Thưa quý huynh đệ ! Càng ngày phong trào tìm hiểu Phật Pháp càng nhiều, nhưng chúng ta tìm những kinh sách về giáo nghĩa Phật giáo thì dễ, còn tài liệu nói về Vũ trụ thì hơi khó, có lẽ do vậy nên có một số bạn ngỡ ngàng khi nghe một số thuật ngữ … Nhân dịp đầu xuân hoanganthi tôi xin lược ghi sách xưa, đưa lên diễn đàn cho quý huynh đệ nào trước đây chưa biết - định hướng xuất hành đầu năm để khỏi phải hỏi đường trong Tam Giới…
-Theo cái nhìn Phật giáo một thế giới gồm :
A/- Bốn châu lớn : Đông Thắng Thần châu – Tây Ngưu Hóa châu – Bắc Câu Lô châu và Nam Thiệm Bộ châu ( quả địa cầu chúng ta đang ở thuộc châu này)
B/- Mặt trời, mặt trăng ( Nhật, Nguyệt)
C/- Núi Tu Di
D/- Cõi trời Dục giới
E/- Cõi trời Sắc giới
F/- Cõi trời Vô sắc giới.
Trong Pháp giới có hằng hà sa số thế giới như vậy – cứ hợp 1.000 thế giới thành một Tiểu Thiên thế giới .
1000 Tiểu Thiên thế giới thành một Trung Thiên thế giới
1000 Trung Thiên thế giới thành một Đại Thiên thế giới hay Tam Thiên Đại Thiên thế giới.
Một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới có 1.000 triệu thế giới nhỏ : Đó là cảnh hóa độ của một vị Phật.
Nhưng kinh điển ghi rõ : chư Phật thì hằng hà sa số, nên số Tam Thiên Đại Thiên thế giới cũng hằng hà sa số.
Một Tam Thiên Đại Thiên thế giới gồm 28 tầng trời, chia làm 3 cõi ( Tam giới) :
- Dục giới : gồm 6 tầng trời tính từ thấp nhất lên : Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại. Chư thiên cõi này còn nặng lòng tham.Trên cõi Dục giới là cõi Sắc giới.
- Sắc giới: gồm 18 tầng tính từ thấp lên : Phạm Chúng, Phạm Phụ, Đại Phạm, Thiên Quang, Vô Lượng Quang, Quan Âm, Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Biên Tịnh, Vô Văn, Phước Sanh, Quảng Quả, Vô Tưởng, Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Kiến, Thiện Hiện, Sắc Cứu Kính. Chư Thiên cõi này lòng tham đã nhẹ nhưng lại hay sân. Trên cõi Sắc giới là cõi Vô Sắc Giới.
- Vô Sắc giới: gồm 4 tầng : Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Phi Tưởng Xứ. Chư Thiên cõi này tham, sân đã rất nhẹ nhưng lại sống trong một trạng thái mơ mơ màng màng mà nhà Phật gọi là Si.
Một ngày một đêm ở cõi trời Đao Lợi bằng 100 năm ở cõi người.
Tuổi thọ của chư Thiên trời Phạm Chúng là nữa Trung Kiếp hay 10 Tiểu kiếp hay 16.800.000 x 10 = 168.000.000 năm ( một trăm sáu mươi triệu tuổi )
Dưới các tầng trời của chư Thiên là cảnh giới của chư Thần (A Tu La) có tài hay phép lạ nhưng tính tình hay nóng giận , tranh đấu. Có khả năng đi vào các cõi khác để giúp đỡ hay khuấy phá .
Dưới cõi A Tu La là cõi người chúng ta đang sống.
Theo thứ bậc thì dưới cõi người là cõi Súc Sinh , Ngạ Quỷ, Địa Ngục.Ba cõi này gọi là Tam Đồ Ác Đạo. Và đều có nhiều tầng tùy theo nghiệp thức chúng sinh mà hóa hiện.
Ví như về giống người thì lại có :
Nhân Thiên : Người tu tập cao
Nhân Nhân: Người hòa nhã ít muốn tranh đấu
Nhân ATu La : Người hướng thiện nhưng tâm hay nóng giận
Nhân Súc Sanh : Người thích ăn chơi nhiều lòng dục
Nhân Ngạ Quỷ : Người chịu cảnh đói khát
Nhân Địa Ngục : Người bị khổ vì giam cầm tù tội.
