Saturday, December 31, 2011

Xuân trong lòng người tu sĩ

  • chuc-xuan

  • Trời đất luôn luân chuyển trong sự vận động Sinh, Tến, Dị, Diệt; khí tiết thay đổi trong sự giao hòa Xuân, Hạ, Thu, Đông; con người cũng bị chi phối bởi những giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử

  • Cuộc đời là sự nối tiếp những cảm xúc, sinh - diệt giữa những cung bậc thăng - trầm, vui - buồn, được - mất, hạnh phúc và đau khổ, …v.v…mà trong triết học gọi là “sự mâu thuẫn nội tại” là tác nhân làm cho loài người có thể đạt đến sự thăng hoa trong tư duy, đạt đến sự phát triển vượt bậc. Chính vì lẽ đó mà truyền thống chư Phật chỉ xuất hiện ở cõi trái đất (Nam – thiện - bội - châu) này, vì chỉ ở cõi nhân loại chúng sanh mới có thể tu tập để đạt đến cõi Phi Tưởng với tuổi thọ 84000 kiếp trái đất và ngược lại cũng chính nơi đây con người cũng có thể bị đọa vào cõi A – Tỳ địa ngục với số tuổi thọ tương đương với cõi Phi Tưởng. Trong kinh Đức Thế Tôn có dạy “Sabbe sankhara anicca” chư hành vô thường. Hành (sankhara) là những vật do nhân duyên kết hợp thành[1][1]. Và tất cả những vật đó đều vô thường (anicca) tức luôn luôn thay đổi, biến chuyển, sinh diệt.

    Trong ý nghĩa của dòng duyên sinh tương tục ranh giới giữa sinh – diệt là không ranh giới, ranh giới của sự giao hòa cũng thế, theo tiến trình sinh diệt của tâm thức thì một khảy móng tay hàng triệu dòng tâm thức đã sanh diệt, còn nói theo khoa hoc phương Tây các tế bào sinh diệt và tái tạo trong từng giây, từng phút; có nghĩa là chúng ta đã từ sinh – diệt trong từng giây, từng phút.

    Triết học Phật giáo dựa trên nền tảng của “lý duyên sinh” vì có cái này thế nên có cái kia và cũng vì cái này mất đi nên cái kia cũng mất đi, cho nên Xuân đến cũng không phải là một sự ngẫu nhiên, mà bởi vì đất trời đã trải qua thời kỳ đông chí, là duyên để cho một mùa xuân ấm áp hiện sinh, cây cối sinh tươi nẩy lộc. Cho nên kiếp người chỉ là một giai đoạn trong vô vàn kiếp sống của vòng luân hồi sinh – tử, hết sanh lại diệt, hết diệt lại sanh. Không có gì là vĩnh hằng và cũng không có gì mất đi. Đời người chỉ là quán trọ, là hạt cát trong cõi sa mạc luân hồi sinh tử, cho nên chúng sinh thường chấp cái huyễn cho là thật, vô thường cho là thường còn, như trong bản dịch của ngài Huyền Trang có câu “不異 , 不異, , 受,想,行,識亦復如是”.“sắcbất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc.Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị.”[2][2] Chỉ với vài từ ngắn gọn đã hàm chứa một triết lý thâm sâu của Phật đạo về nhận thức bản thể vật chất, siêu thế của vũ trụ “vật chất dang hiện hữu vốn dĩ là không, là sự khế hợp của đất, nước, lửa, gió; của ngũ uẩn”. Nên khi ta nhìn sự vật ở tình trạng bản thể thì tứ đại giai không, pháp hành vốn là huyễn, mà huyễn thì chẳng có gì trường tồn vĩnh cửu. Nên chúng ta, những người con Phật, mang trọng trách “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” sống trong sự yêu thương – bình đẳng để xóa tan đi những oan trái, hận thù, những pháp bất thiện, là động lực để mùa Thu úa tàn nhân loại phải kết thúc, xua tan đi một mùa đông giá lạnh của những ích kỷ, bỏn xẻn, tật đố, san tham…v.v… là duyên khai ngộ cho một mùa xuân nhân loại, làm cho cánh hoa ưu đàm của một miền miên viễn giải thoát, trong cõi nhân sinh tạm bợ này, như một thi sĩ Tây Phương đã thốt lên:

    "We are visistors of planet,
    We are here for minety or one hundred years,
    At the very most,
    During that period, we must try to do some thing good,
    Sometihng useful with our lifes,
    If you contribute to other people's happiness,
    You will find the true goad,
    The true meaning of life."

    "Nhân sinh quán trọ bên đường,
    Trăm nằm chỉ một đêm trường chiêm bao,
    Chỉ mong góp nhặt trăng sao,
    Vẽ cho kiếp sống thêm màu sáng tươi,
    Trăm năm ngắn ngủi kiếp người,
    Chỉ mong mang đến nụ cười thế nhân,
    Để trong giấc mộng mong manh,
    Tìm ra hạnh phúc trong lành nơi tâm.

    Dịch thơ: Nguyễn Hoàng Lai

  • Tác giả: Đại đức Phước Định


    [1]  Từ điển Pali-English; sankhara: essential condition; a thing conditioned, mental coefficients.

    [2] Trích từ câu thứ nhì trong bài “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (bài Tâm Kinh, bản dịch của Ngài Huyền Trang, gồm 270 chữ).

  •  
  • (theo phatgiaonguyenthuy)

0 comments:

Post a Comment