Thursday, October 18, 2012

Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới

Gần đây có một số chị bị bỏ "bùa", bị điều khiển làm những việc như
đưa hết tiền bạc hoặc thậm chí bị hiếp. Thật ra đây chẳng phải bùa mê
thuốc lú gì nhưng chính là tác hại của một loại cây phát xuất từ
Columbia. Theo lời một số nạn nhân thì bọn gian thường xuất hiện ở
Costco, hoặc ngay tại nhà thờ và thường hỏi thăm cách thức trao tặng
tiền bạc cho các hội từ thiện. Thường khi nghe những tin "lành" như
thế, giới phụ nữ thường hân hoan giúp đỡ tận tình, Và kết quả là nạn
nhân bị mê đi, đưa hắn về nhà, lấy hết tiền bạc và nữ trang giao cho
hắn. Khi tỉnh thuốc thì hỡi ôi. (nên bỏ thì giờ xem clip ở dưới cùng)


Đã có 2 người đàn bà VN (ở ngay tại San Jose) mà tôi quen biết là nạn
nhân của loại thuốc mê này. Bị mất tiền bạc, nữ trang và đã khai báo
với cảnh sát. Theo lời nạn nhân, nên cẩn thận nếu một người đàn ông da
ngăm ngăm (Trung đông, Nam Mỹ) tiến đến gần hỏi thăm làm thế nào để
trao tiền cho các cơ quan từ thiện, hoặc nhờ đưa đến gặp cha xứ để
trao tiền. Bọn hắn thường cầm một bọc lớn, hé hé cho thấy bên trong
toàn tiền.

Nên báo cho các bà ngay để đề phòng.

Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới

Một cuốn phim tài liệu mới đây đưa ra tiết lộ về loại thuốc đáng sợ
nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí
nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.

Loại thuốc có tên Scopolamine hay còn gọi là ‘Hơi thở của quỷ” có
nguồn gốc từ cây Borrachero, loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota,
Colombia.


Trong tự nhiên, loại cây này tự sản sinh và phát tán chất Scopolamine.
Các bà mẹ nơi đây thường dặn con phải cẩn thận với những bông hoa màu
vàng và trắng rất đẹp của loại cây này bởi phấn hoa có khả năng gây ra
“những giấc mơ kì lạ”.


Chiết xuất từ hạt Borrachero không màu, không mùi và không vị không
chỉ tạo ra “những giấc mơ kì lạ”. Đặc tính dễ tan trong nước, những
tên tội phạm dùng chất này cho vào thức ăn, nước uống của nạn nhân.


Hãng tin Reuters cho biết, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức và trở
nên ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút
sạch tiền để đưa cho những tên tội phạm. Đặc biệt, những người phụ nữ
bị bỏ thuốc “hơi thở của quỷ” trong nhiều ngày, bị hãm hiếp và bán vào
nhà chứa.


Anh Ryan Duffy, phóng viên của hãng tin VICE đã đến Bogota, Colombia
làm một phóng sự mang tên “Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới”. Đoạn
phóng sự dài 35 phút của anh được đăng trải trên Youtube vào hôm 11-5
đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.


Tiến sỹ Stephen M.Pittel, nhà tâm lý học pháp y và cũng là người tiên
phong nghiên cứu về văn hóa thuốc ở San Francisco có viết: “các báo
cáo hàng ngày cho thấy nhiều vụ cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc… ở Mỹ và
Canada có liên quan đến thuốc Burundanga, một dạng khác của
Scopalamine vốn được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua ở Columbia trong
các nghi lễ bản địa”.



Tiến sỹ cho biết thêm: “Thông thường, những tên tội phạm bí mật bỏ
thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân. Nạn nhân đưa
toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn rút cả tiền ngân
hàng để đưa cho chúng. Khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn
toàn không kẻ đó là ai”. Đó là lý do tại sao những năm gần đây, Bộ
Ngoại giao Mỹ đưa ra cảnh báo đối với du khách, cẩn thận với “những
tên tội phạm ở Colombia sử dụng thuốc vô hiệu hóa tạm thời khách du
lịch”.


Chỉ một lượng nhỏ thuốc là có thể “sai khiến” được nạn nhân trong khi
lượng lớn hơn có thể gây bất tỉnh ngay lập tức và gây mất trí nhớ. Bộ
Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đưa ra lời khuyên cho du
khách đến các vùng nông thôn Colombia. Theo đó, du khách phải cẩn
thận, tránh đến các quán bar một mình, cẩn thận với nước uống và đồ ăn
nơi đây.


Ngay cả trên website của Bộ Ngoại giao Colombia cũng có lời cảnh báo
khách du lịch đến Colombia “cẩn thận với chất Scopolamine, thường được
gọi là Burundanga khi chúng được hòa với sữa, nước, thuốc lá hay qua
đường hô hấp”. Thuốc thường được những tên trộm và bắt cóc dùng trong
các quán rượu địa phương. Colombia cũng nổi tiếng là đất nước có tỉ lệ
bắt cóc cao nhất thế giới.

0 comments:

Post a Comment