thì không thể biết được thế nào là ma hay là Phật. Mình chỉ có thể biết mình trong một chừng mực nào đó, và từ chừng mực của mình mà chia sẻ với các chúng sanh đồng sự có duyên với nhau mà thôi. Phật cũng không thể độ người vô duyên, nếu mình vô duyên với thiện tri thức thì cũng do nghiệp của mình mà ra. Nếu có dip, sẽ chia sẻ thêm về Nghiệp theo từ ngử của Phật gia ngử và theo hiên thực của đời người. Ở chủ đề hôm nay chỉ muốn nói sơ lược cho có ý niệm về cúng dừơng và phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật. Nếu mình cúng dường, phung sự cho một đối tựơng tham ác, thì cái tham ác sẽ đươc tứoi tẳm và nảy sanh. Nếu phung sự cung dưỡng cho mầm sống thiện lành thì hạt giống lành được tứoi tẩm và nảy sanh nhiêu ích cho đời sống. Nếu không khéo phân biệt cho đúng hành động của mình và đối tượng mà mình cung cấp tài trợ, thì chính là phụng sự cho cái ác và hư hèn của chúng sanh phát triển, chúng sanh không nảy mầm giác ngộ để thành hạt giống của Phật thì mình đã làm sai rồi. Vì vậy có thể đang phụng sự và cúng dường cho ác ma mà lại lầm là phụng sự chúng sanh. Chúng sanh không hướng thiện thì làm sao có thể gọi là phụng sự cho sự nhiêu ích chúng sanh. Bởi vì có nhiêu ích chúng sanh thì Phật Pháp mới trường tồn. Lẽ thật này có thể kiểm chứng trong thưc tế xảy ra hàng ngày.
Thí dụ khi mình thấy có một gia đình nghèo quá, khả năng tài chánh của mình không nhiều nên mình khong thể giúp cho họ thoát nghèo, nhưng do lòng thương nên mình nhịn tiêu dung cho bản thân vá gia đình mình mà cho họ tiền gia đình nghèo này. Nhưng mình không biết trong nhà này có thằng con hư hỏng hoang đàng. Mình chỉ thấy bà mẹ hiền lành, nên cho bà mẹ nghèo  một ít tiền để bà  bớt khổ. Nhưng không ngờ rằng thằng con của bà mẹ này nó sẽ cứơp lấy tiền của mẹ nó, nó dùng đồng tiền này đi hút thuốc và uống rượu cho thỏa mãn cơn thèm khát của nó, sau cơn thõa mãn nó lại tiếp tục khảo tra mẹ nó để đòi hỏi thêm. Sau cơn say và trong cơn say nó làm những việc vô luân, có khi là giết ngừơi hay xâm phạm tổn tương người khác. Như vây đồng tiền của mình cung cấp trở thành na7ng lượng cho đứa ác hoành hành. Nếu nó đói rả ruột thì nó không còn sức để làm ác. Nhưng nhờ năng lựơng cung cấp của sự bố thí mù quáng mà nó có năng lượng để áp bức người thân của nó và nó được cơ hội để làm kẻ bất lương.
Như vậy cúng dường mà không có hiểu mình đang làm gì thì không phải là phung sự chúng sanh. Có thể mình đang phụng sự kẻ ác cho nó lộng hành.
Làm mà không hiểu thì có thể là tai họa. Bố thí phụng sự thì phải vì mục tiêu nhiêu ích hữu tình, vì có nhiêu ích chúng sanh thì mới phụng sự Phật pháp.

Minh-Đức.