Khi
tâm đã an định thì bỏ sự chú tâm theo dõi hơi thở và bắt đầu tu quán
(vipassana). Quán rõ thân và tâm này chỉ là năm uẩn (khandhas) tức là sắc, thọ,
tưởng, hành và thức hợp thành. Quán rõ các uẩn đó sinh, trụ và diệt như thế nào
và thấy rõ tính cách của chúng là Vô thường, Khổ và Vô ngã (Anicca, Dukkha,
Anatta). Thấy rõ được như vậy là thấy chân lý về thân và tâm, tức là đạt được
trí huệ (wisdom). Nhiều người có quan niệm không đúng khi cho rằng có Ðịnh là
đương nhiên có Huệ. Ngoại đạo hay tà đạo cũng đạt tới mức Ðịnh cao nhưng vẫn
không đạt được Huệ. Theo pháp Thiền này, khi biết quán đúng thì hành giả thấu
hiểu được bản chất của tâm, thấy rõ tâm đó vốn thanh tịnh, chỉ có những cảm
giác sướng, khổ nổi lên. Vì vậy như khi hành giả cảm thấy khổ, thì chỉ cần ghi
nhận có cảm giác khổ xẩy ra chứ không đồng hóa tâm mình với cảm giác đó. Hành
giả không còn thấy muốn bám níu vào cảm giác nào, dù cảm giác sướng cũng vậy.
Chỉ cần ghi biết có một cảm giác hiện ra, biết cảm giác đó sẽ theo luật vô thường
là nó đến rồi sẽ biến đi, đồng hóa với nó là chuốc lấy khổ, vì vậy chẳng bám mà
cũng chẳng cần diệt nó. Thông thường chúng ta thấy điều nào hay thì giữ lại,
nhưng tu Thiền thật sự là dù điều hay, điều dở cũng bỏ hết. "Cuối
cùng thì phải ném đi hết. Nếu điều nào sai, ném đi; điều nào đúng, cũng ném
luôn."[2] Khi đã đạt Huệ thì thấy rõ tất cả những điều
như sướng/khổ, yêu/ghét, vui/buồn, phải/trái, hơn/thua .... đều chỉ là những
cảm giác, có tính cách Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã nên đều đáng buông xả hết.
Pháp Thiền này là: "Trước hết, biết chú tâm theo dõi hơi thở là tu
Giới (Sila), theo dõi hơi thở cho đến khi tâm định là tu Ðịnh (Samadhi), quán
thấy hơi thở có tính cách Vô thường, Khổ và Vô ngã và không còn tham luyến gì
là tu Huệ (Panna)".[1] Tu được Giới, Ðịnh, Huệ là đã tu
Bát Chánh Ðạo (Eightfold Path), là con đường Giải thoát. "Người nào
tu hành và đạt được chân lý này thì người đó sẽ thành Phật."[2]
Ðại đức nói thành "Phật" là thành "người giác ngộ" (One Who
Knows), danh từ này thường được nhắc nhở nhiều lần. Ðại đức cũng giảng: "Thấy
Thiên nhiên (Nature) là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Thiên nhiên. Pháp là Thiên
nhiên, cho nên không có gì mà không phải là Pháp." [2]
"Tâm là Pháp" (The mind is Dhamma)[2] Thiên nhiên
đây có nghĩa là tất cả các sự vật về vật chất cũng như về tinh thần. Vì vậy tu
hành là biết rõ tâm này, cũng là biết các Pháp. Cũng có thể hiểu chữ Nature (do
các tác giả dịch từ tiếng Thái lan ra) theo từ ngữ Thiền tông là Tánh, tức bản
thể của mọi vật. Việc tìm tòi, học hỏi kinh điển chỉ là phương tiện để biết tâm
này thôi. Tại mỗi khóa Thiền, đại đức thường yêu cầu các thiền sinh dẹp bỏ tất
cả sách vở, dù là kinh điển, để chỉ chú tâm vào việc tu tập, quán xét, tìm hiểu
tâm mình. Ðại đức không bác bỏ kinh điển, mà chỉ muốn cho chúng ta không nên
quá chú tâm vào việc tìm hiểu kinh điển mà không chú ý tới việc thực nghiệm tu
hành. Những điểm căn bản của giáo lý vẫn thường được đại đức nhắc nhở nhưng
không quá chi tiết về những từ ngữ cao xa, bóng bẩy hay huyền bí. "Sự
hiểu biết do hành Thiền với một tâm an tịnh khác xa với sự hiểu biết do học
hỏi."[2]"Ðừng đọc sách! Hãy đọc ngay tâm mình. [1]"
"Phật pháp không phải là ở trong sách. Nếu muốn thực sự thấy lời Phật dạy
thì đừng tìm ở trong sách. Hãy quán xét ngay chính tâm mình. Quán xem các cảm
giác đến và đi, các ý nghĩ đến và đi. Ðừng bám níu vào bất cứ cái gì. [4]"
Tuy vậy cũng nên lưu ý là nếu không may mắn được gặp những vị thầy chân chánh,
như Ajahn Chah, mà gặp những thầy tà, ngoại đạo rồi chê bai kinh điển thì không
khỏi lầm đường, lạc lối.
---o0o---
Tóm tắt
"Yếu
chỉ của việc tu hành rất là giản dị, không cần phải giải nghĩa dài dòng. Buông
xả mọi điều yêu và ghét, mọi sự vật thế nào thì chỉ coi chúng như vậy. Ðó là
tất cả kinh nghiệm của bản thân tôi. Ðừng cố để "trở thành" một cái
gì. Ðừng biến đổi mình thành một cái gì. Ðừng coi mình như một người đang hành
Thiền. Ðừng muốn trở thành người giác ngộ. Khi ngồi, chỉ biết ngồi, khi đi chỉ
biết đi. Không bám chấp vào bất cứ gì. Không chống chọi lại bất cứ gì."[3] Lời giảng mới nghe thì thật khó hiểu nhưng đã biểu lộ sự
thâm sâu pháp Thiền của đại đức. Khó hiểu vì người nào khi tu hành cũng muốn
thành công, đạt được mục đích nào đó và cũng hiểu là khi tu thì phải bỏ những
tật xấu, lỗi lầm xưa nay để được cái gì cao quý hơn. Nhưng theo những lời giảng
đó thì đại đức cho rằng tu như vậy là sai lầm cả sao. Tuy vậy nếu coi kỹ thì
thấy những lời đó không sai lạc với lời dạy của đức Phật trong kinh 'Bốn mươi
hai chương': "Cúng một trăm người thiện không bằng cúng một người
trì năm giới. .... Cúng một trăm triệu đức Phật, không bằng cúng một vị vô
niệm, vô trụ, không tu, không chứng." 'Không tu' là không thấy có
gì để mình trở thành, 'không chứng' là không thấy có gì để chứng. Kinh Pháp Hoa
chỉ rõ tất cả chúng sinh đều sẵn có Tri kiến Phật, tức Phật tánh, không phải là
tu hành rồi mới có. Mà nói sẵn có thì đâu có phải khi tu là được, là đắc gì.
Nhưng hiểu như thế thì những người không tu hành hoặc lười biếng tu hành có cớ
vin vào đó để không tu thì thật là hết sức sai lầm. Ngoài ra còn có những người
đã tu hành tới mức nào đó mà tự mãn cho như thế là mình đã chứng đắc rồi. Còn
thấy có "mình" tức còn chấp Ngã, thấy có "chứng đắc" tức
còn chấp Pháp, như vậy chưa thể nói là tới chỗ cứu cánh được.
0 comments:
Post a Comment