Saturday, December 8, 2012

Nhận Thức Của Một Bác Sĩ Tâm Lý ( về qủa báo của việc phá thai )

Bác Sĩ Tâm Lý  - Trang Nhã Trinh (Ya-Jen Chuang)
 
Sau khi nghe những câu chuyện của một bệnh nhân bị Rối Loạn Lưỡng Cực, tôi nhận thức ra tại sao Hòa Thượng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trì giới ....
Tôi làm quen với những bài thuyết giảng của Hòa Thượng vào khoảng bốn năm về trước, vào khoãng thời gian này tại Đài Loan đang có dịch bệnh SARS.  Thật ra, bệnh SARS giống như các loại bệnh về hô hấp rất nguy hiểm và dễ lây mà Hòa Thượng đã đề cập trong những bài thuyết pháp.  Là người làm việc trong ngành sức khỏe, tôi có nỗi lo sợ mỗi khi ra khỏi bệnh viện nơi tôi đang làm việc. Bởi vì tôi có thể bị cách ly nếu tôi bị cơn sốt dù là loại nhẹ nhất, do đó tôi rất ít đi đến bất cứ nơi nào. Vào lúc đó dì tôi gửi cho tôi những sách báo có những bài thuyết giảng của Hòa Thượng và tôi bắt đầu nghiên cứu những bài giảng này.  Hòa Thượng nói rằng những người trì tụng Chú Đại Bi và Chú Lăng Nghiêm sẽ không bi bệnh dịch lây nhiễm, từ đó tôi học Chú Lăng Nghiêm.  
Khi tôi đọc những bài thuyết giảng của Hòa Thượng, tôi kinh ngạc về cách Ngài nói lên chân lý và xiển dương đạo đức, Ngài không theo những lề thói truyền thống để vừa lòng người.  Tôi sống trong xã hội Đài Loan nơi chân lý trở nên hiếm hoi trong khi đó dối trá thì mỗi ngày mỗi gia tăng. Lòng kính trọng của tôi đối với Hòa Thượng khởi lên một cách tự nhiên.  Lời giảng dạy của Ngài hướng dẫn tôi qua những khó khăn và những tình huống dễ lầm lẫn trong nghề nghiệp của tôi, đã chuyển hóa tôi từ một người chưa bao giờ đụng đến Kinh điển thành con người mong muốn khám phá kho tàng Kinh điển quý báu, và giúp tôi hiểu những bệnh tâm thần từ quan điểm Phật Giáo.  Ngài cũng chỉ ra cho tôi sự sai lầm của việc xem nhẹ giới luật và thay vào đó đã cho tôi hứng khởi để học hỏi và trì giới.  
Sau khi tốt nghiệp, tôi đi vào ngành chuyên môn của mình với những mong đợi đầy lý tưởng.  Tôi được làm việc bên cạnh những bác sĩ phân tâm thâm niên và đầy kinh nghiệm ở bệnh viện mà tôi hằng kính trọng. Thế nhưng, một hôm tôi nhận ra những đồng nghiệp của tôi đã dùng sự hồn nhiên và kính trọng tha nhân của tôi như là một yếu điểm để lợi dụng. Tôi đã trãi qua trạng thái tâm lý bất ổn cao độ.  Tôi bắt đầu tự hỏi có phải muốn thành công trong ngành của tôi, ngoài việc phát triển chuyên môn, tôi cần phải học cách lợi dụng yếu điểm của người khác để có lợi cho mình.  Tuy nhiên, tôi biết tôi không thể làm được điều đó. May mắn thay, Hòa Thượng nhấn mạnh sự quan trọng của việc tuân theo các quy tắc về đạo đức và luân lý. Ngài cũng chỉ ra rằng chúng sinh sống trong thời mạt Pháp rất thường hay tranh chấp; do đó những hành vi nhằm làm lợi mình trên sự thiệt hại của người khác rất phổ biến.  Những giảng dạy của Ngài đã tái xác nhận niềm tin ban đầu của tôi và cho phép tôi phân biệt rõ ràng giữa cái đúng và cái sai trong chỗ làm việc, cho nên tôi không còn bị phiền toái bởi những tranh giành hay thị phi.  
