Chế độ ăn uống tốt, là cung cấp đủ năng lượng kiến tạo tế bào và đào thải độc tố, cân bằng axít và kiềm trong máu (là cân bằng âm dương). Nếu ăn uống sai, không tiêu hóa hết, dư thừa axít thì rêu lưỡi trắng, táo bón và bệnh nặng thêm. Ăn uống đúng có thể phục hồi tuyến yên, làm vượng kinh mạch huyệt đạo, nhờ vậy nhiều bệnh tự khỏi, hoặc kéo dài tuổi thọ có thêm cơ hội chữa bệnh nan y. Nên việc ăn uống sạch đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, góp phần đắc lực trong điều trị bệnh, phòng bệnh. Nhiều người đã chết vì suy dinh dưỡng, vì nghèo đói, vì thiếu hiểu biết, vì quan niệm cực đoan hành xác. Hiện nay chế độ ăn của bệnh nhân phần lớn chưa đủ năng lượng vì thức ăn khó tiêu hóa kém hấp thụ, vừa thừa vừa thiếu. Nếu cung cấp đầy đủ năng lượng bệnh nhanh khỏi. Tiến sĩ lương y Nguyễn Hữu Khai khẳng định: “Nguyên nhân căn bản của hơn 90% căn bệnh hành hạ con người chính là sự táo bón, sự tích tụ các chất sỉ, lẽ ra phải được đẩy ra ngoài cơ thể”.
Thế nào là thức ăn sạch ? Đây là một tiêu chí chưa rõ ràng, giữa dinh dưỡng và tôn giáo, nên có người ăn chay, ăn mặn không đúng đã bị suy nhược, bệnh nặng thêm. Khái niệm sát sinh cần phân loại cụ thể hơn. Sát sinh động vật có não bộ phát triển, sự đau đớn giận dữ trước khi chết, sẽ phát sinh độc tố phóng vào máu toàn thân nhiễm trược cực đại. Con người ăn thức ăn này lãnh nhận trược khí, nuôi mầm bệnh, tính nóng nảy hay tức giận. Động vật cấp thấp, não bộ không phát triển, ít phát sinh trược khí, được coi là thức ăn sạch cung cấp nguồn đạm quý báu cho con người. Người bình thường cần chất đạm, và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Thức ăn không hóa chất được coi là thức ăn sạch. Như vậy thức ăn sạch là thức ăn không hóa chất, không nhiễm trược. Ăn chay cũng chưa sạch khi rau quả nhiễm độc. Người bình thường cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Chỉ một số người tu luyện đặc biệt thành công hấp thụ năng lượng vũ trụ dồi dào, thì không còn lệ thuộc ăn uống. Người có bệnh bắt chước ăn như vậy không đủ dinh dưỡng thì suy nhược. Cho nên việc ăn phải tùy duyên mỗi người. Ăn đúng , luyện tập đúng sẽ chữa được bệnh.
Biết chọn thức ăn làm khỏe tuyến yên đã khỏi bệnh 60%. Thức ăn ngay trong tủ chạn nhà mình có thể biến thành món thuốc “Thần dược” . Cách ăn cũng quan trọng, là giải pháp chữa bệnh bằng nước bọt : Nhai kỹ để tiết nhiều nước bọt, ngậm Sữa ong chúa tiết ra nước bọt rất quý , làm giảm đau, khỏi bệnh nhanh. Ngậm nhiều lần, từng miếng nhỏ bằng hạt đỗ đen, nước bọt tiết dịch có các loại men, enzyme, và hooc môn quý giá nhất chỉ có trong nước bọt.
Bác sĩ Tomozaburo Ogata, giáo sư trường Đại học Y khoa Nhật bản cùng các cộng sự đã phát hiện vai trò trẻ hoá trong nước bọt. Loại hooc môn đặc biệt ở tuyến nước bọt mang tai, chảy qua miệng khi nhai, là một loại hooc môn duy nhất kích thích sự trao đổi chất của tế bào và làm mới cho toàn bộ cơ thể. Tuyến nước bọt mang tai còn kích tuyến yên tạo ra nhiều tế bào T, tăng cường hệ miễn dịch. Thường xuyên nhai kỹ chúng ta đã tiếp nhận loại hooc môn quý giá nhất chỉ có trong nước bọt.