Các tính chất trên ở cõi nào cũng có nhưng nhiều hay ít mà thôi.
Các cảnh Địa Ngục Ngạ Quỷ thì nhiều sách vở nói rồi nên chỉ giới thiệu sơ qua mà thôi
-Theo cái nhìn Phật giáo một thế giới gồm :
A/- Bốn châu lớn : Đông Thắng Thần châu – Tây Ngưu Hóa châu – Bắc Câu Lô châu và Nam Thiệm Bộ châu ( quả địa cầu chúng ta đang ở thuộc châu này)
B/- Mặt trời, mặt trăng ( Nhật, Nguyệt)
C/- Núi Tu Di
D/- Cõi trời Dục giới
E/- Cõi trời Sắc giới
F/- Cõi trời Vô sắc giới.
Trong Pháp giới có hằng hà sa số thế giới như vậy – cứ hợp 1.000 thế giới thành một Tiểu Thiên thế giới .
1000 Tiểu Thiên thế giới thành một Trung Thiên thế giới
1000 Trung Thiên thế giới thành một Đại Thiên thế giới hay Tam Thiên Đại Thiên thế giới.
Một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới có 1.000 triệu thế giới nhỏ : Đó là cảnh hóa độ của một vị Phật.
Nhưng kinh điển ghi rõ : chư Phật thì hằng hà sa số, nên số Tam Thiên Đại Thiên thế giới cũng hằng hà sa số.
Một Tam Thiên Đại Thiên thế giới gồm 28 tầng trời, chia làm 3 cõi ( Tam giới) :
- Dục giới : gồm 6 tầng trời tính từ thấp nhất lên : Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại. Chư thiên cõi này còn nặng lòng tham.Trên cõi Dục giới là cõi Sắc giới.
- Sắc giới: gồm 18 tầng tính từ thấp lên : Phạm Chúng, Phạm Phụ, Đại Phạm, Thiên Quang, Vô Lượng Quang, Quan Âm, Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Biên Tịnh, Vô Văn, Phước Sanh, Quảng Quả, Vô Tưởng, Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Kiến, Thiện Hiện, Sắc Cứu Kính. Chư Thiên cõi này lòng tham đã nhẹ nhưng lại hay sân. Trên cõi Sắc giới là cõi Vô Sắc Giới.
- Vô Sắc giới: gồm 4 tầng : Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Phi Tưởng Xứ. Chư Thiên cõi này tham, sân đã rất nhẹ nhưng lại sống trong một trạng thái mơ mơ màng màng mà nhà Phật gọi là Si.
Một ngày một đêm ở cõi trời Đao Lợi bằng 100 năm ở cõi người.
Tuổi thọ của chư Thiên trời Phạm Chúng là nữa Trung Kiếp hay 10 Tiểu kiếp hay 16.800.000 x 10 = 168.000.000 năm ( một trăm sáu mươi triệu tuổi )
Dưới các tầng trời của chư Thiên là cảnh giới của chư Thần (A Tu La) có tài hay phép lạ nhưng tính tình hay nóng giận , tranh đấu. Có khả năng đi vào các cõi khác để giúp đỡ hay khuấy phá .
Dưới cõi A Tu La là cõi người chúng ta đang sống.
Theo thứ bậc thì dưới cõi người là cõi Súc Sinh , Ngạ Quỷ, Địa Ngục.Ba cõi này gọi là Tam Đồ Ác Đạo. Và đều có nhiều tầng tùy theo nghiệp thức chúng sinh mà hóa hiện.
Ví như về giống người thì lại có :
Nhân Thiên : Người tu tập cao
Nhân Nhân: Người hòa nhã ít muốn tranh đấu
Nhân ATu La : Người hướng thiện nhưng tâm hay nóng giận
Nhân Súc Sanh : Người thích ăn chơi nhiều lòng dục
Nhân Ngạ Quỷ : Người chịu cảnh đói khát
Nhân Địa Ngục : Người bị khổ vì giam cầm tù tội.
Các tính chất trên ở cõi nào cũng có nhưng nhiều hay ít mà thôi.
Các cảnh Địa Ngục Ngạ Quỷ thì nhiều sách vở nói rồi nên chỉ giới thiệu sơ qua mà thôi