Sunday, December 11, 2011

Kinh Thiện Sinh (Sigala – Sutta – Trường Bộ Kinh – Kinh số 31)

268449_1850259501599_1394075323_31590873_3451697_n Một chàng thanh niên trẻ tuổi tên là Thiện Sanh (Sigala) thường đảnh lễ sáu phương hướng : Đông, Nam, Tây, Bắc, Trên Và Dưới theo di chúc của người cha anh ta trước khi ông qua đời. Đức Phật dạy chàng trai thanh niên trẻ tuổi rằng “giới luật thánh thiện” của lời dạy của Ngài thì sáu phương đó là : phương Đông chỉ cho cha mẹ ; phương Nam chỉ cho sư trưởng ; phương Tây chỉ cho vợ con ;phương Bắc chỉ cho bằng hữu, họ hàng và láng giềng ; phương Trên chỉ cho Sa môn Bà la môn và Bậc Thánh ; phương Dưới chỉ cho đầy tớ, người giúp việc. Đức Phật dạy :”lễ lạy” (worship), rất là đặc trưng và có ý nghĩa,bởi vì anh ta lễ lạy một điều gì thiêng liêng, một điều gì xứng đáng được tôn trọng và kính ngưỡng.

Sáu nhóm quan hệ đối với gia đình và xã hội được đề cập ở trên, trong Phật giáo, được xem là thiêng liêng đáng được tôn kính và lễ lạy, tôn thờ. Nhưng người ta phải lễ lạy, tôn thờ những mối quan hệ ấynhư thế nào? Đức Phật dạy rằng người ta có thể lễ lạy và tôn thờ những điều ấy chỉ thông qua việc thực thi trách nhiệm và bổn phận của anh ta đối với những điều ấy. Những trách nhiệm và bổn phận này được giải thích trong bài pháp của ngài cho chàng thanh niên Thiện Sinh.

Trước tiên, cha mẹ là thiêng liêng đối với con cái, Đức Phật dạy : cha mẹ được gọi là phạm thiên (Brahma) từ phạm thiên (Brahma) ám chỉ một quan niệm cao nhất và linh thiêng nhất đối với tư duy Ấ Độ thời bấy giờ và Đức Phật liệt bố mẹ vào trong đó. Do đó, trong một gia đình Phật tử thuần tín, đối với thời đại ngày nay, đúng là con cái tôn thờ bố mẹ của chúng mỗi ngày, sáng lẫn tối. Họ phải làm một số nhiệm vụ và bổn phận đối với bố mẹ của họ theo giới luật thánh thiện : họ phải quan tâm chăm sóc bố mẹ của họ ở độ tuổi xế chiều, phải làm bất cứ những gì họ phải làm vì nhu cầu của bố mẹ, phải duy trì danh dự của gia đình và tiếp tục phát huy truyền thống của gia đình, phải bảo vệ tài sản, của cải do bố mẹ của họ kiếm được, và lo  tổ chức tang đám khi bố mẹ qua đời. Bố mẹ, ngược lại, phải có một số trách nhiệm đối với con cái của ho. Họ phải giáo dục con cái tránh xa những việc làm xấu xa, tội lỗi; hướng chúng vào những nghề nghiệp lành mạnh và có lợi lạc; cho con cái ăn học đến nơi, đến chốn. Dựng vợ, gả chồng cho chúng ở những nơi gia đình tốt, và giao của cải tài sản cho chúng đúng lúc.

Thứ hai :mối quan hệ giữa thầy và trò : học trò phải cung kính và vâng lời thầy, phải hỗ trơc thầy lúc cần thiết, phải siêng năng học tập. Và ngược lại thầy đối với trò : phải rèn luyện và dạy dỗ học trò nên người tốt; giới thiệu học trò cho bạn bè của chúng, và cố gắng tạo việc làm đảm bảo sau khi học trò học xong.

Thứ ba : mối tương quan giữa vợ và chồng : tình yêu giữa vợ và chồng được xem như rất là tôn giáo và thiêng liêng. Nó được gọi là “Sadara – Brahmacariya” ( đời sống gia đình thiêng liêng). Ở đây cũng vậy, ý nghĩa đặc trưng của từ “Brahma” nên được hiểu là : sự tôn trọng cao nhất  đối với mối quan hệ này. Vợ và chồng phải chân thành tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng và hết mình vì nhau, và họ có một số trách nhiệm đối với nhau : người chồng phải tôn trọng vợ và không bao giờ thiếu sự tôn trọng đối với vơ; anh ta phải yêu thương vợ và chung thủy, chân thành với cô ta; đảm bảo vị trí và tiện nghi của vợ, và làm cho vợ vui lòng bằng cách thường mua áo quần và nữ trang cho cô ta. (Sự kiện Đức Phật đề cập những món quà như thế do người chồng tặng cho vợ, chứng tỏ Ngài hiểu và thông cảm những cảm xúc và tình cảm thế gian của Ngài đối với tình cảm bình thường của con gnười). Ngược lại, người vợ nên giám sát và chăm lo công việc nội trợ nhà cửa; đón tiếp khách khứa, bạn bè, bà con, họ hàng, và người làm thuê; thương yêu và trung thành với chồng mình; bảo vệ của cải do chồng kiếm được, và phải sáng suốt và nhiệt tâm trong tất cả các công việc.

Thứ tư : mối quan hệ giữa bạn bè, họ hàng quyến thuộc và hàng xóm : họ phải hiếu khách và nhân từ đối với nhau, nói lời vui vẻ và dễ chịu, làm việc lợi lạc cho nhau, đối xử bình đẳng với nhau, giúp đỡ nhau trong những lúc cần thiết, và cưu mang lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Thứ năm : mối tương quan giữa chủ và tớ : người chủ có một số trách nhiệm đối với người giúp việc của mình : công việc được giao cho phải phù hợp với khả năng và năng lực của họ; trả tiền công thích đáng; điều trị người giúp việc khi họ có bệnh hoạn, ốm đau, thỉnh thoảng cho nghỉ phép. Người giúp việc trở thành bạn của mình. Nếu không đối xử đúng đắn thì người giúp việc sẽ trở thành người thù của chủ. Ngược lại, đối với chủ, người giúp việc hay người làm thuê phải thức khuya dậy sớm, siêng năng và không giải đãi; trung thành và vâng lời chủ và không phản bội chủ mình; tự bằng lòng với những gì chủ cho; khéo đảm đang công việc, và đem danh tiếng tốt về cho chủ

Thứ sáu : mối quan hệ giữa Sa môn, Bà la môn và cư sĩ tại gia : người cư sĩ phải quan tâm chăm lo những nhu cầu về đời sống vật chất của các Bậc Đạo Sư, Sa Môn ... với tình thương và sự kính trọng. Sa môn, Bà la môn thương xót chúng sanh với tâm từ bi, dạy dỗ những điều chưa biết và ngăn không cho làm điều ác, khuyến khích làm điều thiện, và làm cho thanh tịnh những điều đã nghe.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng cuộc sống tại gia của người cư sĩ, với những quan hệ gia đình và xã hội trong “ giới luật thánh thiện” và nằm trong khuôn mẫu của một lối sống theo tinh thần Phật giáo như Đức Phật đã vạch ra.

(Theo Đạo Phật Ngày Nay)

0 comments:

Post a Comment