Người đau dạ dày, thận, hoặc cơ địa mẫn cảm có phản ứng khó chịu với loại thức ăn nào, thì phải ngừng dùng loại đó. Thính thoảng uống bột sắn, uống nước mơ, táo… là thức ăn kiềm trung hòa axít dư thừa.
Đối với người khỏe mạnh thì ăn uống hợp vệ sinh là đủ. Với người bệnh ăn uống là vấn đề chữa trị bệnh, cần dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa, hấp thụ tốt, làm khỏe thành mạch, tạo dòng máu lưu thông tốt, không quánh kết, không mỡ máu. Với người ốm nặng tiêu hóa kém thì rất khó tìm được loại thức ăn đáp ứng tiêu chí này. Qua sử dụng rất nhiều loại dinh dưỡng cao cấp nhất, như Yến sào, cao, sâm, Đông trùng hạ thảo, sừng tê giác, thực phẩm chức năng của các hãng nổi tiếng, chúng tôi đã xác định được loại thức ăn tốt nhất là Địa long .
- 1. Bột địa long: Là thần dược tốt nhất cho người ốm mau hồi phục, luyện trường thọ. Giúp phục hồi chức năng tuyến yên, gan, thận, não, thần kinh, tim, tai biến não, co giật, đau đầu, bệnh tim mạch, làm dai thành mạch, tiểu đường, ung thư, mất ngủ, thiếu máu, thiếu năng lượng, là thức ăn tốt nhất với hầu hết loại bệnh. Nếu mỏi mệt, sắp ngất, hôn mê, cho ăn ngay bột Địa long sẽ tỉnh trở lại. Bột Địa long lành tính sử dụng với hầu hết các bệnh, có hiệu quả phục hồi sức khỏe rõ rệt gấp nhiều lần sữa bột Ensuare
Cách làm Bột Địa long: Địa long khô hấp chín kỹ, cắt theo chiều dọc, làm sạch đất, rửa sạch phơi khô, sấy khô. Đậu xanh, đậu đen rang vàng. Rau ngót cả cành chặt nhỏ, phơi khô sấy khô ròn. 4 vị tán thành bột, trộn tỷ lệ: 1 địa long, 1 rau ngót, 1 đậu xanh , 1đậu đen . Mỗi ngày dùng 60-150 g bột, ăn từ 2- 4 lần. Mỗi lần 2-3 thìa to bột (30g ) hòa 1 bát nước, đun bột sôi kỹ. Nếu khó ăn pha thêm bột vừng đen rang thơm. Chú ý khi mua lựa chọn địa long loại tốt, tươi mới , ít mùi hôi. Khi hấp chín cho vào nước vài củ nghệ giã nhỏ, hoặc bột quế để khử mùi tanh.
- Nhóm thức ăn làm tăng khả năng tiêu hóa, giảm mỡ máu, chống xơ vữa, chống lão hóa, điều hòa huyết áp, ngừa ung thư: Trà Giảo cổ lam, Bột Curcumin (tinh nghệ ), Bột vừng đen. Đậu nành. Dầu cá omega 3-6-9. Dấm táo mèo ( táo chát Sapa). Linh chi. Tảo Spiluna. Sữa ong chúa. Quả chanh. Gừng. Tỏi. Hoàng cung trinh nữ. Phần lớn là thức ăn tạo kiềm, cân bằng âm dương. Rau và hoa quả tươi sạch là thức ăn cân bằng axit và kiềm trong máu, , không thế thiếu với người ốm yếu.
- 2.Giảo cổ lam (cây Trường sinh ): kích thích tiêu hóa, hạ mỡ máu, chống huyết khối, ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường hệ miễn dịch, kìm hãm khối u, giảm béo, giảm tiểu đường, huyết áp tim mạch, tiêu viêm, khỏe gan, thận, tim mạch, thần kinh, chống lão hóa, làm đẹp da. Không dùng cho người bệnh huyết áp thấp.
