Một
đoạn trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh "... không vô mình
hay diệt tận vô mình, cho đến không già chết hay diệt tận
của già và chếr (vô vô mình diệc vô vô mình tận nãi chí vô
lão tử diệc vô lão tử tận.)" là nói đến Mười Hai Nhân
Duyên. Mười Hai Nhân Duyên là lý do con người ờ trong chu kỳ
sanh từ bất tận. Chuỗi Mười Hai Nhân Duyên bao gồm: Vô Minh là
duyên (tạo điều kiện) cho Hành (hành động), Hành là duyên cho
Thức, Thức là duyên cho Danh Sắc, Danh Sắc là duyên cho Lục
Nhập (tức là sáu giác quan), Lục Nhập là duyên cho Xúc, Xúc duyên
Thọ, Thọ duyên Ái (ưa thích, ham muốn), Ái duyên Thủ, Thủ duyên
Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão Tử.
"Vô
Minh" là gì? "Vô Mình"
là sự thiếu hiểu biết . Trong ngôn ngữ hàng ngày thi gọi là
" bị lẫn lộn". Nghĩa là quý vị không hiểu rõ cái
thật. Vì quý vị bị lẫn lộn và không hiểu rõ nên mới có
những sinh hoạt mê lầm sai trái. "Sinh hoạt sai lầm"
trong ý nghĩa này là quý vị làm những điều mà đáng lý không
nên làm. Những sinh hoạt sai lầm này đưa đến nhận thức giả
tạo hay là ý thức. Ý thức dẫn đến lầm lẫn danh và sắc.
Lầm lẫn danh sắc đưa đến lầm lẫn lục nhập. Bởi con người
có sáu giác quan, dữ kiện bên ngoài đưa vào cơ thể và trí óc
qua sáu giác quan này. Từ lầm lẫn thâu nhận của giác quan,
khởi sanh lầm lẫn tiếp xúc. Khi có lầm lẫn tiếp xúc thì người
ta muốn lầm lẫn cảm thọ. Từ lầm lẫn cảm thọ sanh ra lầm
lẫn yêu thương hay ham muốn. Từ lầm lẫn ham muốn, nảy sanh
lầm lẫn nắm bắt. Một khi có lầm lẫn nằm bất, thì có lầm
lẫn thành. Từ lầm lẫn thành, người ta lại sanh. Từ sanh mà có
già và chết.
Những
nhân duyên này khởi đầu từ vô mình hay lầm lẫn. Vì con người
mê lầm từ đầu, nên mê lầm đến cuối; họ mê lầm trôi lăn
từ đời này đến đời kế, và đến đời kể họ vẫn lầm mê.
“Mười Hai Nhân Duyên” bắt đầu từ trạng thái tâm mê
muội, và giải thích nguyên nhân làm chúng ta mê muội. Tiếc
thay, người đời thường không hiểu được đạo lý này. Trong
khi thật sự “Mười Hai Nhân Duyên” dạy chúng ta rằng:
"Chúng ta chết như thế nào là tùy thuộc vào cách sống
của chúng ta.”. Không may, vì người đời không hiểu rõ, họ
đã làm ngược lại đạo lý này. Kết quả là những vấn đề
rắc rối của họ càng ngày càng lớn hơn đến nỗi họ mang
thai. Lúc đó vấn để sẽ càng rắc rối hơn nữa khi thay vì
sanh đẻ đứa bé, họ lại phá thai khi thai nhi chỉ mới được
vài tháng.
Các
dục vọng của con người, dù đó là ham muốn về thức ăn hay tình
dục, do đâu mà ra? Tất cả đều là sản phẩm của vô mình. Vô
mình chỉ là một tên khác của mê lầm. Khi niệm tưởng phát
khởi, một mong muốn hành động liền theo sau. Vì có vô minh, nên
có sinh họat tình dục. Những sinh họat tình dục mê lầm bắt
nguồn từ trạng thái bị mê lầm, đây là "Vô Minh duyên Hành".
Khi có hoạt động mê lầm thì ý thức mê lầm khởi sanh, và
khởi sự tạo nên sự phân biệt mê lầm. Ý thức này còn được
gọi là "thân trung ấm" (là thân hiện hữu trong khoảng
giữa từ lúc chết đến khi có thân kể tiếp). Khi người đàn
ông và đàn bà quan hệ tình dục, nếu thân trung ấm này có
những nhân duyên liên hệ gia đình với hai người này, thì thân
trung ấm này sẽ tìm cách sanh trở lại làm con của họ. Mối
duyên ràng buộc giữa ý thức của thân trung ấm và hai người
đang quan hệ tinh dục đó mạnh đến nỗi dù xa cả hàng ngàn
hay hàng vạn dậm, và dù chỉ có một đốm sáng nhỏ nhoi phát
ra bởi hai người lúc quan hệ tình dục, thân trung ấm sẽ thấy
ánh sáng đó và sẽ đến chỗ hai người đó để trở thành bào
thai trong lòng mẹ. Do đó mới nói rằng "Hành duyên
Thức".
