Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae. Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 - 8cm, rộng 5 - 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 - 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.
Cỏ mực có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe |
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cỏ mực
Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi rửa sạch giã lấy nước để uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 10ml.
Tiêu ra máu: Dùng một nắm cỏ mực rửa sạch, đem nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) pha với nước cơm rồi uống.
Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau rửa sạch, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói. Ngoài ra có thể nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng để ăn.
Trĩ ra máu: Dùng một nắm cỏ mực để nguyên rễ, rửa sạch giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài.
Chảy máu dạ dày: Cỏ mực 50 g rửa sạch, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g tất cả cho vao nồi, đổ 500ml nước sắc lấy 200ml uống, ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
Chữa đái ra máu: cỏ mực 30g, cả cây mã đề 30g. Cả hai thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (hoặc say bằng máy sinh tố), còn chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.
Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: cỏ mực 15g, lá trắc bá diệp 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 7 ngày.
Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cứu tổng kết qua lâm sàng bệnh sốt xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết, vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này.
0 comments:
Post a Comment