- 3. Bột Curcumin (tinh nghệ): Curcumin làm khỏe tiêu hóa, hạ mỡ máu, tan huyết khối, tăng hồng cầu, tái tạo tế bào mới, chống lão hóa, phòng chữa bệnh ung thư, bồi bổ gan, dạ dày, bệnh viêm, hỗ trợ tim mạch, làm mịn hồng da, xóa thâm nám, chống béo phì, tăng sắc đẹp. …
Một cốc trà Giảo cổ lam đậm đặc pha Curcumin, là cốc nước dưỡng sinh rất tốt.
– 4. Bột vừng đen : Chống lão hóa, mỡ máu, Vừng đen rang sơ, xay nhuyễn ( máy sinh tố ) hoặc giã nhỏ, không muối.
- 5. Rau ngải cứu : Thái nhỏ trộn đều với trứng gà tươi, đem rán, hoặc nấu canh . Tác dụng: Thông kinh mạch, giải trược khí. Ăn xong thiền 10 phút để trược khí thoát hết.
- 6.Dấm táo mèo (táo chát Sapa) : Thức uống tạo kiềm. Táo rửa sạch, cắt núm, cho vào máy xay nhỏ với nước, tỷ lệ 1kg táo với 2,5 lít nước đun sôi để nguội. Cho bình thủy tinh đậy kín 1 tháng đem ra dùng. Hớt váng trắng như váng dưa muối không độc. Nước dấm táo là lại nước trái cây tốt nhất. Có thể dùng táo tây.
- 7. Chanh phòng bệnh ung thư: Cây chanh và trái chanh cho thấy có hiệu quả 10.000 lần hơn sản phẩm Adriamycin, một loại thuốc hóa học thường được dùng trên thế giới để làm chậm lại sự nẩy nở của tế bào ung thư. (Viện Khoa Học và Sức Khỏe, L.L.C. 819 N. Causez Strêt, Baltimore.USA)
- 8.Bột sắn dây : Thức uống tạo kiềm, làm mát cơ thể, giải nhiệt, giải độc, giảm đau, cân bằng âm dương, là vị thuốc Cát căn trong hầu hết bài thuốc. Mỗi buổi sáng dậy, hoặc tối uống 1 ly bột sắn dây rất tốt.
.- 9. Rượu tỏi : Năm 1980, WHO thông báo: Rượu tỏi chữa được 4 nhóm bệnh: 1. Thấp khớp: sưng khớp, vôi hóa các khớp xương, mỏi xương cốt. 2. Tim mạch: hở van tim, ngoại tâm thu, huyết áp cao, huyết áp thấp. 3. Phế quản: viêm phế quản, viêm họng, hen. 4. Tiêu hóa: ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày. Trĩ nội và trĩ ngoại. Đái tháo đường.
Cách làm : Tỏi khô đã bóc vỏ (không sử dụng tỏi tươi) 40gr, thái nhỏ, cho vào một lọ sạch. Rượu nếp (50 độ), lấy 100ml . Ngâm tỏi trong rượu nếp khoảng 10 ngày, thỉnh thoảng lắc lọ để tỏi có thể ngấm đều rượu. Những ngày đầu rượu vẫn nguyên màu trắng, sau dần chuyển sang màu vàng và đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu vàng nghệ, rượu tỏi đã sẵn sàng để sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần, vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần 40 giọt, tương đương với một thìa cà phê nhỏ, có thể pha nước sôi để nguội dễ uống.
-10.Tỏi, dấm và mật ong: Các bác sĩ hàng đầu đã phát hiện là sự kết hợp tỏi (garlic), dấm (vinegar) và mật ong(honey) cho ta một liều thuốc kỳ diệu có thể chữa được mọi bệnh tật từ ung thư tới viêm khớp. Những bệnh đã được chữa thành công gồm có bệnh Alzheimer, viêm khớp, cao huyết áp, vài loại ung thư, cholesterol cao, cảm lạnh, cúm, đầy hơi, chậm tiêu, nhức đầu, tim mạch, trĩ, vô sinh và bất lực, đau răng, mập phì, loét và nhiều bệnh khác nữa.