“Thức
duyên Danh Sắc ". Câu này có nghĩa khi bào thai trở nên hiện
hữu thì có "danh xưng và hình tướng". "Danh"
chỉ bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức, trong khi sắc là nói đến
sắc uẩn.
Bốn
trong năm uẩn (tức là thọ, tưởng, hành, thức) hiện hữu từ
lúc trong lòng mẹ nhưng chỉ là những danh xưng; chưa thành hình.
Khi hài nhi được sinh ra, tất cả năm uẩn (tức là danh và
sắc) đều đầy đủ, sáu giác quan hay nơi để cảm nhận
(mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc giác và ý) cũng vậy.
Đây
gọi là “Danh Sắc duyên Lục Nhập". Sáu cơ quan cảm nhận nầy cùng
với sáu đối tượng của cảm nhận (hình sắc, âm thanh, mùi
vị, cảm giác xúc chạm, và đối tượng tâm thức) là khởi
sanh ý thức về cái thấy, cái nghe, mùi, vị, xúc chạm và ý nghĩ.
Khi tất cả sáu cơ quan cảm nhận hiện hữu đầy đủ, đứa bé
bắt đầu biết liên hệ tiếp xúc với ngọai cảnh Vì thế, nên
mới nói: "Lục Nhập duyên
Xúc". Sau khi có sự tiếp xúc, đứa bé bắt đầu có cảm giác
thọ nhân tiếp xúc; ví thế "Xúc duyên Thọ". Khi có
cảm thọ, lòng yêu thích phát khởi (như là ưa thích hoàn cảnh
vui sướng dễ chịu, và ghét hoàn cảnh không vừa ý). Vì thế,
"Thọ duyên Ái (ưa thích)”. Sau khi sự ưa thích khởi sanh, đứa
bé mong muốn để tìm kiếm và nắm bắt những gì nó thích. Vì
thế " Ái duyên Thủ (nắm bắt)". Sau khi đã sở hữu cái
mình ham muốn, việc nắm bắt sở hữu nầy đưa đến sự hình
thành (trong dục giới, sắc giới hay vô sắc giới). Vì thế
gọi là "Thủ duyên Hữu". Bước kế tiếp là "
Hữu duyên Sanh "; nghĩa là do sự nắm bắt và bám chấp,
lại có sự tiếp tục tái sinh. Sau cùng " Sanh duyên Lão Tử
(già và chết)". Sau khi Sanh thì sẽ đến Già và Chết . Toàn
bộ diễn trình này là vòng quay "Mười Hai Nhân Duyên”.
Nếu
không có Vô Minh thì sẽ như thế nào? Thì sẽ không có Hành
(sinh hoạt). Nói một cách khác, khi Vô Minh bị tiêu diệt, thi Hành
bị tiêu diệt. Khi Hành bị tiêu diệt thì Thức bị tiêu diệt.
Khi Thức bị tiêu diệt thi Danh Sắc bị tiêu diệt. Khi Danh Sắc
bị tiêu diệt thì Lục Nhập bị tiêu diệt. Khi Lục Nhập bị
tiêu diệt thi Xúc bị tiêu diệt. Khi Xúc bị tiêu diệt thi thì
Thọ bị tiêu diệt. Khi Thọ bị tiêu diệt thì Ải bị tiêu
diệt. Khi Ải bị tiêu diệt thị Thủ bị tiêu diệt. Khi Thủ
bị tiêu diệt thì Hữu bị tiêu diệt. Khi Hữu bị tiêu diệt thì Sanh, Lão và Tử
đều bị tiêu diệt. Đó là cách để chấm dứt
chu kỳ Mười Hai Nhân Duyên. Do đó mới nói rằng: “Không vô
minh tận vì tự tánh không”.
Khi
tất cả mười hai nhân duyên liên hệ lẫn nhau nầy ngưng hiện
hữu thì giống như bầu trời trong vắt xa thắm vạn dậm,
giống như ánh trăng vằng vặc phản chiếu trên mặt nước
trong. Nếu quý vị thật sự hiểu thấu đáo “Mười Hai Nhân
Duyên” thì sẽ thấy giống như uống nước, khi quý vị khát nước
và uống nước vào, thì quý vị sẽ tự mình biết được là nước
đó nóng hay lạnh. Nếu quý vì không thật sự dụng công để tu
hành và tỉnh ngộ hiểu được đạo lý “Mười Hai Nhân Duyên”
thì thật vô dụng dù cho quý vị có nói rằng “Ồ, Mười hai nhân
duyên là tất cả đều không, không, không!".
Hòa
Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng
(Trích
trong “Bát
Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phi Đài Tụng Kệ” )
0 comments:
Post a Comment