Lớn lên ở Đài Loan, là sinh viên tôi phải học những sách cổ Trung Hoa (viết bằng chữ Hoa cổ điển).  Tuy nhiên, tôi không hiểu nhiều lắm.  Tôi đã phải đoán mò trong những kỳ thi cho những lớp này.  Trước khi gặp lời dạy của Hòa Thượng, tôi đã học giáo lý Phật pháp, đã tham dự nhiều Pháp Hội thiền và niệm Phật; nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc học Kinh.  Vì Kinh viết bằng chữ Hoa cổ điển, tôi tưởng rằng tôi sẽ không thể nào hiểu được trong kiếp này.  May mắn thay, Hòa Thượng đã dùng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu khi giảng Kinh, vì thế tôi thể nghiệm được rằng sự súc tích của Kinh đã vượt xa kiến thức thế gian của chúng ta. Tôi cũng nhận thức được rằng Kinh đang nói về cách chúng ta suy nghĩ và hành động ngay trong đời sống hàng ngày, và sự nhận thức này khơi dậy lòng thich thú của tôi muốn nghiên cứu Kinh điển và mong muốn khám phá cái kho tàng Kinh điển này.  
Là một bác sĩ phân tâm lâm sàng (làm việc trực tiếp với bệnh nhân), tôi đã gặp vài trường hợp bệnh tâm thần không thể chữa tri được; ngay cả sau khi dùng tất cả các phương pháp tâm lý trị liệu và những thuốc mới nhất.  Khi gặp những bệnh nhân như thế, tôi không thể giúp gì cho họ, do đó tôi cảm thấy phẫn nộ và bất lực.  Hòa Thuợng có nói rằng những người bi rối lọan tâm thần thường là do phạm những nghiệp chướng trầm trọng, do đó những chúng sinh mà họ đã gây hại hay thiếu nợ cứ theo đuổi họ để tìm cách trả thù hay đòi nợ. Hơn nữa, con người cần có công đức và căn lành mới gặp được thiện Pháp.  Dựa trên đạo lý này, khi thảo luận với các bệnh nhân của tôi về những sinh hoat hằng ngày của họ, tôi chú trọng khuyến khích họ làm những việc thiện nhiều hơn, như làm các việc thiện nguyện, điều đó sẽ giúp họ tạo công đức.  Tôi cũng can ngăn họ để đừng phí phạm thì giờ đi tìm những khoái lạc.   
Hòa Thượng cũng đề cập rằng “đồng tính luyến ái” là sai trái.  Tuy nhiên trong khoa phân tâm học, vấn đề đồng tính luyến ái không còn được xem là một lệch lạc tâm thần nữa.  Tôi cũng có một số bạn bè và bệnh nhân là “đồng tính luyến ái”.  Tôi nhớ trong một bài thuyết giảng của Thầy Hằng Thật có nói rằng khi Hòa Thượng gặp những người đồng tính luyến ái, Ngài sáng suốt và từ bi giúp họ về phương diện giảm thiểu dục tính.  Tôi theo lời dạy này như là hướng dẫn trong việc điều trị bệnh nhân hay giao tiếp với những bạn bè đồng tính luyến ái.  Trên thực tế, không phải tất cả kiến thức đều đúng.  Vì thế, tôi rất may mắn được học Phật pháp và những giáo pháp của Hòa Thượng, và sử dụng các giáo pháp này để tham cứu và suy tư về những kiến thức thế gian mà tôi dùng hằng ngày.  
Trước kia tôi không hiểu các lý do của việc giữ giới, do đó tôi đã hoài nghi về việc giữ giới.  Tôi tự hỏi, nếu tôi giữ giới chỉ vì những người khác đều làm như thế, thi làm sao việc giữ giới gíup tôi trong việc tu hành. Tuy nhiên, sau khi biết được Hòa Thượng nhấn mạnh về việc giữ giới và lắng nghe những câu chuyện của bệnh nhân, tôi đã hiểu đuợc sự quan trọng của việc giữ giới.  
Tôi xin chia sẻ với quý vị về những câu chuyện của một số bệnh nhân của tôi. Tôi có một bệnh nhân chừng bốn mươi tuổi bị Rối Lọan Lưỡng Cực Lọai I.  Ông kể cho tôi nghe là khi còn trẻ, ông nghi ngờ người bạn gái của ông không chung thủy, và không cần bằng chứng, ông đã giết người bạn gái.  Ông bị án tù, sau khi mãn hạn tù ông bắt đầu một cuộc đời mới. Ông làm việc rất siêng năng, lập gia đình và nuôi nấng hai đứa con mà ông rất thương yêu.  Nhưng đến khi ông có thể hưởng thành quả do công sức siêng năng của mình thì ông ngã bệnh.  Ông được chẩn đoán là bị Rối Lọan Lưỡng Cực Lọai I. Sự rối lọan tâm thần này là một loại bệnh tâm thần trầm trọng, cơ hội bình phục rất mong manh.  Vợ ông nộp đơn ly dị và mang mấy đứa con đi mất.  Kết quả là người bệnh nhân này đau khổ cùng cực.  