Cách pha chế: Một cup dấm, một cup mật ong và tám củ tỏi đã xắt nhỏ. Cho tất cả vào trong máy xay rồi xay với vận tốc cao trong 60 giây . Đổ hỗn hợp vào trong môt hũ, đậy kín và để trong tủ lạnh ít nhất 5 ngày.
Liều lượng bình thuờng là 2 muỗng nhỏ hỗn hợp trên đây trong một cốc nước hay nước trái cây (nước nho hay cam là tốt nhất), uống trước bữa ăn sáng. Có thể uống thêm buổi chiều tối.
- 11. Chanh gừng mật ong : Thức ăn tạo kiềm tốt nhất, thông khí, tăng sinh lực, trung hòa axit dư thừa, tăng đề kháng, phòng chữa ung thư và các bệnh cảm mạo, ho, giảm đau nhức.
Cách làm: Loại chanh đào là tốt nhất, rửa sạch ngâm nước muối sát khuẩn vỏ chanh, xong để khô ráo. Cắt đôi xếp vào lọ thủy tinh, đổ ngập mật ong, cao hơn chanh 2cm. 1kg chanh cho thêm 1thìa cơm muối hạt.
Nước gừng tươi ép sạch, ngâm cùng mật ong, tỷ lệ 1:1
Sau 1-2 tuần, hòa trộn 2 thứ trên, tỷ lệ 1:1. Bắt đầu dùng, lúc sáng sớm, buổi tối trước khi ngủ, mỗi lần 1 thìa cơm. Nếu người nóng, uống thêm bột sắn dây, hoặc giảm, ngưng dùng. Mỗi miếng chanh ngâm vào cốc nước làm nước giải khát rất ngon, ngâm được vài lần.
- 12.Cây trinh nữ Hoàng cung: Chữa trị tiêu các khối u, ung thư. Dùng cao khô Trinh nữ hoàng cung : Viên nén CRILA
- 13. Gạo lứt : Cách nấu cháo gạo lứt tiện ích : 1 tô cháo 30g- 50g, nếu gạo rang sẵn càng thơm ngon. Cho gạo vào bình giữ nhiệt 0,5 lít, đổ đầy nước sôi 100 độ, chút muối, đảo đều. Có thể cho thêm vài lát sâm, thục địa, kỷ tử, hoặc cao xương… xoay nắp kín, đặt bình nằm ngang để gạo nở hết. Sau 3h lấy cháo ra ăn thêm 2 thìa bột vừng xay nhuyễn. Tiện dùng cho người ốm, ăn sáng, hoặc đi dã ngoại, có thức ăn nóng mà không phải đun nấu. Gạo lứt ngâm nảy mầm có dinh dưỡng cao hơn gạo lứt.
Chú ý nồi, ấm nước, bình giữ nhiệt làm từ nhôm, inox rẻ tiền kém chất lượng dùng rất hại sức khỏe.
Nhóm thức ăn thần dược trên đây có sẵn mọi nơi, người nào cũng tự chế biến thức ăn tốt, phòng chữa bệnh. Người bệnh nan y phải chú ý sử dụng các loại thức ăn siêu dinh dưỡng trên, nhưng cần theo dõi sự thích hợp với từng người
ĐOÀN THANH HƯƠNG
Tư liệu minh họa :
KHÁM PHÁ VỀ GẠO LỨC
Bộ Nông Nghiệp Hoa K ỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.
Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ.
Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. “Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.”
Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế “The 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies” ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.
“Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước” Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).
Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.
Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.
Bộ Nông Nghiệp Hoa K ỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.
Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch.
Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa K ỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g , trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g .
Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch..
Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.
Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa K ỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.
Được biết, hội nghị Hóa Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.
