Cư dân ở vùng Giang Tô, Nhuận Châu chuyên nghề đánh cá sinh nhai. Họ sống bằng nghề sát sinh như thế đã nhiều đời, tập nhiễm thành tính ác. Mỗi ngày, mọi người đều bắt ếch, bắt ốc, chài cá làm thức ăn, người lớn dạy trẻ em biết cầm dao để chặn bắt ếch. Người dân vùng này lấy sát sinh làm sở trường, đồng thời nuôi dưỡng, dạy dỗ con cháu như thế.
Nhưng lạ một điều là trong vùng lại có một bà lão họ Khổng, tính thương người thương vật, tuổi đã 70 vẫn còn lao nhọc dệt vải kiếm sống qua ngày và dành tiền mua vật phóng sinh. Bà thường khuyên mọi người giảm bớt việc sát sinh hại vật, đem hết khả năng của mình cứu loài vật được đến đâu hay đến đó. Bà nói: “Hãy tránh giết loài trùng, kiến, ốc, nhái... Chớ cho đó là việc thiện nhỏ. Mọi người cần phải có tâm từ bi, thương xót mạng sống loài vật chung quanh. Nếu người trong thôn này cứ mãi sát sinh hại vật, thì mai sau ắt không tránh khỏi quả báo nặng nề.”
Đời vua Càn Long, sáng ngày mùng 9 tháng 9 năm Ất Dậu, bờ đê sông Hoàng Hà bị sạt lở, nước tuôn tràn vào những vùng lân cận, gây tai họa khủng khiếp, trong đó có thành Nhuận Châu. Cả thành Nhuận Châu đều bị chìm trong biển nước. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò... vô số kể đều chịu chung số phận nước cuốn trôi. Người, vật chết nổi phình lên giữa biển nước mêng mông, không biết đâu là bờ.
Trước đó một ngày, người trong thôn nhìn thấy Khổng bà bồng đứa cháu nhỏ trong nhà đi đến ngôi chùa trên núi cao, vào điện lễ Phật rồi xin ở lại qua đêm. Nhờ vậy, bà thoát được tai nạn hãi hùng này. Phải chăng, chính nhờ lòng nhân từ, yêu thương loài vật của bà Khổng đã giúp bà được an lành không phải chịu chung quả báo khủng khiếp của cả vùng?
Nhưng lạ một điều là trong vùng lại có một bà lão họ Khổng, tính thương người thương vật, tuổi đã 70 vẫn còn lao nhọc dệt vải kiếm sống qua ngày và dành tiền mua vật phóng sinh. Bà thường khuyên mọi người giảm bớt việc sát sinh hại vật, đem hết khả năng của mình cứu loài vật được đến đâu hay đến đó. Bà nói: “Hãy tránh giết loài trùng, kiến, ốc, nhái... Chớ cho đó là việc thiện nhỏ. Mọi người cần phải có tâm từ bi, thương xót mạng sống loài vật chung quanh. Nếu người trong thôn này cứ mãi sát sinh hại vật, thì mai sau ắt không tránh khỏi quả báo nặng nề.”
Đời vua Càn Long, sáng ngày mùng 9 tháng 9 năm Ất Dậu, bờ đê sông Hoàng Hà bị sạt lở, nước tuôn tràn vào những vùng lân cận, gây tai họa khủng khiếp, trong đó có thành Nhuận Châu. Cả thành Nhuận Châu đều bị chìm trong biển nước. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò... vô số kể đều chịu chung số phận nước cuốn trôi. Người, vật chết nổi phình lên giữa biển nước mêng mông, không biết đâu là bờ.
Trước đó một ngày, người trong thôn nhìn thấy Khổng bà bồng đứa cháu nhỏ trong nhà đi đến ngôi chùa trên núi cao, vào điện lễ Phật rồi xin ở lại qua đêm. Nhờ vậy, bà thoát được tai nạn hãi hùng này. Phải chăng, chính nhờ lòng nhân từ, yêu thương loài vật của bà Khổng đã giúp bà được an lành không phải chịu chung quả báo khủng khiếp của cả vùng?