Wednesday, April 16, 2014

AI CẦN CÁM ƠN HƠN?



 Theo quan điểm Phật giáo, nếu không có người nhận thì sẽ không có người cho. Nếu mình không thể cho (vì không có người nhận) thì hạnh bố thí của mình không thành tựu. Hạnh bố thí đứng đầu trong muôn hạnh tu của Phật giáo. Bởi rốt ráo của bố thí là tâm buông xả. Nếu hạnh bố thí không thành tựu thì quả Phật không bao giờ thành tựu. Trên ý nghĩa đó, người cho cần phải cám ơn người nhận. Suy theo lẽ thông thường, ta thấy người cho luôn có cảm giác an vui, nhẹ nhõm còn người nhận thì hầu như ngược lại. Sau cái vui thoáng chốc, phần còn lại là nỗi lo, sự nặng lòng, khắc khoải. Đó là nói người thế gian, còn người tu, khi nhận thì của ai một chút gì thì:
"Nhận người manh áo, miếng cơm
Trả người bằng cả tâm hồn chúng ta"
Trong Luật còn nói, nhận của người cúng thí như đá mài dao. Dao của người càng bén thì đá của mình càng mòn.
Trong mẩu chuyện "NGƯỜI CHO PHẢI CÁM ƠN", người thương gia có duyên được cúng dường cho chúng tăng, được hoan hỷ thọ nhận, cho dù ông cúng thí với tâm vô cầu thì công đức của ông cũng vô lượng, cần gì phải đòi hỏi thêm lời cám ơn?
Bởi chính vì ông là một thương gia lớn, cũng thường cúng dường ủng hộ Tam Bảo nên dễ sanh tâm kiêu mạn, do vậy Thiền sư Seisetsu cố tình làm vậy để cảnh tỉnh ông. Còn thông thường, khi nhận cúng dường, chư tăng cũng có đôi lời tùy hỷ. Tuy nhiên, người Phật tử cũng nên lưu ý tâm mình khi bố thí cúng dường...
***