Tham Chiếu:
- Reuters Health Information Date Published: Dec 18 2000 16:11:14
- Date Reviewed: Dec 18 2000
- ABC Science Online, Australia 19 December 2000
GIỚI THIỆU VỀ GẠO LỨC
Gạo Lức (brown rice) là một loại gạo chỉ xay bỏ trấu tức vỏ lúa chứ không bỏ mầm và cám của hạt gạo bên trong. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho biết những thực phẩm có nhiều chất xơ, như gạo lứt và các loại đậu khác có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư ruột không phải vì chất xơ mà chính là chất phytate chứa trong chất xơ. Các nhà khoa học cũng tìm thấy ở trong chất cám gạo lứt có một thứ dầu đặc biệt mang tên là tocotrienol factor TRF có khả năng chống cholesterol xấu LDL và khử trừ những chất hóa học gây ra hiện tượng đông máu. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc University of Wisconsin Hoa kỳ đã thử nghiệm trên một số người thì thấy rằng chất TRF trong cám gạo lứt đã làm giảm 12 đến 16% cholesterol trong máu. Ngoài ra, trong gạo lứt cũng có một chất dầu khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzym HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp tăng lượng cholesterol tốt HDL.
NẾP CẨM SIÊU THỰC PHẨM CHỐNG UNG THƯ MỚI
- “Nếp cẩm (nếp than) rất được ưa chuộng ở châu Á và nay sẽ là siêu thực phẩm hàng đầu tại châu Âu, hơn hẳn quả nam việt quất”, các nhà khoa học Mỹ cho biết.
Ngũ cốc này có hàm lượng đường thấp nhưng lại rất giàu chất xơ tốt cho sức khỏe và có các hoạt chất mà có thể giúp chống lại bệnh tim và ung thư, các chuyên gia cho biết.
Các nhà khoa học ở ĐH Bang Louisiana đã phân tích mẫu cám của nếp cẩm trồng tại miền Nam nước Mỹ. Họ phát hiện thấy sự tăng cường của chất chống ô-xy hóa anthocyanin.
Chất chống ôxy hóa này chính là nguyên nhân tạo ra màu nâu đen của nhiều loại rau quả, chẳng hạn như quả nam việt quất và hạt tiêu đỏ. Chúng cũng tạo màu sậm cho nếp cẩm.
Nghiên cứu cho thấy chất chống ô-xy hóa tạo màu sậm này sẽ “quét” sạch các phân tử gây hại, giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa tổn thương AND mà có thể dẫn tới ung thư.
Nhà khoa học thực phẩm, BS Zhimin Xu cho biết: “Hàm lượng chất chống ôxy hóa anthocyanin trong 1 thìa cám nếp cẩm nhiều hơn 1 thìa nam việt quất mà lại ít đường, giàu chất xơ và vitamin E hơn.
“Nếu nam việt quất giúp tăng cường sức khỏe thì tại sao nếp cẩm hay cám nếp cẩm lại không làm được việc này? Đặc biệt, cám nếp cẩm là loại nguyên liệu kinh tế và giúp tăng cường khả năng hấp thụ các chất chống ô-xy hóa nhất”.
Cách đây cả thế kỷ, nếp cẩm được coi là thức ăn cao quý mà chỉ có vua chúa mới được ăn. Ngày nay, nếp cẩm là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn của nhiều người dân châu Á, trong các món mỳ, sushi và tráng miệng.
Nhưng các nhà kinh doanh cũng có thể dùng cám nếp cẩm hay các loại cám của ngũ cốc khác để làm ngũ cốc ăn sáng, nước uống, bánh và các thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Gạo lức giàu dinh dưỡng hơn gạo trắng bởi vì có hàm lượng vitamin E và các chất chống ô-xy hóa cao hơn. Nhưng theo BS Xu, các loại gạo có màu tím hay đen là tốt cho sức khỏe hơn.
Các nhà khoa học cũng khuyên nên dùng nếp cẩm để làm chất tạo màu thực phẩm, vừa tự nhiên vừa tốt cho sức khỏe. Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy 1 số chất tạo màu có thể góp phần gây ra ung thư và các vấn đề liên quan đến hành vi của trẻ.
0 comments:
Post a Comment