Một thí dụ khác là về một số nữ bệnh nhân bị Rối Lọan Lưỡng Cực Lọai II.  Khi tôi hỏi họ đã từng phá thai trong quá khứ hay không thì mới biết rằng bảy người trong số mười người này đã từng phá thai.  Loại bệnh Rối Lọan Lưỡng Cực này có hai giai đọan: Giai đoạn Thích Đến Khùng Điên va Giai đoạn Buồn Đến Vô Vọng.  Khi đang ở trong Giai đoạn Thích Đến Khùng Điên thi bệnh nhân cảm thấy hưng phấn, luôn tìm cách thỏa mãn những ao ước khác nhau và không cần biết những hậu quả nguy hại có thể xảy đến do hành động của mình.  Ví dụ, họ có thể mua sắm không kềm chế được và cuối cùng bị ngâp nợ, hoặc họ qua đêm với người lạ mặt.  Khi trong Giai đoạn Buồn Đến Vô Vọng, bệnh nhân cảm thấy buồn chán, vô vọng. Vô vọng đến độ họ thấy đời sống không giá trị hay không còn ý nghĩa.  Những cảm giác này có thể đưa họ đến tự vận.  
Một câu chuyện để lại một ấn tượng sâu đậm trong tôi là về một người đàn bà trẻ đẹp có người chồng luôn yêu thương bà và hai đứa con ngoan.  Sau nhiều năm làm việc chuyên cần, sau cùng người bệnh nhân và chồng có được cuộc sống tốt đẹp, có nhà, xe hơi và con cái.  Chẳng may, người vợ mắc chứng Rối Lọan Lưỡng Cực Lọai II. Bà phải nhập viện mấy lần, nhưng những trị liệu đều không hiệu quả lắm.  Mặc dù bà biết làm sao để sống một đời sống bình thường nhưng lại không làm được bởi vì mắc bệnh này.  Khi tôi hỏi đến câu hỏi là bà đã từng phá thai hay không thì bà bảo tôi rằng trước khi kết hôn, bà đã một lần có thai, vì họ chưa kết hôn và sợ việc có thai ngoài hôn nhân sẽ làm cha mẹ bị mang tai tiếng nên họ đã chọn phá thai thay vì giữ lại thai.  
Một thí dụ khác về một bệnh nhân chừng ba mươi tuổi bị bệnh Rối Loạn Trầm Cảm Nặng cứ tái đi tái lại.  Cô bệnh nhân có một gia đình đàng hòang.  Chồng cô là kỹ sư vi tính biết chăm sóc vợ và hai con.  Con gái của cô mới chỉ học tiểu học, nhưng cô bé rất hiểu biết.  Mỗi khi cô phải nhập viện, cô bé đều gửi thơ qua ba cô bé nhờ nhắn với mẹ là cô yêu và nhớ mẹ lắm. Sau khi cô về nhà, con của cô ở bên cạnh cô để bầu bạn, khuyến khích và làm cô hài lòng với cung cách xử sự rất ngoan của con.  Tuy nhiên, khi cô có triệu chứng lên cơn bệnh trầm cảm, cô luôn tự hành xác.  Mỗi khi cảm thấy thật buồn bực hay đau khổ, cô tự tông mình vào tường hay tự cắt mình; và tự giải tỏa nỗi đau trong tâm thần bằng cái đau thể xác.  Trong những thời kỳ trạng thái bất thường gia tăng, cô làm như vậy mỗi ngày.  Khi được hỏi, cô cho biết cô đã từng phá thai. Mặc dù tôi không biết có phải bệnh tình của cô phát sinh từ việc phá thai hay không, nhưng tình trạng của cô ấy thật đáng buồn.  
Sau khi nghe những câu chuyện này, tôi nhận thức được tại sao Hòa Thượng nhấn mạnh tầm quan trong của việc giữ giới.  Nếu con người có thể giữ giới, thì những việc giết hại đó sẽ không xảy ra, và họ sẽ không phải chịu đựng sự đau khổ của quả báo. Do đó, tôi quyết tâm học và giữ giới.  Năm nay tôi có đủ may mắn được thọ Bồ Tát Giới ở chùa Vạn Phật Thánh Thành.
Mặc dù tôi chưa bao giờ được diện kiến Hòa Thượng, nhưng giáo lý của Ngài không ngừng hướng dẫn tôi vào con đường đúng đắn trong cuộc đời. Tôi tin vào tất cả các chỉ dẫn của Hòa Thượng, và từng bước cố gằng đem thực hành những điều Ngài giảng day.
 

0 comments:

Post a Comment